Hồ Thị Kim Thoa bị bắt hay bị bắt cóc?

Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=ntddzostEnU

Từ nhiều ngày trước, một nguồn tin trên facebook cho biết Bà Hồ Thị Kim Thoa nguyên là Thứ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam (2010 – 2017) đã bị bắt từ Paris Pháp và chờ dẫn độ về Việt Nam. Việt nam và Pháp đã có Hiệp ước dẫn độ. Mạng xã hội bùng phát thông tin này, nhưng thực hư ra sao thì cần phải kiểm chứng mới rõ. Tại họp báo thường kỳ chiều 19/11, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng trước thông tin này. Theo đó, khi được yêu cầu xác minh về việc thông tin nói rằng bà Hồ Thị Kim Thoa đã bị bắt ở Pháp và có thể bị dẫn độ về Việt Nam, người phát ngôn Bộ Ngoại giao khẳng định: “Tôi không có thông tin về việc bà Hồ Thị Kim Thoa bị bắt giữ tại Pháp”.

Lâu nay các kênh phát ngôn của ĐCS Việt Nam như báo đài hoặc cơ quan phát ngôn của Bộ Ngoại Giao luôn được xem như là kênh thông tin chính thức, tuy nhiên độ chính xác những thông tin từ miệng chính quyền đưa ra lâu nay được người dân đặt câu hỏi to tướng. Bởi thực tế, cơ quan ngôn luận của ĐCS cũng nói dối không khác nào những tin vịt trôi nổi trên mạng xã hội, vì thế người ta không ai biết phải tin phía nào.

Lấy bài học vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, lúc đó mạng xã hội cũng rộ lên Trịnh Xuân Thanh bị bắt, sau đó Bộ Ngoại Giao Việt Nam bác bỏ thông tin nhưng cuối cùng hóa ra chính quyền Hà Nội bắt cóc Trịnh Xuân Thanh thật. Nên lắm khi người dân lại tin mạng xã hội hơn là thông tin từ phía chính quyền.

Hồ Thị Kim Thoa

Điều 16 trong hiệp định dẫn độ giữa Việt nam và Pháp có quy định rằng trong trường hợp khẩn cấp, các cơ quan có thẩm quyền của bên yêu cầu có thể yêu cầu bắt khẩn cấp người bị yêu cầu dẫn độ. Tuy nhiên, không phải cứ bị bắt khẩn cấp là sau đó đương nhiên sẽ bị dẫn độ về nước.

Hiệp định về dẫn độ giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà Pháp, tuy được ký kết hồi năm 2016 (ngày 6/9/2016 tại Hà Nội), nhưng mãi đến đầu tháng 5 năm nay 2020 mới bắt đầu có hiệu lực.

Bộ Công An nói gì?

Ngày 17/11, Chánh văn phòng, người phát ngôn của Bộ Công an, Tô Ân Xô cho biết Bộ không nhận được thông tin chính thức về việc bà Hồ Thị Kim Thoa bị bắt và sẽ sớm được dẫn giải về Việt Nam, nên chưa xác nhận nguồn tin là đúng hay sai.

Về nguyên nhân bà Thoa trốn sang Pháp thì điều đó ai cũng biết. Sau khi chính quyền CS kỷ luật ông Vũ Huy Hoàng sếp của bà Thoa thì ngày 28/7/2017 bà Thoa nộp đơn xin nghỉ hưu sau khi bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương kỷ luật khiển trách về mặt Đảng. Và sau khi được Bộ Công Thương chính thức ban hành quyết định cho nghỉ hưu và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội từ ngày 1/9/2017, bà Thoa đã sang Pháp sinh sống.

Các điều kiện pháp lý mà Hiệp định dẫn độ Việt – Pháp yêu cầu, đã được thực hiện trong thời gian qua, chẳng hạn như ngày 10/7/2020 Cơ quan cảnh sát điều tra ra quyết định khởi tố bà Thoa về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí. Đến ngày 13/7, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra quyết định truy nã bà Thoa. Sau đó, Việt Nam cũng đã gửi lệnh truy nã lên Interpol quốc tế. 

Qua các bước chuẩn bị của Bộ Công An, điều đó cho thấy họ có chuẩn bị bắt bà Thoa dẫn độ về Việt Nam. Khả năng là Bộ Công An và Bộ Ngoại Giao Việt Nam được lệnh không tiết lộ thông tin.

