Đồng Tâm – “Chuông gọi hồn” cho chế độ Cộng sản phi nhân tính

Link Video: https://youtu.be/XnX8IDRCfoI

Phiên tòa xét xử sơ thẩm 29 bị cáo trong vụ án Đồng Tâm đang diễn ra. Nhưng dư luận cho rằng dù bản án có như thế nào thì cũng không giải quyết được căn nguyên của vấn đề của tranh chấp đất đai ở Đồng Tâm hay ở Thủ Thiêm cũng như ở khắp 53 tỉnh thành trên dải đất hình chữ S này bởi chừng nào đất đai còn thuộc về toàn dân thì khi đó những người cầm quyền vẫn có cái công cụ để tước đoạt đất đai của người dân và cuộc chiến bảo vệ đất đai của người dân với chính quyền sẽ không bao giờ chấm dứt.

Giới học giả phương Tây đã nhận xét tranh chấp đất đai là “nguồn gốc chủ yếu gây ra căng thẳng xã hội trong một Việt Nam đương đại”.

Những vụ phản kháng chống tịch thu đất nông nghiệp để làm dự án công nghiệp, du lịch hay địa ốc xảy ra như cơm bữa và ở khắp mọi ngõ ngách của Việt Nam.

PGS. TS. Jonathan London, Phó Giáo sư, Tiến sỹ về Chính trị kinh tế học và Xã hội học tại Đại Học Leiden, Hà Lan nhận định trên BBC rằng: “Không cần đọc lại danh sách của vô số trường hợp to nhỏ khác nhau mà chúng ta biết tới để khẳng định vấn đề đất đai là một trong những vấn đề nóng nhất ở Việt Nam. Trường hợp của Đồng Tâm rõ ràng không phải là vấn đề riêng của một xã, mà phản ánh một tình trạng của một đất nước đã kéo dài nhiều thập niên.

Và chúng ta thấy rõ, những hạn chế của Việt Nam trong việc giải quyết những tranh chấp và xung đột về đất đai đã và còn có nhiều tác động xấu cũng như mang lại những rủi ro cho xã hội, và tác động xấu đến chính trị nữa.

Đại đa số các tranh chấp về đất đai ở Việt Nam có những yếu tố chung, như ép thậm chí cưỡng bước bán rẻ, đền bù ít, làm giàu cho một số nhóm.

Như ai cũng biết, vấn đề này không chỉ có ở Việt Nam. Ở Việt Nam, cũng như ở Trung Quốc và một số nước khác, sự kết hợp của những yếu tố này trong một bổi cảnh thế chế thiếu minh bạch vắng mặt một cơ chế pháp quyền dẫn đến những xung đột hết sức gay gắt.

Chúng ta phải nắm rõ rằng những tranh chấp và xung đột về đất đai là một nguy cơ cho toàn xã hội: người công dân mất đất, mất khả năng kiếm sống, bên lấy đất có lợi, mà cả nền kinh tế lẫn chính trị bị xem là một lĩnh vực bẩn thỉu.

Muốn nâng cao năng suất của đất đai là một điều. Nhưng phải có cách làm cực kỳ minh bạch, đạo đức, hợp pháp và xứng đáng với một xã hội công lý.”

Ảnh 1: Khu đô thị Ecopark sang trọng vẫn được xây dựng sau nhiều năm kháng cự bất thành của nông dân Văn Giang, Hưng Yên

Mới đây, Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, một tổ chức dân sự hoạt động tích cực tại Việt Nam và ở nước ngoài đã phát đi một thông báo có nội dung “Quan điểm của CLB Lê Hiếu Đằng về vụ đồng tâm: Chính quyền từ sai lầm đến tội ác”. Bản tuyên bố đã nêu rõ sai lầm đầu tiên của chính quyền – đó là sai lầm về chính sách ruộng đất và quản lý đất đai.

