Kiện tụng bầu tổng thống Mỹ – Kẽ hở hệ thống có giúp Trump đảo ngược thế cờ?

Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=UQEoXAVWoBY

Nước Mỹ đang trong tình thế đặc biệt. Cuộc bầu cử tổng thống 2020 kết thúc. Theo kết quả sơ bộ, ứng viên Dân Chủ Joe Biden đắc cử.

Ứng viên Donald Trump, tổng thống sắp mãn nhiệm, liên tục phủ nhận thất bại, cáo buộc nhiều gian lận trong bỏ phiếu, nhưng không đưa bằng chứng.

Liệu phe Cộng Hòa còn cơ hội đảo ngược tình thế ?

Trang mạng Le Monde hôm nay 12/10/2020, có đăng tải bài phân tích của bà Eleonora Bottini, giáo sư về luật công, Đại học Caen Normandie, Pháp, nhấn mạnh đến kẽ hở của hệ thống chính trị Mỹ mà phe của tổng thống Donald Trump có thể khai thác.

Trong bài phân tích mang tựa đề « Các khiếu kiện của Trump lên Tối Cao Pháp Viện nhằm xác định định chế nào là nơi phân xử các tranh chấp liên quan đến bầu cử Mỹ », giáo sư luật Eleonora Bottini ghi nhận « một không khí căng thẳng gần như chưa từng thấy trong lịch sử chính trị Mỹ », khi tổng thống sắp mãn nhiệm kiên quyết không rời bỏ quyền lực, bất chấp khoảng cách về phiếu bầu đại cử tri rất lớn, và việc đảo ngược tình thế được coi là rất ít có khả năng xảy ra.

Phe của tổng thống Trump ngay từ trước bầu cử đã tiến hành hàng loạt vụ kiện lên tư pháp để phản đối thể thức bầu cử tại các bang. Trong đa số các vụ kiện trước ngày bầu cử 03/12/2020, tư pháp Hoa Kỳ đã không chấp nhận đòi hỏi của phe Cộng Hòa.

Các thẩm phán liên bang đã chấp thuận việc bỏ phiếu qua thư tại Pennsylvania (mà tỉ lệ cử tri ủng hộ ông Joe Biden rất lớn qua con đường này, được coi là quyết định cho thắng lợi của ứng viên Dân Chủ). Tòa Án Tối Cao của bang Texas cũng cho phép bỏ phiếu qua các trạm bưu điện.

Tòa Án Tối Cao của Pennsylvania cũng cho phép chấp nhận phiếu bầu qua thư, được gửi đến 4 ngày sau ngày bầu cử, với điều kiện thư gửi đóng dấu bưu điện ngày 03/11/2020.

Hai giải pháp

Hiện tại, phe Cộng Hòa tiếp tục tiến hành nhiều vụ khiếu kiện tại các bang, và khiếu nại cũng được gửi lên Tối Cao Pháp Viện Liên Bang. Theo giáo sư Eleonora Bottini, hệ thống chính trị hiện nay của Hoa Kỳ có những khoảng trống và vùng mờ, mà bên phản đối có thể khai thác.

Ảnh: Kết quả kiểm phiếu cho đến ngày 13-11 cho thấy Biden bỏ quá xa Donald Trump.

Hệ thống chính trị dân chủ pháp quyền của mỗi quốc gia không phải là một cỗ máy hoàn hảo có sẵn, chỉ cần áp dụng để vận hành, mà là sản phẩm của các quá trình lịch sử, khác biệt tùy theo quốc gia, địa phương.

Tam quyền phân lập, sự phân biệt giữa « lĩnh vực tư pháp » và « lĩnh vực chính trị » không phải lúc nào cũng rạch ròi.

Trước hết, chuyên gia Pháp nhấn mạnh đến hai giải pháp cho vấn đề kiểm soát bầu cử, trong lịch sử các quốc gia dân chủ.

« Giải pháp thứ nhất » là dành cho các định chế dân cử quyền phân xử cuối cùng.

Đây là các trường hợp như ở xứ Anh (thuộc Vương quốc Liên Hiệp Anh và Bắc Ailen) hay Pháp thời cận đại.

Ví dụ như vào thế kỷ XVII, các cơ quan dân cử Anh (Nghị Viện) nắm quyền ra quyết định cuối cùng, với mục tiêu là để chống lại can thiệp từ phía Hoàng gia.

