Vụ Đồng Tâm: Tòa chiếu phim tuyên giáo, chuyện kỳ quái ở chế độ độc tài

Link Video: https://youtu.be/7-oluqO18w0

Ngày 8-9, phiên tòa diễn ra ngày thứ hai với một nhượng bộ quan trọng của thẩm phán là các Luật sư đã được tiếp xúc với thân chủ, xem như đơn khiếu nại đã được chấp thuận.

Cũng trong ngày 8-9, các Luật sư tiếp tục ngạc nhiên khi những video tuyên giáo được cắt ghép dàn dựng công phu lại tiếp tục được trình chiếu cho các bên tham gia xem như một show diễn của Tòa để thuyết phục đối thủ qui hàng, để các bị cáo nên ngoan ngoãn cúi đầu nhận tội.

Bởi lẽ tòa chủ động biên soạn video hoặc lấy video clip như một chứng cứ, nên các Luật sư lại tiếp tục đưa ra kiến nghị rằng các video này chính là các dữ liệu điện tử có trong hồ sơ vụ án nhưng lại dấu diếm không cho các luật sư tiếp cận khi nghiên cứu hồ sơ.

Những chứng cứ này các luật sư đã không được tiếp cận và không được liệt kê trong danh sách các vật chứng trong tài liệu vụ án. Và do vậy, các luật sư cùng ký đơn yêu cầu được cung cấp về “danh sách” các chứng cứ điện tử này, đây thực sự trở thành là một vấn đề của vụ án này.” Luật sư Lê Văn Luân viết trên Facebook của mình như vậy.

Bà Bùi Thị Nối hôm nay đã tận dụng phát biểu của mình để chất vấn Tòa với ngôn ngữ chất phác của một nông dân, hôm qua trong phần thủ tục bà đứng lên yêu cầu được trình bày đã bị tòa từ chối.

Trong khi bị hai nữ cảnh sát khống chế giữ tay, bà phát biểu khi phải bức xúc la lớn “Bỏ tay ra, xích ra, đứng xích ra”. Sau đó không chờ Hội đồng xét xử hỏi, bà tuôn lời chất vấn “Tại sao có luật pháp mà không thi hành ? Tại sao không bắt bố Nối (tức cụ Kình) đàng hoàng, mà lại lừa ra đồng đánh gẫy chân bố Nối ? …”. Chủ tọa cắt lời hỏi “Bà mua xăng để làm gì ?” ,, bà vẫn liên tục chất vấn những câu đôi khi không đầu, không đuôi.

Được hỏi đến lần thứ 3:“Bà mua xăng để làm gì ?”, thì bà mới trả lời:“Mua xăng để thiêu chết bọn tham nhũng!”. Theo lời kể của Luật sư Đặng Văn Mạnh.

Về những khó khăn do bị tòa tước đoạt yêu cầu gặp thân chủ, Luật sư Lê Ngọc Luân đưa ra bình luận:

Các luật sư bào chữa cho rằng, sau khi kết thúc điều tra họ đã thực hiện quyền yêu cầu gặp các bị can ở trại giam để lên phương án bào chữa nhưng rất nhiều lần không được đáp ứng. Thứ nữa, luật sư cũng đề nghị được sao chụp hồ sơ tại CQĐT và VKS đều không được vì các lý do khác nhau. Như thế, liệu rằng có công bằng, hay nói cách dân gian là “chơi có đẹp không” khi bên công tố có hàng tháng trời, điều tra, truy tố còn luật sư thì không được tiếp cận nhanh chóng đầy đủ.

Bộ Luật TTHS, quy định rất rõ luật sư có quyền gặp bị cáo tại phiên toà nhưng thẩm phán chủ toạ nói “không cần thiết”. Thế nào là không cần thiết? Tôi là một luật sư đã từng tham gia rất nhiều vụ án lớn nhỏ, từ đơn giản đến phức tạp đều khẳng định việc gặp Thân chủ tại phiên toà là đặc biệt quan trọng.” Luật sư Lê Ngọc Luân nêu quan điểm.

An ninh bên ngoài phiên toàn vẫn được thắt chặt với hàng rào ba-ri-e và số lượng lớn an ninh cảnh sát canh giữ.

Nhà hoạt động Nguyễn Lân Thắng viết trên FB rằng:

Tự do 2 hôm nay là lớp lớp chó và ngợm dày đặc khu vực trụ sở toà và VKS HN. “Tự do” yêu cầu tất cả các cơ sở kinh doanh trong toàn bộ khu vực phải tạm đóng cửa 10 ngày hoặc hơn. Kể cả gara ô tô hay nhà hàng. “Tự do” sẽ xua đuổi thô bạo nếu bạn tuân thủ luật GTĐB khi tấp vô lề nghe cuộc điện thoại hay chỉ để kiểm tra vỏ xe bị hết hơi… Bên ngoài đã vậy, thì đừng hỏi bên trong Toà án 2 chữ “Tự do” là gì

Nhà văn Lưu Trọng Văn nhận định rằng nguyên nhân dẫn đến cái chết của 3 cảnh sát cơ động cần được làm rõ và cuộc đột kích nửa đêm liệu có tính hợp pháp hay không.