Tuyên bố viết: “Đất đai của mỗi bản, làng là do cha ông nhiều thế hệ khai phá, canh tác, gắn bó với nông dân như máu thịt. Tấc đất, tấc vàng. Dân ta nhờ giữ đất, giữ làng “một tấc không đi, một ly không rời” mà giữ được nước. Đảng CS nhờ khẩu hiệu “Người cày có ruộng” mà huy động được bao nhiêu con em nông dân ra trận…

Nhưng đến khi giành được quyền cai trị đất nước thì Đảng CS ra Luật “đất đai là sở hữu toàn dân, do nhà nước quản lý”. “Nhà nước” là chính quyền từ xã đến huyện, tỉnh, trung ương, có “con dấu đỏ”, là có thể cấu kết với các nhóm lợi ích để “thu hồi” đất của dân. Những vụ “cưỡng chế” đất diễn ra khắp cả nước thực chất là nhiều vụ cướp đất của dân đã lưu truyền cả trong thơ ca: “Cướp nay có đảng có đoàn hẳn hoi/ Có con dấu đóng đỏ tươi/ Có còng số 8, dùi cui, nhà tù”… (Nguyễn Duy).

Từ thượng cổ đến nay, trên đất nước ta, có bao giờ dân oan khắp nơi kêu gào, khiếu kiện triền miên về đất đai như thời nay? Có bao giờ người dân phải nổ súng vào bọn cướp đất, phải tự tử, phải khỏa thân đấu tranh giữ đất như thời nay?”

Sai lầm ở Đồng Tâm cũng trong bối cảnh đó. Cái “sân bay Miếu Môn” (SBMM) thực chất chỉ là trên giấy. Chủ tịch HĐBT Đỗ Mười ký QĐ lấy đất xây dựng SBMM tháng 4/1980, trong đó có 47,3 ha đất thuộc xã Đồng Tâm, nhưng dự án SBMM đã không được làm và đất thì Bộ Quốc phòng cứ giữ.

Cũng cần nói, Bộ quốc phòng có đặc quyền chiếm đất đai ghê gớm.

Thời chiến, người dân sẵn sàng “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, “Xe chưa qua, nhà không tiếc” thì đất đai có tiếc gì! Nhưng thời bình, đáng lẽ những đất quốc phòng không sử dụng phải trả lại cho dân. Bỏ đất hoang không chỉ sai mà còn là tội ác! Nhưng Bộ QP thì chiếm hữu đất vô tội vạ. Đến sân bay Tân Sơn Nhất họ còn xẻ thịt đem bán, Quốc hội cũng không đòi được, thì đất nào đã dính đến “quốc phòng” họ đâu chịu nhả ra!

Khắp nơi, chính quyền thông đồng với các nhóm lợi ích cướp đất làm giàu, bất chấp lòng dân ai oán.

Sai lầm căn cốt là từ đó. Vậy mà Đảng vẫn không tỉnh ngộ?”

Ảnh 2: Nông dân hợp tác xã nông nghiệp ngoại thành Hà Nội hăng say sản xuất vì miền Nam ruột thịt, ảnh chụp vào năm 1968

Không chỉ các tổ chức xã hội dân sự hay giới học giả và truyền thông nước ngoài chỉ trích về quy định sở hữu toàn dân về đất đai tại Việt Nam mà ngay cả chính những thành phần trí thức làm việc trong bộ máy nhà nước cũng phải thừa nhận đây là một quy định bất hợp pháp.

Ông Bùi Kiến Thành, chuyên gia kinh tế từng tư vấn chính sách hội nhập quốc tế và phát triển cho Chính phủ và Nhà nước Việt Nam trong nhiều thập niên trước đây đã phân tích như sau: “… ông cha ta từ nghìn năm nay, hay là ít nhất cũng là từ khi Lê Thánh Tông vào miền Nam cùng với bao nhiêu người để mở mang bờ cõi, thì đất là đất của nhân dân, nhà vua công nhận những đất khai hoang ra là được nhân dân làm chủ.

