Đồng tâm – tấn thảm kịch bởi cả tin vào Đảng

Link Video: https://youtu.be/E2jDlLrVk9s

Sự kiện Đồng tâm sau phiên tòa có tính chất tru di tam tộc trả thù đẫm máu cả ba thế hệ trong gia đình người Đảng viên Cộng sản Lê Đình Kình, vẫn khiến cho dư luận sục sôi uất hận.

Một người dân ở phố Hàng Bột, Hà nội nêu cảm nghĩ về cụ Lê Đình Kình, với một lời đề nghị rất giản dị: “Hãy đối xử với tôi như một con người!”

Vợ con, họ hàng, người làng Hoành và cả những người từ xa tới gặp Cụ Kình đều khẳng định rằng, Cụ tin Đảng CSVN một cách tuyệt đối.

Cụ Kình tin vào chiến dịch chống tham nhũng. Tất cả những việc Cụ làm: Đoàn kết dân chúng, lập tổ Đồng Thuận là để góp sức vào chiến dịch chống tham nhũng do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khởi xướng. Cụ tin vào cấp trên sáng suốt, công minh. Cụ là một là một nạn nhân điển hình của một đảng viên tin Đảng với niềm tin vô điều kiện.

Dàn tuyên giáo cộng sản với công suất cực lớn, ròng rã, trường kỳ, lặp đi lặp lại những lời lẽ giáo điều dối trá. Văn học, sân khấu, điện ảnh, hội họa, âm nhạc hùa theo bợ đỡ liếm gót giày tuyên giáo. Tiểu thuyết, thi ca, phim ảnh, kịch nghệ, phóng sự đều được đúc ra trong cái khuôn “Hiện thực Xã hội Chủ nghĩa”. Tức là, những nhân vật phản diện thường không phải đảng viên, nếu là đảng viên thường là cấp phó như phó bí thư, phó chủ nhiệm, phó chủ tịch, phó giám đốc, phó khoa, phó phòng. Bọn này thủ ác, cơ hội, tham ô, ngoại tình, bẩn thỉu, đốn mạt, nhếc nhác, bê tha. Nhưng đảng viên cấp trưởng, hoặc cấp cao hơn là những nhân vật chính diện. Họ anh minh sáng suốt, công bằng, nhân văn và luôn xuất hiện đúng lúc, đúng chỗ, chặn bàn tay kẻ ác. Kết thúc có hậu. Người ngay thẳng chiến thắng.

Cụ Kình tin như vậy. Cụ hiểu đất Đồng Sênh. Cụ tin vào sự thật. Cụ tin vào Đảng, vào cấp cao hơn, cao hơn nữa, thậm chí là cao nhất, tối thượng luôn anh minh, sáng suốt, công bằng.

Cụ Kình là một thí dụ điển hình của một đảng viên, nông dân, miền Bắc được kết nạp vào thập kỷ 1950-1960s. Họ lam lũ, thành thật, tận tụy, và gương mẫu. Họ bị nhồi sọ và tẩy não. Họ ít học, ít đọc, ít suy tư. Bữa ăn gia đình trở thành buổi kiểm kiểm đảng viên. Tầm quan sát của họ chưa vượt khỏi lũy tre làng. Tầm tư duy cỡ Thằng Bờm có cái quạt mo.

Cụ Kình đã tin Đảng với một niềm tin sắt đá như người Công giáo tin vào Đấng Cứu Thế. Niềm tin này đã biến Cụ thành nạn nhân bi thương – một bi kịch khổng lồ của giáo điều – Giáo điều đã đẻ ra lớp người như Cụ.

Trong môn học giao tiếp (communication) cho học sinh cuối cấp phổ thông ở Mỹ dạy: Khi đi chơi với bạn, thấy anh ta đá con chó bên đường, ném con chim đang đậu trên cây, hay sỉ nhục, lọc lừa người khác, đừng nghĩ rằng hắn sẽ không sử dụng những hành vi bất hảo với mình.

Ảnh 1: một trong số rất nhiều băng-rôn của người dân Đồng Tâm bày tỏ sự tin tưởng vào chính sách và đường lối của Đảng theo đúng tinh thần của cụ Lê Đình Kình

Khi có cơ hội, hắn sẽ đá mình như đá chó. Hắn sẽ chọi đá vào đầu mình như đã ném chim. Hắn sẽ nguyền rủa, sỉ nhục, lọc lừa mình như đã từng làm với người khác.

Hình như Cụ Kình và những đảng viên khác bận nghiên cứu nghị quyết chi bộ, mà quên học bài học phổ thông, căn bản này. Đảng lừa cụ Kình ra Đồng Sênh rồi cho côn đồ đánh gãy xương đùi. Cụ vẫn tin Đảng. Tin đến mức Đảng dùng súng “nòng to như cổ tay” bắn thẳng vào tim, bắn vào gối đứt gần lìa, rồi cho chó tha xác Cụ đi, mổ phanh thây Cụ để thủ tiêu tang chứng. Nhưng nếu được đội mồ sống lại, biết đâu Cụ vẫn một lòng sắt son với Đảng.