Mọi lời khai, mọi lời thú tội, mọi kết án phiên toà xét xử 29 nông dân Đồng Tâm dù có kéo dài bao lâu cũng đều vô nghĩa nếu nguyên nhân của vụ án gây nên cái chết của ba sĩ quan an ninh không được sáng tỏ.

Nguyên nhân đó là cuộc tấn công lúc nửa đêm của cả trung đoàn cảnh sát cơ động với súng ống đầy đủ vào gia đình ông Lê Đình Kình.

Nếu cuộc tấn công này là hợp pháp thì những kẻ gây nên cái chết cho ba sĩ quan an ninh là tội đồ.

Ngược lại, cuộc tấn công này là bất hợp pháp thì việc chống kẻ xâm nhập gia cư đang đêm bất hợp pháp là hành động tự vệ chính đáng.

Đại diện viện kiểm sát không chứng minh được cuộc đột nhập nhà riêng của gia đình ông Lê Đình Kình là hợp pháp thì phiên toà lập tức phải bãi bỏ. Và phải lập ra phiên toà khác mà người bị hại là gia đình ông Kình, kẻ bị truy tố là kẻ đột nhập bất hợp pháp.

Cái gốc vụ án giết người ở Đồng Tâm cực kì đơn giản nếu viện kiểm sát và cơ quan điều tra tôn trọng pháp luật đó là công bằng chứng minh tính hợp pháp của lực lượng đột nhập.” ông Lưu Trọng Văn đưa ra quan điểm.

Ảnh 2: hình ảnh ông Lê Đình Công trên VTV được bình luận là nhận tội với khuôn mặt hiện rõ nhiều vết thương

Lý giải về tính hợp pháp của cuộc tấn công giữa đêm 9-1, nhà báo Đỗ Ngà nói: “Nguyên nhân dẫn cuộc tấn công của lực lượng CSCĐ là thôn Hoành xã Đồng Tâm vào rạng sáng ngày 09/01/2020 được cho là cưỡng chế. Nhưng cưỡng chế gì mà xua quân vào nơi không tranh chấp? Luật nào cho phép cưỡng chế lúc nửa đêm?

Hôm ngày 06/09/2020, báo VTCNews hỏi ông thiếu thướng Tô Ân Xô rằng, việc bố trí lực lượng Công an ở xã Đồng Tâm để thực hiện phương án cưỡng chế giải phóng mặt bằng có đúng không và  vì sao lại bố trí lực lượng Công an ngay trong đêm? Thì ông thiếu tướng này trả lời là “không phải là phương án cưỡng chế giải phóng mặt bằng”. Và ông ta giải thích như sau “lực lượng Công an có trách nhiệm hoàn tất triển khai phương án bảo đảm an ninh, trật tự trước 6h00 ngày 9/1/2019 để các đơn vị của Bộ Quốc phòng xây dựng đoạn tường rào còn lại trên địa bàn xã Đồng Tâm.”

Nói tóm lại là ông Tô Ân Xô phủ nhận đó là cưỡng chế để tránh bị xã hội cáo buộc là công an phạm pháp, nên ông đã lái sang hướng giải thích khác.

Có 2 câu hỏi đặt ra là: Thứ nhất, nếu là bảo vệ trật tự cho lính bộ binh xây tường rào thì công an chỉ cần bố trí lực lượng phong tỏa khư vực đang xây dựng chứ tại sao vác súng vào nhà bắn dân?; Thứ nhì, nếu nói rằng dân đang có ý đồ tấn công những người lính xây tường rào thì cũng không đúng, 4 giờ sáng dân đang ở trên giường ngủ chứ họ có ra khu vực công trường xây dựng đe dọa lính đâu mà bảo họ muốn tấn công lính bộ binh?

Cũng là giết người nhưng lại được phân biệt là ngộ sát và cố sát, nghĩa là việc định tội bao giờ cũng phải xét tới nguyên nhân gây án. Vụ án Đồng Tâm đã xảy ra làm chết 4 nhân mạng, dân Đồng Tâm chết 1 và công an chết 3.

Ảnh 3: Cuộc tấn công với qui mô 3.000 quân với đầy đủ trang thiết bị hỗ trợ và chó nghiệp vụ lúc nửa đêm chưa biết gọi tên là gì theo qui định Pháp luật

Về bản chất, kẻ gây ra cái chết của cụ Kình là cố sát. Bởi vì cụ đang ở nhà và chính công an vào nhà giết cụ.