Từ hàng trăm năm, hay bao nghìn năm như thế, thế nhưng bỗng nhiên năm 1975, nhà nước mới ở Việt Nam ra đạo luật bảo rằng đất thuộc sở hữu toàn dân nhưng do nhà nước thống nhất quản lý. Những câu chữ đó là những thuật ngữ mà theo tôi là sự chiếm đoạt hoàn toàn quyền sở hữu của nhân dân trên đất đai. Đó là một việc mà tôi thấy là không hợp lý đối với nhân tình, thế thái và đối với cả lịch sử.

… Vì vậy tôi nghĩ về vấn đề dân chủ, về vấn đề quyền sở hữu tư nhân và vấn đề sở hữu đất đai ở Việt Nam càng phải nghiên cứu lại, tôi thấy luật đất đai của Việt Nam, kể cả luật trưng dụng, cưỡng chế v.v… liên quan đến đó, phi dân chủ và thực sự là phi nhân nghĩa đối với đồng bào, đối với đất nước, đối với ông bà, Tổ tiên.”

Ông Thành liên tục nhận định: “… không thể nào dùng thuật ngữ là đất đai là sở hữu của toàn dân do nhà nước đứng ra thống nhất quản lý được, quản lý kiểu gì mà anh lấy đất đai, ruộng đất, ao chuôm của người ta, anh làm đủ thứ chuyện, rồi anh cho phong sở hữu cho người kia, trao sở hữu cho người nọ…, như thế là không được…”

Ảnh 3: Ngày 28/11/2013, Quốc hội thông qua Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sửa đổi) trong đó Điều 53 quy định “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.”

Từ đó, chuyên gia Thành kiến nghị Đảng Cộng sản, nhà nước, chính quyền ngày nay, và kể cả tới đây trong Đại hội 13, cần tiến hành một cuộc cách mạng về cải tổ luật pháp về sở hữu, đất đai, ruộng đất để trả lại quyền sở hữu cho người dân ở Việt Nam.

Ông đề xuất: “Theo tôi, phải sửa căn bản luật đất đai, phải hủy bỏ luật đất đai hiện nay đi và công nhận quyền sở hữu đất đai là của nhân dân và do nhân dân tự quản lý, chứ không phải là nhà nước giành quyền đó từ tay nhân dân mà quản lý đất đai của họ, tức là của dân, như bấy nay… Tôi kiến nghị các vị có chức, có quyền trong Quốc hội, cũng như trong chính phủ phải nghiên cứu kỹ vấn đề luật sử của Việt Nam đem luật Hồng Đức của Lê Thánh Tông ra mà nghiên cứu để có vấn đề cơ sở luật pháp về đất đai từ từ thời tổ tiên, ông bà để lại, chứ không thể nào đột nhiên ra một loạt luật pháp, chủ trương, chính sách như từ 1975 đến nay rồi chiếm đoạt của nhân dân như thế.”

Đặc biệt, ông Thành nhấn mạnh đây là vấn đề phải làm và phải tiến hành bất chấp sự tồn tại của những nhóm lợi ích hay những nhóm lũng đoạn chính sách có thế lực rất mạnh ngay trong ban lãnh đạo đảng, nhà nước và Quối hội Việt Nam.

Ông nói: “Anh đã từng nói là có thể làm cách mạng để cướp chính quyền thành công trong Cách mạng tháng Tám, anh làm được cách mạng để lật đổ chế độ phong kiến hay thực dân của Pháp đi, mà khi đó anh tuyên bố làm cách mạng để đưa lại một đất nước dân chủ, cộng hòa, độc lập, tự do, hạnh phúc, thì tại làm sao mà anh lại không thể làm cách mạng để sửa đổi luật mà nhiều người cho là bất hợp pháp, bất hợp lý như thế được?

