Người Trung Quốc tràn vào Đà Nẵng – Vũ Hán của Việt Nam xuất hiện

Link Video: https://youtu.be/IV3RyXAKwfk

Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 tối 3-8 thông báo ghi nhận thêm 21 ca trong đó 15 ca COVID-19 mới ở Đà Nẵng và 6 ca ở Quảng Nam, đưa tổng số ca bệnh ghi nhận cả nước lên 642. Tổng số ca tử vong là 6 ca. Sáu ca bệnh ở Quảng Nam đều có liên quan đến Bệnh viện Đà Nẵng.

Bí  thư Nguyễn Thiện Nhân trong một cuộc họp nói rằng 2 tháng nay Đà Nẵng đã âm thầm lây nhiễm COVID-19 và đề nghị cách ly Đà nẵng như Vũ Hán.

Bí thư thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân chiều 2-8-2020 phát biểu trong cuộc họp của Thường trực Chính phủ với lãnh đạo các địa phương cảnh báo Việt Nam đang đứng trước tình thế hết sức đặc biệt của dịch bệnh, đặc biệt là ở Đà Nẵng.

Bộ Y tế báo lây nhiễm ở Đà Nẵng đã diễn ra âm thầm khoảng 2 đến 2,5 chu kỳ, tức là âm thầm 2 tháng nay rồi, nên số Đà Nẵng phát hiện tăng vọt là do ta xét nghiệm kiểm tra thôi, chứ họ đã nằm đấy sẵn rồi rồi, nên đề nghị Đà Nẵng áp dụng biện pháp cao nhất để ngăn chặn.

“Cao nhất là thế nào thì các đồng chí đã biết kinh nghiệm quốc tế rồi.

Chúng tôi chỉ nói kinh nghiệm Vũ Hán, khi xảy đến mức cao nhất thì thì họ yêu cầu tất cả mọi người ở nhà, mỗi nhà chỉ được 1 người đi chợ 1 lần thôi, phát phiếu chỉ người đó được ra khỏi nhà đi chợ thôi.

Sau một thời gian họ không cho đi chợ nữa, mà chuyển sang giao nhận thực phẩm tại nhà“, báo Thanh Niên trích nguyên văn lời ông Nhân cho hay. 

Ông Nguyễn Thiện Nhân cũng nhận định nếu áp dụng cách ly như ở thành phố Hồ Chí Minh thì Đà Nẵng cần phải đưa đi cách ly gần 30 ngàn người và con số này quá lớn so với Đà Nẵng nên cần áp dụng việc cách ly tại nhà trong thời gian tới.

Việt Nam đã bước vào giai đoạn mới, làn sóng thứ hai. 37/63 tỉnh có ca lây nhiễm, trên 50% địa phương có dịch nhưng tổng thể đất nước vẫn an toàn.

Nhận định về nguy cơ, ông Nhân phân tích hiện không có đủ thông tin dự báo nhưng từ đồ thị dịch bệnh, dự báo trong khoảng thời gian từ ngày 23-30/8 nguy cơ cao, nếu không có giải pháp quyết liệt sẽ đạt ngưỡng 10 người nhiễm/1 triệu dân, tức là cả nước sẽ có 970 người đang điều trị trong BV, hiện nay chỉ có 216 ca.

Ảnh: Bí thư thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân phát biểu trong một cuộc họp về covid-19

Nếu không làm quyết liệt, sau thời gian vàng 30 ngày sắp tới, nước ta sẽ vào diện cả quốc gia có dịch“, ông Nhân đánh giá.

Bí thư Nhân đặt vấn đề, Đà Nẵng có 120 người đang điều trị, phải có mục tiêu như thế nào? TP.HCM và Hà Nội có nguy cơ lớn, riêng TP.HCM từ 1-27/7 khi dừng bay, có 140.000 người về từ Đà Nẵng.

Bình quân 1 triệu người Đà Nẵng có hơn 100 người nhiễm, gấp 10 lần chỉ số dịch mà thế giới công bố. Ông Nhân cho rằng: “Cần xác định Đà Nẵng là trung tâm dịch đặc biệt nguy hiểm, mức độ rất cao, nhất là khi Bộ Y tế đã thông tin dịch diễn ra 4-5 chu kỳ từ đầu tháng 7“.

Cả bốn khu công nghiệp tại Đà Nẵng đều có công nhân bị lây nhiễm COVID-19

Tin từ Ban quản lý Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp TP Đà Nẵng sáng 3-8 cho biết trong 4 khu công nghiệp ở Đà Nẵng có 5 công nhân dương tính với virus SARS-CoV-2, rải đều ở cả 4 khu công nghiệp là Hòa Khánh, An Đồn, Thọ Quang và Hòa Cầm.