Hành động tấn công vào nhà cụ Kình là hành động phạm pháp cho dù có lý giải dưới bất kỳ góc độ nào. Còn 3 công an bị chết kia thì rõ ràng chính họ là kẻ mang nhiệm vụ giết người một cách phi pháp nhưng lại bị chết. Phải gọi chính xác 3 cái chết của công an kia là 3 hung thủ bị chết.

Phòng vệ chính đáng được định nghĩa “là hành vi chống trả cần thiết khi bị người khác xâm phạm về tính mạng sức khỏe. Phòng vệ chính đáng không chỉ nhằm gạt bỏ sự đe doạ, đẩy lùi sự tấn công trái pháp luật mà nó còn thể hiện thái độ tích cực chống trả sự xâm phạm đến các lợi ích của mình hoặc của người khác”. Rõ ràng việc gây nên cái chết của 3 công an của dân Đồng Tâm chỉ là phòng vệ chính đáng. Họ ở nhà, người ta tới nhà giết họ và kẻ cố sát kia bị chết.” Nhà báo Đỗ Ngà đưa ra phân tích.

Toà chiếu phim “tuyên truyền

Luật sư Đặng Đình Mạnh nêu 2 điểm đáng chú ý, bất thường diễn ra trong buổi chiều ngày 7-9. Thứ nhất là Toà cho chiếu phim phóng sự, tài liệu như tuyên truyền có chủ đích cho Chính quyền: “Ở đầu phần xét hỏi, thay vì hỏi theo một cách thông thường thì họ làm một chuyện chưa từng có. Đó là cho trình chiếu một cái clip, mà thật ra nó giống như là một đoạn phóng sự, phim tài liệu mà trong đó nêu quan điểm của Chính quyền cho rằng người dân Đồng Tâm đã khiếu kiện đất đai không đúng.

Đồng thời, từ chuyện đó đưa đến chỗ không đúng thứ hai là tấn công lực lượng vào tối ngày 9/1/2020 làm chết 3 chiến sĩ.

Ảnh 4: Ai sẽ làm nhân chứng cho các vết đạn chi chít trong phòng ngủ cụ Lê Đình Kình được GS Hoàng Xuân Phú tập hợp chi tiết trong phần 1.1 tiêu đề là Tội ác man rợ nằm trong bộ hồ sơ mang tên Tội ác Đồng tâm. Mới đây nhân chứng duy nhất là ông Bùi Viết Hiểu cho biết rằng họ dùng súng giảm thanh bắn vào cụ Kình trong cự ly 1 mét, sau đó tiện tay giết luôn ông Hiểu nhưng ông may mắn thoát chết

Rồi cuối phim họ đưa cảnh của những những gia đình “bị hại” là 3 chiến sĩ bị chết, nào là cô vợ trẻ khóc không ra tiếng, rồi đứa con thơ 6 tháng tuổi… Đại khái là như vậy.

Tôi là một trong những luật sư đã phản ứng về chuyện này. Tại vì, lẽ ra trong giai đoạn xét hỏi, nếu được trình ra những cái clip, âm thanh hoặc hình ảnh, thì nó phải là những clip, âm thanh và hình ảnh mang ý nghĩa chứng cứ của vụ án. Tức là, nó là những tình tiết có thật và phải nguyên vẹn, không bị chỉnh sửa.

Một đoạn phim thì nó không phải là như vậy, khi nó được dựng theo quan điểm của người dựng phim. Nó được cắt gọt chỉnh sửa, thậm chí họ lồng nhạc vào đó để tạo ra những hiệu ứng… thì đó không phải là chứng cứ. Đây là một điều rất lạ lùng mà tôi đã phản đối.”

Điều bất thường thứ 2 là toà đã chiếu các đoạn clip nhận tội của các bị cáo mà luật sư không được biết trước:

Sau đó, toà chuyển qua xét hỏi 6 bị cáo đầu vụ. Và mỗi một bị cáo thì họ lại xuất trình một đoạn clip ghi hình, trong đó 6 người này đã khai nhận tội trạng của mình. Về nội dung khai nhận tội thì mình không nói. Cái vấn đề là ở chỗ với những đoạn clip khai nhận tội này thì khi các luật sư tham khảo hồ sơ không hề có những cái clip nhận tội này.

Khi họ đưa ra thì các luật sư hết sức bất ngờ. Đây cũng là một điểm mà các luật sư hết sức bất bình. Bởi vì họ tung ra những cái clip đó mang tính chất bất ngờ như là để lừa dối các luật sư. Lẽ ra, theo luật tất cả những cái đó phải có trong hồ sơ vụ án, mà Khi các luật sư tiếp xúc thì  họ được quyền coi và tham khảo trước, tìm hiểu trước về nó.”