Rốt cuộc giải pháp này đã bị từ bỏ tại Anh và Pháp, nhưng vẫn được bảo lưu tại một số nước như Ý, Bỉ và Luxembourg, nơi quyền phán xử cuối cùng về các tranh chấp bầu cử thuộc thẩm quyền của « lĩnh vực chính trị ». 

Việc các cơ quan dân cử ra phán quyết về các tranh chấp bầu cử dần dần bị coi như là hành động « vừa đá bóng, vừa thổi còi ». Hiến pháp của nền đệ ngũ Cộng Hòa Pháp đã dành cho Tòa Bảo Hiến vai trò phân xử các tranh chấp liên quan đến bầu cử quốc gia. Đây chính là « giải pháp thứ hai », tức kiểm soát bầu cử về pháp lý, giải pháp được đại đa số các quốc gia dân chủ hiện nay lựa chọn. 

Không giải pháp nào ưu việt hơn hẳn

Tư pháp độc lập dường như được coi là giải pháp hữu hiệu nhất để tránh xảy ra tình trạng « cáo canh chuồng gà », theo diễn đạt của thẩm phán Mỹ John Paul Stevens (thành viên Tối Cao Pháp Viện Mỹ từ 1975 đến 2020).

Tuy nhiên, theo giáo sư luật Eleonora Bottini, cả hai giải pháp nói trên đều không phải là toàn hảo, và đều có thể bị phê phán dưới góc độ này hay góc độ khác.

Ảnh: Tổng Thống Trump xuất hiện tại Tòa Bạch Ốc lần đầu tiên sau ngày bầu cử.

Nhiều thách thức đặt ra với giải pháp dành cho tư pháp quyền ra quyết định cuối cùng về khiếu nại bầu cử. Ví dụ như, các thẩm phán dựa trên « nguyên tắc hợp thức dân chủ » nào để ra phán quyết về quyết định của toàn dân thông qua phiếu bầu.

Liệu có thể phó thác quyền phán xét về các cuộc bầu cử – vấn đề cốt lõi của một nhà nước pháp quyền – vào tay một số thẩm phán, rất có thể có quan điểm thiên vị ?

Nguyên tắc phân chia quyền lực trong một nhà nước dân chủ pháp quyền không đủ để đưa ra giải pháp thuyết phục hoàn toàn.

Hiến pháp Mỹ không quy định rõ

Về quyền phân xử tranh chấp liên quan đến bầu cử tổng thống, nước Mỹ có lựa chọn riêng. Hiến pháp Hoa Kỳ về cơ bản dành cho Quốc Hội lưỡng viện quyền quyết định cuối cùng về kết quả bầu cử thượng nghị sĩ, hạ nghị sĩ.

Quy định này thoạt tiên có mục tiêu củng cố nguyên tắc Liên bang chống lại một số chính quyền bang không muốn nhường quá nhiều thẩm quyền cho Nhà nước Liên bang.

Trên thực tế, quy định khá chung chung trong Hiến pháp đã không cản trở việc các đảng phái địa phương kiện lên các tòa án địa phương và liên bang.

Riêng về bầu cử tổng thống, theo giáo sư luật Eleonora Bottini, Hiến pháp Mỹ hoàn toàn im lặng. Thực tế này tạo nên một tình trạng không rõ ràng, một hệ thống cho phép cả hai giải pháp song hành tồn tại, và để ngỏ cho các thẩm phán khả năng diễn giải quyền hạn của tư pháp, của Tối Cao Pháp Viện, theo cách của mình.

Điểm lại lịch sử, giáo sư luật người Pháp nhấn mạnh là Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ nhìn chung tránh can thiệp vào các tranh chấp được coi là « quá chính trị ».

Ảnh: Hai mươi năm trước, truyền thông đã sớm đưa tin Al Gore thắng cử và trở thành tổng thống tiếp theo của Hoa Kỳ. Sau đó, các hãng tin đã phải rút lại dự đoán của họ, sau khi tối cao pháp viện đã xác định rằng ông George W. Bush thắng cử.

Quan điểm chính thống này có một thay đổi lớn vào năm 1962, khi Tối Cao Pháp Viện lần đầu tiên chấp nhận đưa ra phán xử về các tiêu chuẩn xác định lại các đơn vị bầu cử.