4 doanh nghiệp có công nhân dương tính với virus SARS-CoV-2 ở các KCN Đà Nẵng gồm: Công ty (Cty) Mane-K ở KCN Hòa Khánh với khoảng 400 người lao động (NLĐ), Cty Sinaran ở KCN An Đồn với khoảng 500 NLĐ, Cty Matrix ở KCN Hòa Cầm với khoảng 2.000 NLĐ, Cty Thủy sản miền Trung ở KCN dịch vụ thủy sản Thọ Quang với khoảng 800 NLĐ.

Ông Nguyễn Thành Trung – Chủ tịch CĐ Khu CNC Đà Nẵng – cho biết, trong số 4 doanh nghiệp có công nhân mắc COVID-19, hiện mới chỉ có Cty Kane-M tạm dừng hoạt động từ ngày 31.7. Ba cty còn lại tạm thời vẫn hoạt động bình thường.

Có 13 bệnh nhân Covid-19 diễn biến nặng, nguy kịch

Thông tin từ Tiểu ban Điều trị (Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19) cho biết, trong số 242 bệnh nhân COVID-19 đang điều trị, có 10 bệnh nhân nguy kịch, thở máy xâm nhập, điều trị tích cực ICU, ECMO; 3 bệnh nhân nặng.

PGS.TS Lương Ngọc Khuê – Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), Phó trưởng Tiểu ban Điều trị cho biết, đến sáng ngày 3/8 đã ghi nhận 621 trường hợp bệnh nhân mắc Covid-19. Trong số 242 bệnh nhân đang điều trị, có 10 bệnh nhân nguy kịch, thở máy xâm nhập, điều trị tích cực ICU, ECMO; 3 bệnh nhân nặng; 21 bệnh nhân tiên lượng nặng (có diễn biến nặng lên). Tổng số bệnh nhân tiên lượng nặng, nặng và nguy kịch là 34 trường hợp.

Ảnh: Đo thân nhiệt cho người lao động trước khi vào ca. Cả bốn khu công nghiệp tại Đà Nẵng đều có công nhân bị lây nhiễm COVID-19

Về ca tử vong thứ 6, Bộ Y tế xác nhận “bệnh nhân 429” tử vong vì suy tim cấp trên nền bệnh lý nặng và mắc Covid-19, là ca tử vong thứ 6 trong bốn ngày qua.

‘Sẽ có thêm trường hợp tử vong’

Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long dự báo sẽ có thêm trường hợp tử vong do nhiều bệnh nhân có bệnh lý nền rất nặng. Ông Long cho biết Ban chỉ đạo đã kiến nghị Thủ tướng ban hành chỉ thị mới về phòng chống dịch trong thời điểm hiện nay, với các nội dung chính như sau:

Yêu cầu người dân đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà, rửa tay với xà phòng và dung dịch sát khuẩn.

Hạn chế đi lại ở khu vực đông người, giữ khoảng cách an toàn khi tiếp xúc và hạn chế tụ tập đông người.

Xét nghiệm nhanh những trường hợp nghi nhiễm, có biểu hiện ho, sốt

Tạm đình chỉ các cơ sở hoạt động kinh doanh không thiết yếu, khu vui chơi, giải trí cơ sở làm đẹp, karaoke, mát xa, quán bar, vũ trường và các cơ sở kinh doanh dịch vụ khác trên địa bàn.

40% bệnh nhân không xuất hiện triệu chứng

Bộ Y tế Việt Nam cho biết 40% bệnh nhân Covid-19 vừa được ghi nhận liên quan Đà Nẵng hiện nay không xuất hiện triệu chứng, nhưng vẫn mang mầm bệnh và có thể lây lan.

Đến nay, 6 bệnh nhân tử vong hầu hết tuổi cao, có nhiều bệnh lý nền mạn tính nguy hiểm.

Bộ Y tế hôm thứ Bảy nói có tới 800 ngàn du khách tới Đà Nẵng đã rời đi, trở về các tỉnh thành kể từ hôm 1/7, và có hơn 41 ngàn người đã ra vào ba bệnh viện của Đà Nẵng, nơi phát hiện ra những ca dương tính đầu tiên của đợt bùng phát dịch bệnh sau hơn ba tháng không có lây lan trong cộng đồng.

Khoảng 1,4 triệu người đã từng đi đến Đà Nẵng trong tháng 7 vừa qua, riêng 3 bệnh viện ở Đà Nẵng có 800.000 lượt người đến đây,.