Chẳng cần mất nhiều thời gian tìm tòi. Chỉ nhìn lại vài cách hành xử của Đảng trong thời gian gần đây, các đảng viên có suy ngẫm gì không? Cỡ Nguyễn Bá Thanh, Trần Đại Quang cứ lăn đùng ra chết bất đắc kỳ tử do một bệnh lạ, hay loài virus hiếm. Cỡ Đinh Thế Huynh bỗng chốc thập tử nhất sinh. Lừng lẫy như Đinh La Thăng chỉ trong nháy mắt hóa thân tàn ma dại. Hay như Nguyễn Đức Chung bị sỉ nhục trước quốc dân đồng bào.

Thôi, cứ cho rằng Thăng phạm tội, Chung phạm pháp. Nhưng chẳng lẽ Đảng lại không thể đối xử với Thăng, với Chung tử tế hơn sao? Đảng luôn rao giảng về lòng cao thượng, nhưng ti tiện với Thăng đến mức cha chết, Thăng không được về nhìn mặt cha lần cuối. Đảng rao giảng về lòng nhân ái, về tính nhân văn, nhưng Đảng chà đạp lên tang lễ, hương hồn của những đảng viên lão thành khác chính kiến.

Hương hồn Cụ Kình hãy tỉnh thức. Các đảng viên và những người dân Việt Nam hãy tỉnh thức. Ngồi xuống, đăm chiêu mà mở sách ra, học lại những bài học giản dị, phổ thông, căn bản.

Ảnh 2: năm 2017 ông Lê Đình Kình bị nhà nước lừa ra cánh đồng Sênh đánh gãy chân và khi ông xuất viện trở về được dân làng Đồng tâm mừng đón kính trọng như một lãnh tụ tinh thần

Ném mớ lý thuyết giáo điều tối nghĩa Mác – Lê vào thùng rác, bởi đó là lời của kẻ mắc chứng hoang tưởng bị hại.

Ai cũng có thể hiểu rằng Đảng đã nhào nặn về nguyên nhân cái chết của Bá Thanh và Đại Quang thì Đảng sẽ điếm đàng với chính mình. Đảng dùng côn đồ phá thối những đám tang của những đảng viên khác, thì đám tang của mình cũng cùng số phận.

Đảng ập vào phòng ngủ đảng viên Lê Đình Kình lúc nửa đêm về sáng, thì Đảng cũng chúi mũi vào phòng ngủ mình. Đảng dùng súng nòng to như cổ tay, bắn nát tim đảng viên Kình, thì Đảng cũng sẽ bắt vỡ tim mình như vậy. Đảng cho chó tha xác đảng viên Kình, thì Đảng cũng cho chó tha xác mình như vậy.

Đảng bắt Ủy viên Bộ Chính trị Đinh La Thăng như cách người ta đi bắt lợn, trói chặt, rồi lôi ra khỏi chuồng. Trước tòa Thăng thảng thốt lời kêu cứu: “Hãy đối xử với tôi như một con người!”

Hỡi chín mươi triệu công dân Việt Nam, có bao nhiêu là người bao nhiêu là lợn? Bạn tự trả lời.

Đôi dòng như nén tâm nhang gởi tới hương hồn Cụ Kình.

Phạm Dân, Hàng Bột – Hà Nội

Ở một góc nhìn khác, Tiến sỹ Tô Văn Trường đặt câu hỏi, liệu có một thế lực nào đó cố tình gây ra vụ xử này để gây chia rẽ sâu sắc giữa nhân dân và giới cầm quyền, làm giảm sức đề kháng của Việt Nam trước sức ép bá quyền của Trung Quốc trong một thế giới đang xung đột, để phân bố lại ảnh hưởng.?

Người dân am hiểu pháp luật, ngạc nhiên là phiên toà quan trọng như vậy mà thiếu 2 nội dung quan trọng nhất: nhân chứng và thực nghiệm hiện trường.” Ts Tô Văn Trường nêu vấn đề.

Lẽ nào các chiến sỹ trực tiếp tham gia vụ tấn công làng Hoành lại không ra toà làm nhân chứng, khẳng định hành vi phạm tội của các bị cáo và chứng minh sự đúng đắn của việc phải nổ súng tiêu diệt cụ Kình, cũng như tận mắt chứng kiến các đối tượng đổ xăng đốt 3 chiến sỹ công an ngã hố.