Còn khi làm như thế nào thì tất nhiên là gặp khó khăn, trở ngại rồi, gặp chống đối của các nhóm lợi ích, lũng đoạn của các nhóm lũng đoạn chính sách v.v… là bình thường, nhưng bổn phận của những người quản lý, lãnh đạo nhà nước, nếu xưng là do dân, của dân, vì dân, thì bổn phận của lãnh đạo đất nước là phải làm cái gì mà hợp tình, hợp lý cho dân.

Chứ không phải là để tồn tại mãi mãi một cái luật mà nó bất hợp lý như thế được.”

Ảnh 4: Ngày 19/08/1945, Tổng khởi nghĩa ở Hà Nội, các lực lượng quần chúng cách mạng đánh chiếm Bắc Bộ Phủ, giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc vì độc lập của Tổ quốc, vì tự do, hạnh phúc của đồng bào

Nhà thơ, dịch giả Hoàng Hưng, đồng chủ biên Tạp chí Văn nghệ mạng Văn Việt, thuộc Ban vận động thành lập Văn đoàn Độc lập Việt Nam cũng từng bộc lộ niềm hy vọng vụ Đồng Tâm sẽ là giọt nước tràn ly, khiến Đảng Cộng sản Việt Nam phải sửa luật Đất đai, xác lập chế độ đa sở hữu, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân trong những qui hoạch về đất đai.

PGS. TS. Jonathan London cũng nhận định “Đồng Tâm là thảm họa. Đồng Tâm là một nguy cơ. Nhưng Đồng Tâm cũng là một cơ hội để cho cả nước Việt Nam nỗ lực giải quyết vấn đề tranh chấp đất đai một cách hiệu quả hơn vì lợi ích của toàn xã hội và tất cả mọi bên.”

Ông đề cập đến hai yếu tố để khắc phục tình trạng hiện nay. Thứ nhất là quyết tâm chính trị để giải quyết vấn đề, đối phó với các nhóm lợi ích và các nhóm lũng đoạn chính sách đang làm giàu một cách nhanh chóng và mạnh mẽ nhờ vào luật đất đai bất hợp pháp này. Thứ hai là phát triển những thế chế và cơ chế để xử lý vấn đề tranh chấp đất đại hiệu quả hơn thay thế cho những phương pháp bạo động mà chính quyền đã và đang áp dụng.

Tuy nhiên, trên thực tế, Dự án luật Đất đai sửa đổi lại bị thế lực nào đó trì hoãn liên tục.

Tại kỳ họp thứ 7, tháng 05/2019, Chính phủ đã xin rút Dự án luật Đất đai sửa đổi để trình vào thời điểm thích hợp. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý cho lùi dự án luật này sang kỳ họp thứ 9 tháng 5/2020.

Nhưng tháng 04 vừa qua, Chính phủ tiếp tục có tờ trình đề nghị rút luật Đất đai sửa đổi khỏi chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020 của Quốc hội để nghiên cứu, sửa đổi sau Đại hội Đảng XIII.

Như vậy, Chính phủ đã xin rút luật Đất đai sửa đổi khỏi chương trình xây dựng luật của Quốc hội đến 2 lần trong khi điều luật bị đánh giá là bất hợp pháp và bất hợp hiến này đã gây ra biết bao tang thương, đau khổ cho nhân dân cả nước.

Ảnh 5: Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV diễn ra vào tháng 05/2019 là lần đầu tiên Chính phủ đã xin rút Dự án luật Đất đai sửa đổi để trình vào thời điểm thích hợp

Hải Yến – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Vụ Đồng Tâm: Tòa chiếu phim tuyên giáo, chuyện kỳ quái ở chế độ độc tài

>>> Thảm sát Đồng Tâm – sự cáo chung của Đảng Cộng sản Việt Nam

>>> Nguyễn Đức Chung – “cái gai” của Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Phú Phú Trọng trong vụ Đồng Tâm

Đồng Tâm: Đảng dàn trận “xử ác” Nhân dân

Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT


Kasse animation 7.8.2023