Ảnh: GS.TS Nguyễn Thanh Long – Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế

Người nhập cảnh trái phép tiếp tục đâm thủng phòng tuyến chống dịch -của Việt nam

Việc liên tiếp xuất hiện các trường hợp nhập cảnh trái phép ở Đà Nẵng, Quảng Nam và An Giang đang dấy lên lo ngại công cuộc “chống dịch như chống giặc” ở Việt Nam sẽ bị đổ vỡ.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: “Yêu cầu khởi tố tất cả trường hợp nhập cảnh và lưu trú trái phép, đặc biệt với các đường dây tổ chức đưa người nước ngoài vào Việt Nam”.

Việt Nam liên tục phát hiện các trường hợp vượt biên trái phép từ các quốc gia láng giềng trong những ngày gần đây.

Giới chức liên tục phát hiện dòng người tìm cách nhập cảnh bất hợp pháp qua các tỉnh giáp biên như Hà Giang, Lào Cai, Quảng Ninh, Tây Ninh, An Giang.

Tại huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, tình trạng này diễn ra gần như thường ngày, báo Tuổi Trẻ nói, thậm chí có hôm lực lượng biên phòng “bắt hơn trăm người“.

Điểm chung của những nhóm người bị phát hiện, bắt giữ mới đây, là họ đều sang Trung Quốc đi làm thuê.

Tình hình dịch bệnh Covid-19 khiến công ăn việc làm trở nên khó khăn, họ tìm cách quay trở lại Việt Nam. Sang Trung Quốc trái phép, họ cũng lựa chọn cách đi tương tự để trở về – thuê người đưa qua đường mòn, lối mở hay vượt sông.

Đối với nhóm người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Quảng Nam, thiếu tướng Nguyễn Đức Dũng, Giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam, cho biết nhóm người Trung Quốc khai đi bằng đường bộ, khả năng có đường dây đưa những người này vào Việt Nam.

Ban đầu nhóm người này khai đi bằng đường bộ, đường mòn, lối mở. Cơ quan chức năng sẽ kiểm tra lại việc kiểm soát biên giới” – thiếu tướng Dũng nói với Pháp Luật Online.

Thiếu tướng Nguyễn Đức Dũng cũng nêu trách nhiệm của các cơ sở lưu trú. Theo ông, cơ sở lưu trú không thực hiện đúng quy định thì cơ quan điều tra sẽ củng cố hồ sơ để xử lý theo quy định.

Ông Dũng cũng cho rằng đây có khả năng là một đường dây đưa người vượt biên trái phép và có một “đầu nậu” giữ hết hộ chiếu của những người này.

Được biết tất cả 21 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép đã được đưa vào cách ly, lấy mẫu xét nghiệm âm tính với virus corona lần thứ nhất.

Ảnh: Nhóm người Trung Quốc nhập cảnh trái phép, có kế hoạch vào TP.HCM đã bị lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai bắt giữ

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói tinh thần của chống dịch là bảo vệ sức khỏe nhân dân nhưng không để đổ gãy kinh tế. “Đây là câu hỏi lớn, phải công bằng, đòi hỏi nghệ thuật lãnh đạo thật tốt để nhân dân ủng hộ. Chỉ có nhân dân ủng hộ thì mới thành công”, ông Nguyễn Xuân Phúc nói.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh TP HCM đã tạm dừng một số ngành nghề khi có dịch Covid-19, tuy nhiên Thủ tướng cho rằng, chưa cần thiết phải thực hiện giãn cách xã hội tại TP này.

Tôi hoan nghênh Hà Nội, TP. HCM đã dừng lại một số ngành nghề nhạy cảm, không cần thiết nhưng vẫn duy trì các ngành nghề khác hoạt động để đảm bảo hoạt động kinh tế được duy trì,” Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói vào chiều 2/8 khi chủ trì cuộc họp trực tuyến phòng chống dịch Covid-19.

Bất động sản rơi vào vòng xoáy?

Làn sóng Covid-19 thứ hai ập đến vào tháng 7 khiến thị trường bất động sản một lần nữa rơi vào vòng xoáy bất định.

Điều khiến các chuyên gia quan ngại là không chỉ có thách thức mang tên Covid-19, bất động sản còn phải đón thêm nhiều bất lợi cùng lúc như: giá vàng tăng cao, lãi suất hạ xuống thấp, rủi ro pháp lý vẫn chưa được giải quyết.

Các biến số này thổi bùng quan ngại về bức tranh màu xám của thị trường bất động sản trong 12 tháng tới, theo Vnxpress.

