Mỹ công bố: Huawei được quân đội Trung Quốc hậu thuẫn

https://www.youtube.com/watch?v=bgMJUabSEfo
Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=bgMJUabSEfo

Chính quyền Mỹ xác định các công ty hàng đầu của Trung Quốc, trong đó có hãng viễn thông khổng lồ Huawei và công ty thiết bị an ninh Hikvision, đều do quân đội Trung Quốc làm chủ hoặc kiểm soát, theo tài liệu Reuters được xem qua ngày 24/6. Xác quyết này đặt nền tảng cho những chế tài tài chính mới của Mỹ.

Một viên chức quốc phòng Mỹ ẩn danh xác nhận tính xác thực của tài liệu vừa kể và cho biết hồ sơ đã được gởi sang Quốc hội.

Danh sách 20 công ty mà Washington cáo buộc được Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc hỗ trợ bao gồm tập đoàn China Mobile Communications và China Telecommunications cũng như công ty chế tạo máy bay Aviation Industry Corp of China.

Việc chỉ định này do Bộ Quốc phòng Mỹ quyết định, theo một đạo luật năm 1999 đưa ra một danh sách các công ty do Quân đội Giải phóng Nhân dân “làm chủ hay kiểm soát” chuyên cung cấp các dịch vụ thương mại, chế tạo, sản xuất hay xuất khẩu.

Chỉ định của Ngũ Giác Đài không kích hoạt chế tài, nhưng theo luật, Tổng thống có thể công bố tình trạng khẩn cấp quốc gia cho phép ông chế tài bất cứ công ty nào trên danh sách này hoạt động tại Mỹ.

Các công ty liên quan như Huawei, Hikvision, China Mobile, China Telecom lẫn Tòa Bạch Ốc và tòa đại sứ Trung Quốc tại Washington chưa trả lời yêu cầu bình luận.

Lầu Năm Góc đang chịu sức ép từ các nghị sĩ của cả đảng Cộng hòa và Dân chủ để công bố danh sách trên, trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ – Trung tăng cao trên nhiều mặt trận từ công nghệ cho tới thương mại và chính sách đối ngoại.

Tháng 9 năm ngoái, lãnh đạo phe Dân chủ tại thượng viện Mỹ Chuck Schumer và thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Tom Cotton đã viết thư gửi lên Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper bày tỏ quan ngại về việc Bắc Kinh sử dụng các tập đoàn Trung Quốc để khai thác các công nghệ dân sự cho mục đích quân sự.

Hãng tin Reuters đánh giá danh sách trên có thể sẽ làm làm gia tăng căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất nhì thế giới. Tuần trước, Trung Quốc đã dọa trả đũa sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ký thông qua đạo luật trừng phạt Trung Quốc vì những vấn đề liên quan người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.

Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Marco Rubio nói rằng danh sách trên “là một bước khởi đầu, nhưng đáng tiếc vẫn chưa đầy đủ, để cảnh báo người Mỹ về các công ty do nhà nước sở hữu nhằm hỗ trợ các hoạt động của chính phủ Trung Quốc gây đe dọa cho an ninh quốc gia và kinh tế Mỹ“.

Ảnh: Tổng giám đốc Huawei Nhậm Chính Phi và chủ tịch Tập Cận Bình tại trụ sở của Huawei ở London năm 2015

Thượng nghị sĩ Mỹ tố Trung Quốc chia rẽ phương Tây bằng Huawei

Thượng nghị sĩ Tom Cotton cảnh báo Mỹ có thể không triển khai chiến đấu cơ F-35 tại Anh vì nguy cơ an ninh từ việc nước này sử dụng thiết bị của Huawei cho mạng 5G.

Phát biểu trước Ủy ban quốc phòng hạ viện Anh ngày 2.6, thượng nghị sĩ Mỹ Tom Cotton cảnh báo rằng việc để cho Huawei tham gia vào hạ tầng mạng của Anh có thể mở cửa cho tin tặc của quân đội Trung Quốc xâm nhập các hoạt động hậu cần quân sự của lực lượng đồng minh, theo BBC.

Ông Cotton cho rằng diễn biến này sẽ gây nguy cơ cho các hệ thống vũ khí Mỹ tại Anh, nhiều hơn cả ở những khu vực khác và giới chức cấp cao Mỹ đang thảo luận về vấn đề này.

Trước đó, ông Cotton từng cảnh báo Mỹ có thể gia tăng giám sát nguồn đầu tư của Anh vào Mỹ nếu London sử dụng thiết bị của Huawei, đồng thời đề xuất dự luật ngừng triển khai chiến đấu cơ F-35 của Mỹ tại Anh.