Người phát ngôn Bộ Ngoại Giao phủ nhận tin bà Hồ Thị Kim Thoa bị bắt

Tại Việt Nam, sếp cũ của bà Thoa là ông Vũ Huy Hoàng bị truy tố về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí, theo khoản 3 điều 219 Bộ luật Hình sự 2015, mức án 10-20 năm tù. Cùng tội danh là ông Phan Chí Dũng, nguyên Vụ trưởng Công nghiệp nhẹ (Bộ Công Thương). Bà Thoa là cánh tay đắc lực cho ông Hoàng, nếu bị bắt tội bà cũng không hề nhẹ nên bà đã trốn. Nhưng cái điều bà Thoa không ngờ là bà lại trốn tại một nước có ký với Việt Nam hiệp định dẫn độ nên khả năng bà Thoa bị bắt là rất cao.

Có khả năng bài Thoa bị bắt cóc không?

Trước thềm đại hội 13, cánh Nguyễn Phú Trọng đem những người thuộc phe ông Nguyễn Tấn Dũng xử rốt ráo để chốt nhân sự là điều khó tránh khỏi. Từ những vụ xử như vậy việc loại bỏ đối thủ cùng phe cánh với Vũ Huy Hoàng cũng dễ dàng hơn. Đó là lý do tại sao Đinh La Thăng và Trịnh Xuân thanh cũng bị lôi ra xử trong giai đoạn này. Và vụ án Vũ Huy Hoàng và bà Hồ Thị Kim Thoa cũng cần phải xử cho thật sớm. Tuy nhiên nếu bắt dẫn độ thì chắc chắn thủ tục nhiêu khê và thời gian hoàn thành thủ tục dẫn độ kéo dài.

Điều 3 của Hiệp định nêu ra các trường hợp bắt buộc từ chối dẫn độ, chẳng hạn như: Thứ nhất, đối với các tội phạm được Pháp xác định là tội phạm chính trị hoặc hành vi liên quan đến tội phạm chính trị; Thứ nhì, Pháp có lý do xác đáng để cho rằng việc dẫn độ được yêu cầu nhằm mục đích truy tố hoặc trừng phạt một người vì lý do chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch hoặc chính kiến; Thứ ba, trong trường hợp người bị yêu cầu dẫn độ sẽ bị xét xử bởi một tòa án không đáp ứng các bảo đảm cơ bản về thủ tục; Thứ tư, trong trường hợp hình phạt có thể bị áp dụng theo pháp luật của bên yêu cầu về những hành vi bị yêu cầu dẫn độ là tử hình, trừ trường hợp bên yêu cầu cung cấp đảm bảo chắc chắn rằng hình phạt tử hình sẽ không bị áp dụng, tuyên án hay thi hành.

Hồ Thị Kim Thoa và Trịnh Xuân Thanh

Đó là các trường hợp bắt buộc từ chối dẫn độ, ngoài ra còn có ác trường hợp có thể từ chối dẫn độ (theo Điều 4 của Hiệp định), chẳng hạn như vì những lý do nhân đạo, trong trường hợp việc chuyển giao người bị yêu cầu dẫn độ có thể gây ra cho người đó những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, chủ yếu do tuổi tác hoặc tình trạng sức khỏe. Nói chung có rất nhiều điều khoản quy định chính phủ Pháp từ chối dẫn độ trong đó có vấn đề sức khỏe là một ví dụ. Mà như ta biết việc chạy một hồ sơ sức khỏe để chứng minh trước tòa án Pháp rằng, bà Thoa không đủ điều kiện để bị dẫn độ về nước là hoàn toàn có thể. Vậy nên để bắt được bà Thoa về nước quy án một cách nhan chóng thì bắt cóc vẫn là một trường hợp mà Hà Nội có thể tính đến.

Hồ Thị Ki Thoa phạm tội gì?

Kim Thoa đang sống tại Paris, thủ đô nước Pháp từ lúc bị Việt Nam phát lệnh khởi tố để điều tra về tội “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí“. Đây là vụ việc liên quan đến vi phạm xảy ra tại Tổng công ty Bia rượu, nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) làm thất thoát 2.700 tỉ đồng và bà Thoa cũng bị truy nã từ tháng 7.

Cụ thể, ngày 10/7 Bộ Công an Việt Nam ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú và Lệnh khám xét về hành vi trên đối với bà Thoa và cựu Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng. Tuy nhiên, cơ quan công an đã tạm đình chỉ phần vụ án với bà Thoa vì xác định bị can đã bỏ trốn, khi nào bắt được sẽ tiếp tục xử lý theo quy định. Được biết  bà Kim Thoa đang đi du lịch Pháp, trong đó có ghé trung tâm thiền tập Làng Mai, Pháp.