Ảnh 3: Cựu bí thư thành ủy Đà nẵng, ông Nguyễn Bá Thanh đang được chữa trị tại Trung tâm Y tế Đại học Washington sau khi bị đầu độc chất phóng xạ ARS đã tiến triển thành ung thư máu bạch cầu cấp vào cuối năm 2014, ông được đưa về Việt nam vào tháng 1 năm 2015 và chết sau đó 1 tháng

Lẽ nào để xác định được nguyên nhân kết tội lại bỏ qua thực nghiệm hiện trường xem liệu có khớp với lời khai của các bị cáo hay không (phải trọng chứng hơn trọng cung chứ, đấy là chưa kể bị ép cung hay nhục hình)! 

Trong số các bị can nói lời sau cùng, theo tường thuật của giới luật sư tham dự phiên tòa, có 2 người không nhận tội như bản cáo trạng, đặc biệt là bà Bùi Thị Nối, một nông dân ít học, lam lũ, con nuôi ông Lê Đình Kình khi phát biểu rất điềm tĩnh, minh mẫn đến lạ thường:

Bà nói: Bố tôi đã 58 tuổi đảng, trong giữa thời bình này lại phải hy sinh với ba đồng chí khác. Bốn đồng chí hy sinh giữa lúc thế giới thanh bình, như có chiến tranh và không phải chết bởi kẻ thù. Như tôi đây, một vết đạn bắn vào ngực, đau lắm, nhưng tôi không chết. Và tôi chỉ mong chúng ta sẽ có một lựa chọn sáng suốt, một con đường mới, tốt đẹp hơn vv…”.

Nói đến tầng lớp nông dân Việt Nam, tôi nhớ trước đây có lần đàm đạo riêng với nhà nghiên cứu Việt Phương, để rồi rút ra kết luận về 10 cái nhất:

Cống hiến nhiều nhất.

Hy sinh lớn nhất.

Hưởng thụ ít nhất.

Được giúp kém nhất.

Bị đè nén thảm nhất.

Bị tước đoạt nặng nhất.

Cam chịu lâu dài nhất.

Tha thứ cao cả nhất.

Thích nghi tài giỏi nhất.

Năng động cả tin nhất“.

Nói đến chuyện tòa án, ở nước ngoài, người ta tôn trọng nguyên tắc suy đoán vô tội, nguyên tắc tranh tụng bình đẳng, công khai giữa các bên. Ở ta thì Chánh tòa chủ trì xét xử có quyền đuổi luật sư ra khỏi phiên tòa. Ở nước ngoài, quan tòa chỉ là người ngồi xem bên buộc tội (cơ quan truy tố) và bên gỡ tội (luật sư) tranh luận. Bên thắng là bên có lý lẽ, có chứng cớ thuyết phục, buộc bên thua phải thừa nhận. Khi đó quan tòa giở điều luật ra áp dụng.

Ảnh 4: bà Bùi Thị Nối, con nuôi ông Lê Đình Kình phát biểu trong phiên tòa

Bồi thẩm đoàn ở các nước là những cá nhân lựa chọn ngẫu nhiên trong dân chúng sẽ bỏ phiếu biểu quyết.

Bồi thẩm đoàn, cũng hoàn toàn khác với hai vị hội thẩm nhân dân của ta, họ không ngồi chung với Chánh án và số lượng thành viên phải đủ lớn, bỏ phiếu kín sau khi nghe tranh biện để đảm bảo tính khách quan.

Bồi thẩm đoàn bỏ phiếu chỉ xác định có tội hay không có tội. Quan toà chỉ áp mức hình phạt do luật định khi bị cáo bị phán quyết có tội. Bản chất của những nguyên tắc tố tụng kể trên xuất phát từ bản chất chân thực: “nhà nước của dân, do dân và vì dân”. Khi nhân dân (ở đây là bồi thẩm đoàn) nói một người vô tội là họ vô tội.  

Nước ta đã thực hiện cải cách tư pháp hơn 10 năm rồi, một số nguyên tắc tố tụng tiến bộ của nhân loại đã được tiếp thu và ghi trong pháp luật tố tụng. Nhưng oan nghiệt thay kẻ chấp pháp đã ngồi xổm lên nó.

Trong đạo làm người, thì đạo lý và pháp lý là 2 trụ cột căn bản để phân biệt cảnh giới tiến hóa của mỗi cá nhân. Trớ trêu thay, có không ít kẻ khoác áo quan nhân chỉ lo cho “cái ghế” của mình, đã cố tình không hiểu pháp lý, mà còn chẳng biết đạo lý là gì khiến cho tấm gương “phụ mẫu” hoen ố, chính sự phiền hà, lòng dân ly tán.

Nếu những người cầm quyền (các thẩm phán chỉ là người thực hiện ý chí của họ) tiếp tục phạm sai lầm, cố tình kết tội bằng được dù không có đủ căn cứ xác đáng để khỏa lấp sai lầm của mình, thì vụ án sẽ không bao giờ có thể kết thúc được, kể cả sau khi thi hành án.