Tờ Daily Telegraph hồi tháng 5 đưa tin Thủ tướng Anh Boris Johnson đã chỉ thị lên kế hoạch tiến tới loại bỏ hoàn toàn sự liên quan của Trung Quốc trong hạ tầng mạng 5G tại Anh đến năm 2023. Chỉ thị được đưa ra giữa lúc chính quyền Anh không hài lòng về cách xử lý của Trung Quốc trong đại dịch Covid-19.

Phát biểu ngày 2.6, nghị sĩ Cotton hy vọng chính quyền Anh sẽ thực hiện quyết định này sớm hơn nhằm giảm thiểu việc sử dụng công nghệ của Huawei. Ông nói rằng Trung Quốc đang tìm cách gây chia rẽ giữa các nước phương Tây bằng Huawei.

Ông Cotton khẳng định Mỹ, Anh và các đồng minh có thể hợp tác để phát triển mạng 5G ưu việt hơn của Trung Quốc. Đáp lại, phó chủ tịch Huawei Victor Zhang tố cáo Mỹ đang công kích Huawei vì mục đích giành vị thế trên thị trường chứ không phải vì lo ngại an ninh.

Ảnh: Thượng nghị sĩ đảng Cộng Hòa Tom Cotton

Tin tặc Trung Quốc, Iran nhắm vào chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ

Các tin tặc do nhà nước Trung Quốc hỗ trợ đã nhắm vào các nhân viên làm việc cho chiến dịch tranh cử Tổng thống của ứng viên Dân chủ Joe Biden, một giới chức an ninh cao cấp của Google nói ngày 4/6. Giới chức này cũng nói tin tặc Iran vừa mới đây nhắm vào tài khoản email của nhân viên vận động tranh cử của Tổng thống Donald Trump.

Loan báo trên Twitter của người đứng đầu Nhóm Phân tích các mối đe dọa của Google, Shane Huntley, là chỉ dấu mới nhất của việc do thám kỹ thuật số thường xuyên nhắm vào các chính trị gia hàng đầu.

Ông Huntley nói không có chỉ dấu cho thấy chiến dịch tranh cử của ông Trump hay ông Biden bị xâm phạm.

Việc Iran nỗ lực xâm nhập vào email của các nhân viên chiến dịch tranh cử của ông Trump đã được ghi nhận trước đây. Năm ngoái công ty Microsoft loan báo là một nhóm có biệt danh Charming Kitten đã cố gắng xâm nhập tài khoản email của một chiến dịch tranh tử Tổng thống không nêu tên, mà nhiều nguồn tin cho rằng đó là ông Trump.

Trước đây trong năm, công ty do thám những mối đe doạ Area 1 Security nói tin tặc Nga đã nhắm vào các công ty khí đốt Nga, nơi con trai ông Biden từng có chân trong hội đồng quản trị.

Google từ chối đưa ra chi tiết vượt quá những dòng tin của ông Huntley, nhưng việc công bố bất bình thường này là một chỉ dấu cho thấy người Mỹ đã trở nên nhạy cảm như thế nào trong những nỗ lực do thám kỹ thuật số nhằm vào các chiến dịch chính trị.

Chiến dịch tranh cử của ông Trump, Tòa đại sứ Trung Quốc tại Washington và phái bộ Iran tại Liên hiệp quốc ở New York không trả lời yêu cầu bình luận.

Ông John Hultquist, giám đốc về phân tích tình báo của công ty an ninh mạng Mỹ FireEye, mô tả hai nhóm tin tặc là “những phần tử do thám” và nói những người này nỗ lực thu thập tình báo hơn là lấy cắp tài liệu để tiết lộ lên mạng.

FBI và Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia đều từ chối bình luận.

Ảnh: Tổng thống Donald Trump phát biểu vận động tái tranh cử ngày 20-6 tại sân vận động Tulsa, bang Oklahomacó sức chứa 19.000 người

« Sinh viên gián điệp » Trung Quốc, mục tiêu mới của chính quyền Trump ?

Theo lời ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo trong cuộc họp báo về Trung Quốc hôm nay, 29/05/2020, tổng thống Donald Trump sẽ đề cập đến vấn đề các sinh viên Trung Quốc hoạt động gián điệp tại Hoa Kỳ. Theo tờ nhật báo New York Times, chính phủ Mỹ chuẩn bị trục xuất từ 3.000 đến 5.000 sinh viên Trung Quốc có liên hệ với các trường quân sự Trung Quốc. 