Báo chí đưa tin lệnh truy nã Hồ Thị Kim Thoa

Sau khi nghe tin khởi tố, bà Thoa đã ở lại Pháp bằng visa du lịch. Hồi giữa tháng 7 năm nay, Bộ Công an cho biết, khi cảnh sát điều tra đã xác định bà Thoa đã ra nước ngoài thì đã xúc tiến các thủ tục tương trợ tư pháp với Interpol ra lệnh quốc tế, kế hoạch là sẽ phối hợp với cảnh sát nước bạn để bắt bị can về nước. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia về tình hình chính trị trong và ngoài nước thì giữa Việt Nam và Pháp đã có hiệp định dẫn độ nên nhiều luồng ý kiến cho rằng việc bắt bà Thoa sẽ dễ dàng hơn so với vụ Trịnh Xuân Thanh ở Đức hồi năm 2017.

Bộ Công An cho biết Khi nào bắt được bị can Hồ Thị Kim Thoa sẽ tiến hành phục hồi điều tra và xử lý theo quy định của pháp luật. iều này có nghĩa là hồ sơ truy tố bà Hồ Thị Kim Thoa đã được Bộ Công An chuẩn bị kỹ rồi, việc cuối cùng là bắt người về quy án mà thôi.

Bà Hồ Thị Kim Thoa là ai, bà có xin tị nạn tại Pháp không?

Dư luận về việc bắt bà Thoa khá đa chiều. Có người cho rằng Pháp hay những quốc gia khác không phải là nơi chứa chấp cho quan tham Việt Nam lánh nạn nên cần phải bắt bà Thoa về quy án. Số khác cho rằng việc bắt giữ bà Thoa cần đúng luật pháp quốc tế chứ không nên ‘bắt cóc’, nhất là khi giữa Pháp và Việt Nam có hiệp định dẫn độ. Bà từng là Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện Quang và gắn bó với công ty này 18 năm. Khi nắm giữ chức vụ Thứ trưởng, bà Thoa vẫn là cổ đông lớn của Công ty cổ phần Bóng đèn Điện Quang khi có trong tay 1.161.446 cổ phiếu DQC, tương đương với 5,30% vốn. Theo đó, năm 2010, khi bà Thoa được bổ nhiệm chức vụ Thứ trưởng tại Bộ Công Thương thì ghế Chủ tịch và Tổng Giám đốc Bóng đèn Điện Quang được bàn giao lại cho em trai bà là ông Hồ Quỳnh Hưng cho đến nay. Bà Hồ Thị Kim Thoa cũng là Chủ tịch đầu tiên của Hiệp hội Nữ doanh nhân Việt Nam. Năm 2016, bà từng lọt top những người phụ nữ giàu nhất Việt Nam năm 2016. Năm 2017, ái nữ của bà Thoa là bà Nguyễn Thái Nga (sinh năm 1984) là 8X duy nhất lọt top 15 người phụ nữ giàu nhất Việt Nam với tổng tài sản là 394 tỷ đồng. Bà Nga hiện giữ vị trí Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện Quang.

Vũ Huy Hoàng và Hồ Thị Kim Thoa thời đỉnh cao quyền lực

Rõ ràng bà Nga là một đại gia rất nhiều tiền, nhưng có một điều lạ là cho đến nay người ta chưa hề có bằng chứng nào về việc bà mua quốc tịch nước ngoài, mặc dù bà có dư khả năng làm điều đó. Và cũng không có thông tin nào cho biết bà nộp đơn xin tị nạn tài nước Pháp, mặc dù bà hoàn toàn có thể làm điều đó. Thông qua báo chí cho đến bây giờ bà Thoa ở lại Pháp bằng visa du lịch. Như vậy khi visa hết hạn thì bà lại trở thành một ngượi di trú bất hợp pháp. Một kẻ từng doanh nhân, và sang lĩnh vực chính trị chẳng lẽ bà Thoa không biết ở lại bằng Visa du lịch là không an toàn sao? Trong khi đó trường hợp bà Đặng Thị Hoàng Yến thì lại mua được quốc tịch Mỹ. Có lẽ cần phải bắt được bà Thoa thì mọi việc sẽ rõ. Cần phải chờ xem diễn biến tiếp theo.

Nguyễn Duy – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh ra tòa, Hoàng Trung Hải có vượt qua Đại hội 13?

>>> Bà Hồ Thị Kim Thoa có bị dẫn độ từ Pháp về hay không?

>>> Facebook bị chất vấn vì ‘cúi mình’ trước chính phủ Việt Nam

Việt Nam đe dọa đóng cửa Facebook

Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT


Kasse animation 7.8.2023