Vụ Tối Cao Pháp Viện ra phán quyết về cuộc bầu cử tổng thống 2000 là một can thiệp vô cùng hiếm hoi. Tòa Án Tối Cao yêu cầu dừng tái kiểm phiếu vào thời điểm đó tại Florida, khiến thắng lợi thuộc về George W. Bush (với chênh lệch phiếu bầu chỉ hơn 500).

Can thiệp này sau đó đã bị rất nhiều chỉ trích, do các thẩm phán Tối Cao Pháp Viện, không đủ « tính chính đáng dân chủ » và thành phần Tối Cao Pháp Viện vào thời điểm đó nghiêng về phe Cộng Hòa.

Tối Cao Pháp Viện từ chối can thiệp và sẽ không có kết quả trước hạn 08/12 ?

Theo giáo sư luật Eleonora Bottini, tình thế hiện nay tại Mỹ « có thể dẫn đến tình trạng Tối Cao Pháp Viện từ chối tiếp nhận các khiếu nại về bầu cử », do không muốn lặp lại tình hình năm 2000.

Và nếu như các tòa án ở các bang cũng từ chối phân xử về các tranh chấp, thì một số chính quyền bang sẽ không thể có được danh sách chính thức các đại cử tri, trước hạn chót, ngày 08/12/2020.

Nếu quá hạn này, theo tu án chính án thứ 12 của Hiến pháp Hoa Kỳ liên quan đến bầu cử, rất ít khi được sử dụng, Hạ Viện sẽ có quyền lựa chọn tân tổng thống.

Trong trường hợp này, quyết định của Hạ Viện không dựa trên số dân biểu, mà theo bang. Hiện tại, nhìn chung, số bang ủng hộ phe Cộng Hòa nhiều hơn phe Dân Chủ. 

Luật Sư Của Trump Đã Rút Khỏi Vụ Kiện Tại Pennsylvania Và Arizona.

Công ty luật lớn tối hôm qua đã rút ra khỏi vụ kiện của ban vận động của Trump tại Pennsylvania tìm kiếm các lá phiếu bầu qua thư bị quăng bỏ, trong vụ giáng đòn mới nhất đối với các nỗ lực của tổng thống nhằm thách thức kết quả bầu cử năm 2020 tại tòa án, theo bản tin của báo The Guardian cho biết hôm Thứ Sáu, 13 tháng 11 năm 2020.

Công ty luật có trụ sở tại tiểu bang Ohio là Porter Wright Morris & Arthur, mà đã nạp đơn kiện hôm Thứ Hai cáo buộc rằng việc dùng các lá phiếu bầu qua thư đã tạo ra “một hệ thống bỏ phiếu hai tầng bất hợp pháp” trong tiểu bang, đã bất ngờ rút ra khỏi vụ kiện đó trong một bản ghi nhớ gửi tới tòa án.

Các nguyên đơn và Porter Wright đã cùng thỏa thuận rằng các nguyên đơn sẽ được phục vụ tốt nhất nếu Porter Wright rút ra,” theo bản ghi nhớ cho biết. Luật sư lãnh đạo vụ kiện là Ronald L Hicks Jr có trụ sở tại thành phố Pittsburgh đã không trả lời liên yêu cầu bình luận. Báo New York Times đưa tin này trước tiên.

Và tại Michigan, một chánh án đã bác bỏ việc ngừng chứng thực các kết quả bầu cử tại khu vực Detroit. Đó là lần thứ ba một chánh án đã bác bỏ để can thiệp vào tòa án Michigan.

Không như hầu hết các vụ kiện bởi ban vận động Trump, nhắm vào lượng phiếu nhỏ bị loại bỏ sẽ không thay đổi kết quả bầu cử, vụ kiện của nhóm luật sự Porter Wright tại Pennsylvania thách thức gần 2.6 triệu lá phiếu được bầu và gửi qua thư, đa số là bởi Dân Chủ.

Họ cáo buộc tổng thư ký tiểu bang Kathy Boockvar về việc “hành động gây tranh cãi và bất hợp pháp” và tìm kiếm lệnh khẩn cấp cấm việc chứng nhận kết quả bầu cử của Pennsylvania.