Việc Trung Quốc huy động nhiều thành phần để tham gia vào hoạt động gián điệp ở nước ngoài, đặc biệt là tại các nước phương Tây, không có gì là mới mẻ. Điều 7 trong Luật tình báo quốc gia của Trung Quốc có ghi rõ : « Mọi tổ chức hay mọi công dân đều phải hỗ trợ hoạt động tình báo của Nhà nước, giúp Nhà nước và cộng tác với Nhà nước theo quy định của pháp luật »

Riêng Washington từ lâu vẫn cáo buộc Bắc Kinh có nhiều hoạt động gián điệp công nghiệp tại Hoa Kỳ, đồng thời chính quyền Donald Trump xem việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là ưu tiên hàng đầu trong cuộc chiến thương mại giữa hai cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới. Trên đài truyền hình Fox News hôm qua, ngoại trưởng Pompeo đã tuyên bố : « Với tư cách cựu giám đốc CIA, tôi xem mối đe dọa của gián điệp Trung Quốc đối với nước chúng ta là rất nghiêm trọng ». Ông Pompeo cho rằng người dân Mỹ cần biết rằng « đảng Cộng Sản Trung Quốc đã tạo dựng được một ảnh hưởng rất lớn tại Hoa Kỳ ».

Hoạt động của gián điệp Trung Quốc tại Mỹ dường như cũng đã được mở rộng sang lãnh vực y tế. Ngày 13/05 vừa qua, Hoa Kỳ chính thức cáo buộc Trung Quốc đã tìm cách đánh cắp các dữ liệu nghiên cứu của Mỹ về vac-xin ngừa virus corona chủng mới, về thuốc điều trị, cũng như về các xét nghiệm virus. Theo chính quyền Donald Trump, không chỉ có các tin tặc, mà cả các nhà nghiên cứu và sinh viên Trung Quốc cũng tham gia đánh cắp các thông tin trong các trường đại học và phòng thí nghiệm nơi họ đang làm việc.

Nếu đúng là cả sinh viên Trung Quốc cũng tham gia làm gián điệp thì quả thật đây là điều đáng lo ngại cho Hoa Kỳ.

Theo thống kê của Viện Giáo dục Quốc tế (IIE), một hiệp hội lo về các trao đổi quốc tế của sinh viên, sinh viên Trung Quốc chiếm phần lớn nhất trong số các sinh viên ngoại quốc đang học tại Mỹ, với gần 370.000 trong niên khóa 2018-2019, tức là chiếm một phần ba tổng số sinh viên ngoại quốc.

Theo tờ New York Times, từ nhiều tháng qua, các quan chức của Cục điều tra Liên bang Mỹ FBI đã đến các trường đại học lớn ở Hoa Kỳ để cảnh báo về nguy cơ gián điệp Trung Quốc trà trộn vào đây. Nhưng theo tờ Courrier International ngày 12/05, một số giáo sư đại học và tổ chức sinh viên đã bác bỏ những cáo buộc đó, so sánh cuộc « săn đuổi phù thủy » nhắm vào các nhà nghiên cứu, sinh viên Trung Quốc hiện nay giống như vào thời McCarthy nhìn đâu cũng thấy cộng sản.

Phản ứng nói trên cũng là dễ hiểu, bởi vì việc trục xuất hàng ngàn sinh viên Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đến nguồn tài chính của các trường đại học. Mỗi năm, con số gần 370.000 sinh viên Trung Quốc mang lại một khoản thu nhập lên tới 14 tỷ đôla cho các trường đại học Mỹ.

Cho dù có thiệt hại tài chính như vậy đối với các trường đại học, chính quyền Donald Trump dự kiến sẽ có biện pháp mạnh để ngăn chận tình trạng sinh viên Trung Quốc tham gia làm gián điệp và đánh cắp sở hữu trí tuệ. Cụ thể, theo hãng tin Reuters, trong số từ 3.000 đến 5.000 sinh viên Trung Quốc bị nghi làm gián điệp, những người nào đang ở trên đất Mỹ thì sẽ bị hủy visa và sẽ bị trục xuất, còn những người nào đang ở bên ngoài nước Mỹ thì sẽ không được phép quay trở lại. 

Nếu tổng thống Trump ra quyết định như vậy, căng thẳng Mỹ-Trung chắc chắn sẽ tăng thêm một nấc. Nhưng theo Reuters, quyết định trục xuất sinh viên Trung Quốc đã được dự trù từ nhiều tháng qua, không có liên hệ trực tiếp với vấn đề Hồng Kông, mà là nằm trong khuôn khổ chiến dịch “gây áp lực toàn diện” đối với Trung Quốc.

Các công tố viên liên bang Mỹ ở Los Angeles cáo buộc sỹ quan Trung Quốc mới bị bắt có hành động gián điệp có tổ chức.