Luật sư Nguyễn Văn Miếng kể rằng: “Cụ Bùi Viết Hiểu bị xét hỏi đầu tiên. Cụ phản bác Video vì “hình ảnh ghép rất nhiều“.

Ảnh 5: nhà cụ Lê Đình Kình – căn thứ hai từ phải sang – nơi mà Thiếu tướng Tô Ân Xô gọi là Cường Hào địa chủ mới

Họ đã lấy clip của sự kiện Công an Hà Nội giải phóng con tin tại nhà văn hoá xã ngày 19/4/2017 để ghép cho sự kiện 9/1/2020. Clip nhận tội trong trại tạm giam, đã bị xoá phông, là cụ bị ép nói đúng như những gì cảnh sát điều tra sắp xếp.”

Sau khi trình chiếu lại clip ghi lời khai của bị cáo Bùi Viết Hiểu. Thẩm phán hỏi: “Bị cáo nghe rõ lời khai không? Ông Hiểu đáp: Có. Tôi nghe rõ và những lời khai này nhưng đó là những lời do điều tra viên bắt tôi phải nói đúng như vậy.” Biên bản phiên tòa ghi lại.

Về hành vi kỳ lạ Tòa án Hà nội trình chiếu phim khi xét xử, Kiến trúc sư Lê Quang đưa ra bình luận:

“Tòa án Việt Nam có lẽ là nơi đầu tiên trong lịch sử hiện đại cho phép chiếu một bộ phim tuyên giáo có dàn dựng ngay trong phiên tranh luận.

Trên Thế giới, việc trình chiếu video trước tòa chỉ được thực hiện khi nó được coi là ‘’bằng chứng’’ và phải được xác thực. Bằng chứng dạng video không thể đơn giản là một đoạn phim tuyên truyền do VTV công chiếu. Bất kỳ tư liệu nào, một khi đã qua chỉnh sửa đều không được coi là bằng chứng. Những loại tư liệu như thế không có bất cứ giá trị nào trước toà. Nó thậm chí phải bị cấm vì có ảnh hưởng đến phán quyết khách quan.

Video ‘’bằng chứng’’, phải được cung cấp bởi một người có khả năng làm chứng trước tòa về tính hợp pháp của video, có nghĩa là nếu VTV cung cấp một đoạn phim ‘’bằng chứng’’ thì họ phải xuất hiện tại tòa với tư cách “nhân chứng” và phải cam kết chịu trách nhiệm với tư liệu mình đưa ra. Cá nhân tôi e rằng VTV không hề (và không thể) có mặt như nhân chứng tại phiên tòa này.

Do đó việc đưa ra một đoạn phim tuyên giáo (đã qua cắt dựng) có thể góp phần tạo ra thông tin ngụy biện gây tổn hại đến uy tín của tòa án, nhân chứng, nạn nhân, nghi can … hơn nữa, nó gây tổn thương đến niềm tin nơi công chúng. Đây là điều mà mọi người bình thường đều hiểu chứ không cần phải có kiến thức chuyên sâu.

Ở những xã hội chặt chẽ, người ta coi trọng tính ‘’trang trọng’’ và ‘’phẩm giá’’ của Tòa, mọi tài liệu được công bố phải là kết quả của quá trình thu thập, lưu trữ nghiêm túc. Một đoạn phim đã qua dàn dựng được trình chiếu trước Toà – có thể coi là nỗi sỉ nhục rất lớn cho bản thân chánh án lẫn cả nền tư pháp.” Kiến trúc sư đưa ra Lê Quang kết luận.

Ảnh 6: Ông Bùi Viết Hiểu tại Toà án Nhân dân TP. Hà Nội hôm 7/9/2020. 6 tổ chức xã hội dân sự độc lập và hơn 50 người dân đã ký tên vào Đơn Yêu cầu Khẩn cấp hôm 7-9, gửi đến Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội và Thủ tướng Việt Nam, yêu cầu bảo vệ nhân chứng Bùi Viết Hiểu

Hải Yến – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Nguyễn Đức Chung – “cái gai” của Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Phú Phú Trọng trong vụ Đồng Tâm

>>> Điều tra vụ Đồng Tâm – 11 Tổ chức trên thế giới gửi yêu cầu lên Liên Hiệp Quốc

>>> Vụ Đồng Tâm: Đảng nói xử công khai – Dân bị cấm vào Tòa

 Đồng Tâm – Sự cáo chung của Đảng Cộng sản VN

Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT


Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là Sharp-2020_3-1024x683.jpg
Kasse animation 7.8.2023