Với vụ kiện bị ngưng, việc chứng nhận tại Pennsylvania – và cuộc bầu cử chính thức của Joe Biden như là tổng thống – đưa đến bước gần hơn. Theo luật thì kết quả bầu cử của tiểu bang phải được chứng nhận vào ngày 23 tháng 11.

Tin này đến trong lúc liên minh các viên chức liên bang và tiểu bang Hoa Kỳ nói rằng họ không có chứng cứ rằng các lá phiếu đã bị xâm phạm hay bị thay đổi trong cuộc bầu cử tổng thống tuần trước, bác bỏ các tuyên bố không cụ thể của việc gian lận lan tràn trước đó bởi Trump và nhiều người ủng hộ ông.

Biden đã dẫn đầu rất lớn với 5.3 triệu phiếu phổ thông và đang đếm, và ông đang trên đà chiến thắng 306 cử tri đoàn so với 232 của Trump.

Ảnh: Joe Biden là ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ đầu tiên thắng ở Georgia kể từ 1992

Ban tranh cử Trump ngừng theo đuổi vụ kiện bầu cử tại Arizona

Luật sư đại diện phía Tổng Thống Donald Trump tuyên bố không tiếp tục theo đuổi vụ kiện liên quan đến bầu cử tại Arizona, theo nhật báo bảo thủ The Wall Street Journal.

Trong đơn xin rút đơn kiện gởi tòa ngày Thứ Sáu, 13 Tháng Mười Một, Luật Sư Kory Langhofer, đại diện ban tranh cử của tổng thống, viết: “Sau khi kết thúc phiên tòa ngày hôm qua, Thứ Năm, 12 Tháng Mười Một, kết quả của cuộc bầu cử tại tiểu bang cho thấy không cần phải có một phán quyết pháp lý trong vấn đề liên quan đến đại cử tri.”

Như vậy, các luật sư phía ông Trump phải từ bỏ vụ kiện sau khi nhận thấy rằng không thể thay đổi được kết quả cuộc đếm phiếu.

Trong phiên tòa kéo dài suốt hôm Thứ Năm, sau khi không đưa ra được bằng chứng cáo buộc gian lận, Luật Sư Langhofer chuyển mục tiêu không kiện về gian lận bầu cử, mà cáo buộc nhân viên phòng phiếu đã nộp những lá phiếu “lỗi” mà cử tri chưa sửa.

Số lượng những lá phiếu “lỗi” này chưa tới con số 200, do đó, hoàn toàn không thay đổi kết quả cuộc kiểm phiếu.

Tính đến tối Thứ Năm, 12 Tháng Mười Một, Tổng Thống đắc cử Joe Biden dẫn trước người đương nhiệm, Tổng Thống Donald Trump, hơn 11,000 phiếu khi chỉ còn 10,315 phiếu chưa đếm.

Đây là lần thứ hai tính từ năm 1996, một ứng cử viên thuộc đảng Dân Chủ thắng cuộc bầu cử tổng thống tại Arizona, phải nói đây là một sự thay đổi chấn động đối với một tiểu bang thành trì của đảng Cộng Hòa.

Từ ngày bầu cử 3 Tháng Mười Một đến nay, Tổng Thống Donald Trump cùng các cố vấn liên tục cáo buộc gian lận lan tràn và cho rằng có hàng ngàn phiếu bầu bất hợp pháp, đồng thời, đâm đơn kiện ở một loạt tiểu bang nơi ông thua ứng cử viên đảng Dân Chủ Joe Biden.

Đến nay, ban tranh cử của ông Trump cũng như nhóm luật sư của họ chưa đưa ra được bằng chứng đáng kể nào.

Tuy nhiên, hôm Thứ Năm, Bộ Nội An xác nhận cuộc bầu cử năm nay là “an toàn nhất lịch sử Mỹ,” tuyên bố không có bằng chứng bất kỳ hệ thống bỏ phiếu nào bị phá hoại.

Hải Yến – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Joe Biden đắc cử Tổng thống: Kẻ vui mừng, người thất vọng

>>> Tổng Thống Trump có thể ‘chơi’ Trung Quốc một vố trước khi rời Nhà Trắng?

>>> Về vườn, tổng thống Trump sẽ làm gì?

306 Phiếu cho Biden – 232 Phiếu cho Trump, cuộc chiến vẫn tiếp tục

Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT


Kasse animation 7.8.2023