Ảnh: FBI đăng lệnh truy nã sỹ quan quân đội Trung Quốc Yanqing Ye trên trang web chính thức.

Theo SCMP, chính quyền Mỹ coi vụ bắt giữ sỹ quan quân đội Trung Quốc ở sân bay Los Angeles là nỗ lực ngăn những công nghệ tiên tiến của Mỹ bị quân đội Trung Quốc thu thập.

Hôm 12.6, sỹ quan quân đội Trung Quốc Xin Wang bị bắt vì tội gian lận visa. Ở thời điểm bị bắt, người này đang ở sân bay Los Angeles, chờ chuyến bay trở về Thiên Tân, Trung Quốc.

Vấn đề không đơn giản chỉ là sỹ quan Trung Quốc này nói dối để nhập cảnh vào Mỹ. Người này được Trung Quốc tài trợ kinh phí để thu thập các dữ liệu công nghệ Mỹ”, Nicola Hanna, công tố viên bang California, cho biết trong cáo trạng.

Giới chức Mỹ so sánh hành động của Xin Wang tương tự như trung úy quân đội Trung Quốc Yanqing Ye. Ye bị truy tố tại tòa án Massachusetts vì gian lận visa và gián điệp.

FBI đã ra lệnh truy nã Ye vào tháng Giêng năm nay, sau khi nữ sỹ quan này đã trở về Trung Quốc. Ye cũng nhập cảnh vào Mỹ với mục đích học tập, tham gia nghiên cứu tại trường Đại học Boston, trong giai đoạn từ năm 2017-2019.

Theo cáo trạng, Wang “đã thu thập thông tin khoa học và công nghệ Mỹ bằng các hành động gián điệp và lợi dụng tư cách cá nhân”.

Ở thời điểm bị bắt, Wang là sỹ quan mang hàm thiếu tá, vẫn đang được quân đội Trung Quốc trả lương, theo nội dung ủy quyền bắt giữ Wang của Bộ Tư pháp Mỹ. Wang được Mỹ cấp visa vào năm 2018, với lý lịch ghi rằng đã rời quân ngũ năm 2016.

Cáo trạng cũng nêu rõ “Wang đã xóa dữ liệu trong điện thoại, bao gồm các trao đổi trên WeChat”, trước khi đến sân bay Los Angeles.

Mỹ tố tin tặc liên hệ với Trung Quốc ăn cắp nghiên cứu về COVID

Các tin tặc có liên hệ đến Trung Quốc xâm nhập vào các tổ chức của Mỹ đang nghiên cứu về COVID-19, các giới Mỹ ngày 13/5 cho biết và cảnh báo các nhà khoa học và các giới chức y tế công cộng coi chừng kẻ cắp trên mạng.

Trong một tuyên bố chung, Cục Điều tra Liên bang FBI và Bộ An ninh Nội địa DHS nói FBI đang điều tra các vụ xâm nhập vào các tổ chức của Mỹ do các tin tặc có liên hệ đến Trung Quốc thực hiện và FBI đã theo dõi “nỗ lực tìm kiếm và thủ đắc một cách bất hợp pháp tài sản trí tuệ có giá trị và những dữ liệu y tế công cộng liên hệ đến vaccine, chữa trị, và xét nghiệm từ những mạng lưới và cá nhân liên quan đến những cuộc nghiên cứu về COVID-19.”

Các cuộc nghiên cứu và dữ liệu liên hệ đến virus corona đã nổi lên như một ưu tiên tình báo quan trọng đối với đủ loại tin tặc. Tuần trước Reuters loan tin là gián điệp trên mạng có liên hệ đến Iran đã nhắm vào nhân viên của công ty dược Gilead Sciences của Mỹ. Thuốc chống virus Remdesivir của công ty này là thuốc duy nhất cho tới nay chứng tỏ giúp ích cho các bệnh nhân COVID-19.

Vào tháng 3 và tháng 4, Reuters đã loan tin là các tin tặc nỗ lực xâm nhập Tổ chức Y tế Thế giới giữa lúc đại dịch lây lan trên toàn cầu.

Trung Kiên – Thoibao.de (tổng hợp)

>>> Khẩu chiến dữ dội giữa người Việt và Đại Sứ Quán Trung Quốc tại Hà Nội

>>> Lo sụp đổ – Trung Quốc lập văn phòng “mật vụ đỏ” tại Hồng Kong

>>> Châu Âu cứng rắn với Trung Quốc

https://www.youtube.com/watch?v=jc8c-me-aMA
Trump ra “biện pháp “ bất ngờ – quan chức TQ hết cửa công du

 

Kasse animation 7.8.2023