Nhân dân thấy công lý bị chà đạp công khai, càng thêm mất lòng tin tưởng vào nhà cầm quyền, dù là lập pháp, hành pháp, tư pháp. Để mất lòng tin vào đảng lãnh đạo, nhất là năng lực giải quyết đúng đắn mối quan hệ với dân. Đó là thất bại lớn, rất lớn của cả hệ thống chính trị, vượt ra khỏi mọi sự tính toán của những người cầm quyền.” Tiến sỹ Tô Văn Trường nêu nhận định.

Ảnh 5: Đại diện Viện kiểm sát tại phiên tòa có Lại Việt Đông (bên phải) và Đỗ Hoàng Giang (bên trái)

Tiến sỹ Nguyễn Quang A thì vắn tắt hơn, ông viết: “MỘT NỀN TƯ PHÁP THỐI NÁT

1 là – CÔNG AN:

– Công  an vi phạm pháp luật: đang đêm vào nhà dân mà không có quyết định khẩn cấp của cơ quan chức năng theo đúng trình tự pháp luật, vi phạm nghiêm trọng Hiến pháp về quyền bất khả xâm phạm nhà ở (giữa tháng 1-2020 tôi đã có stt. nói rằng bọn xâm phạm trái phép nhà ở có thể bị chủ nhà dùng “bom nguyên tử” tiêu diệt vẫn hợp pháp, nói chi đến mấy cái gậy và dao). Tức là CA đã phạm pháp ngay từ đầu (bây giờ họ tự nhận là theo kế hoạch đã được Lâm-Chung duyệt);

– Điều tra: bậy bạ, viết ra những điều không thể xảy ra (châm lửa vào chậu xăng đổ xuống hố); ép cung, tra tấn, đánh đập,…

– Không cho luật sư tiếp cận đến toàn bộ hồ sơ điều tra (các băng ghi hình, và vài hồ sơ khác) tức là vi hạm trắng trợn luật tố tụng hình sự.

2 là – VIỆN KIỂM SÁT:

– Không đáp ứng những yêu cầu hợp pháp của các luật sư về tiếp cận hồ sơ.

3 là – TOÀ ÁN:

– Vi phạm trắng trợn luật như không cho luật sư tiếp xúc với thân chủ (chỉ sau khi các luật sư công khai phản đối và cả thế giới biết thì mới buộc phải tuân theo luật một chút);

– Dùng tài liệu (video do an ninh dàn dựng) không có trong hồ sơ để giả làm bằng chứng hay làm tài liệu ảnh hưởng đến diễn biến của phiên toà. Một kiểu “sáng tạo” quái gở chưa từng thấy trong lịch sử toà án.

– Vi phạm bản thân luật tố tụng hình sự do chính ĐCSVN đặt ra trong rất nhiều khía cạnh, nhất là TRỌNG CHỨNG hơn trọng Cung và suy đoán VÔ TỘI

4 là – BÁO CHÍ CỦA ĐCSVN:

– Thay vì phải phân biệt rạch ròi hai loại bài a) phản ánh sự thật, và b) đưa bình luận (chủ quan của chuyên gia) thì báo chí Trọng-Thưởng đóng vai QUAN TOÀ luôn và luôn lặp lại ý kiến của Bộ Công an như con vẹt.

Tất cả chuyện này chỉ thay đổi nếu chế độ công an trị của Trọng-Thưởng-Lâm-Chung, những người chủ mưu thực sự của vụ thảm sát Đồng Tâm và vẽ ra phiên toà ô nhục này để lấp liếm tội ác của chúng, chấm dứt.”

Tiến sỹ Nguyễn Quang A khẳng định.

Ảnh 6: Khuôn mặt đầy vết thương của ông Lê Đình Công trên VTV (bên phải) và điều tra viên Phạm Việt Anh (bên trái), người mà ông Lê Đình Công khai rằng đã dùng dùi cui đánh ông suốt mười ngày như một. Tổng cộng có 19 người dân Đồng Tâm cho biết rằng họ đã bị đánh đập ép cung, tuy nhiên Tòa bác bỏ với một câu đơn giản là “không có cơ sở”

Hoàng Lan – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Tuyên bố của văn phòng Liên minh châu Âu tại Việt Nam về hai bản án tử hình người dân Đồng Tâm

>>> Đồng Tâm: 2 người con cụ Kình có được bỏ án tử hình khi phúc thẩm hay?

>>> Bất ngờ bị lộ – Bộ Công an nhập lậu súng của Đức để bắn chết cụ Kình?

Đại tướng “nhốt” Nhân dân – ĐCS VN bị Liên Hiệp Quốc “hỏi tội”


Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT


Kasse animation 7.8.2023