Hà Nội nguy cơ cao vì “số người già đông

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung nói nguy cơ của Hà Nội khi có số người già đông nhất cả nước, chiếm 19% dân số, mật độ dân cư đông, việc đi lại phức tạp.

Mấy ngày trước rà soát chỉ có hơn 21.000 người về từ Đà Nẵng, hôm qua tăng lên hơn 53.000 người, đến nay đã lên tới hơn 72.000 người. “Điều này cho thấy, người dân đã tự kiểm tra, rà soát lại, tự giác chấp hành, ý thức nâng lên. Hai ca bệnh phát hiện ở Hà Nội cũng là tự đến cơ sở y tế xét nghiệm. Chính vì vậy, việc tuyên truyền là quan trọng nhất hiện nay,” ông Chung nói.

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội bày tỏ đồng ý với đề xuất của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ rằng địa phương “không nguy cơ cao” thì tổ chức thi theo kế hoạch.

Tức là theo ông Nguyễn Đức Chung, Hà Nội vẫn tổ chức thi tốt nghiệp THPT bình thường nhưng đo thân nhiệt thí sinh và thí sinh cũng được sát khuẩn tay trước khi vào phòng thi.

Ảnh: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trực tiếp chỉ đạo công tác chống dịch Covid-19

Bộ Y tế VN: ‘Truy vết F0 không khả thi’

PGS.TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, được trang Zing.vn dẫn lời đánh giá về tình hình dịch.

Với Đà Nẵng, dịch bệnh đã có sự lây lan âm ỉ trong tháng 7, không phải chỉ diễn ra vào những ngày gần đây. Vì vậy, việc tìm F0 tại thành phố này chỉ phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học, không còn nhiều ý nghĩa để chống dịch”.

Những người mang mầm bệnh có thể đã đi lại trong cộng đồng mà chúng ta không biết vì họ không có triệu chứng bệnh. Chúng ta không thể tầm soát hết 90 triệu dân để biết ai có mầm bệnh trong người. Việc quan trọng bây giờ là khi có ca bệnh, phải khống chế, bao vây và xét nghiệm những người liên quan“, PGS Nga phân tích.

Việt Nam đang cố gắng bao vây, dập tắt các ổ dịch Covid-19. Bộ Y tế đã cử đội quân tinh nhuệ nhất trong các lĩnh vực dịch tễ, kiểm soát nhiễm khuẩn, điều trị đến Đà Nẵng. Vì vậy, ông cho rằng: “Chúng ta đang kiểm soát dịch quyết liệt, hy vọng khi phát hiện ra các ca lây từ F1 sang F2, sự rầm rộ không như ban đầu. Bởi lúc này, chúng ta đã cảnh giác hơn“.

Theo chuyên gia này, chúng ta cần học cách sống chung với bệnh khi nó có thể còn kéo dài hàng năm. “Tôi tin tưởng trong thời gian tới, Việt Nam sẽ khống chế dịch tại các địa phương và bao vây ở Đà Nẵng để Covid-19 không lan rộng“, PGS Nga nhận định.

GS.TS Nguyễn Thanh Long, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế cũng cho rằng việc truy vết F0 không khả thi và tới đây sẽ phát hiện thêm ca mắc ở một số địa phương khác.

Một vài điểm đáng chú ý khác được ông Long nói tới vào chiều 2/8:

1. Đà Nẵng đã ghi nhận 6 ca trong cộng đồng nhưng chưa phát hiện được nguồn lây

2.Về chỉ số lây nhiễm, lần này rơi vào khoảng 5-6, trong khi đó lần trước chỉ khoảng 1,8 – 2,2, tỷ lệ F2 bị nhiễm nhiều.

3.Từ 1/7 đến nay, các cơ quan chức năng xác định có khoảng 1,4 triệu người. Số lượng người lớn đi đến từ Đà Nẵng, đi đến các bệnh viện ở Đà Nẵng

4.Tâm dịch lớn nhất là ở cụm Bệnh viện tại Đà Nẵng (800.000 người đi qua khu vực này. Có khoảng 42.000 người đã từng đến đây chữa bệnh).

Ảnh: Cảnh chụp UBND TpHCM ngày 2-8, TpHCM cuối tuần trở nên vắng vẻ vì người dân lo sợ đợt dịch mới.

Trung Nam – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Việt Nam: Covid-19 tái bùng phát sẽ gây hậu quả “thảm khốc”

>>> COVID-19: Châu Á đối mặt với làn sóng thứ hai

>>> Việt Nam: Làn sóng lây nhiễm mới tràn vào Hà Nội, TPHCM

Vượt rừng – người từ Trung Quốc trốn vào VN ngày càng đông
Kasse animation 7.8.2023