COVID có thể đã xuất hiện tại Trung Quốc từ lâu trước khi được báo cáo

https://www.youtube.com/watch?v=BCtlBHnN-Wo
Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=BCtlBHnN-Wo

Lượng xe cộ lưu thông tăng mạnh xung quanh những bệnh viện chính ở Vũ Hán từ tháng 8/2019 cho thấy virus corona có thể đã xuất hiện và lây lan khắp miền trung Trung Quốc từ lâu trước khi dịch lần đầu tiên được báo cáo ra thế giới, theo một cuộc nghiên cứu mới của Trường Y Harvard.

Dùng kỹ thuật tương tự như các cơ quan tình báo sử dụng, toán nghiên cứu phân tích những hình ảnh vệ tinh thương mại và “quan sát được sự gia tăng đáng kể lượng giao thông bên ngoài 5 bệnh viện chính của Vũ Hán bắt đầu cuối mùa hè và đầu mùa thu 2019,” theo bác sĩ John Brownstein, giáo sư trường Y Harvard, người đứng đầu cuộc nghiên cứu.

Bác sĩ Brownstein, cũng là cộng tác viên cho ABC News, cho biết lượng giao thông gia tăng cũng “trùng hợp với” sự gia tăng tìm kiếm thông tin trên internet tại Trung Quốc về “một vài triệu chứng, sau này được xác định là gần với những triệu chứng của virus corona.”

Dù ông Brownstein công nhận chứng cớ này là gián tiếp, nhưng ông nói cuộc nghiên cứu là một điểm dữ liệu quan trọng mới về nguồn gốc bí mật của virus corona.

Có chuyện gì đó xảy ra trong tháng 10,” ông Brownstein, viên chức đứng đầu sáng kiến tại Bệnh viện Nhi đồng Boston đồng thời là giám đốc Phòng thí nghiệm Dịch tễ học Vi tính của trung tâm y khoa này nói.

Rõ ràng có một vài mức độ gián đoạn xã hội diễn ra trước khi điều được xác nhận trước đây là khởi điểm của đại dịch virus corona bắt đầu.”

Kể từ khi dịch bệnh bùng phát tại Trung Quốc năm ngoái, virus corona đã quét qua toàn thế giới, lây nhiễm gần 7 triệu người và giết chết hơn 400.000 người, theo Trường đại học John Hopskins. Nhiều người tin rằng virus này từ động vật lây sang người và cướp đi sinh mạng con người tàn khốc nhất kể khi đại dịch cúm Tây Ban Nha cách đây một thế kỷ.

Dù các giới chức Trung Quốc mãi tới ngày 31/12 năm ngoái mới chính thức thông báo cho Tổ chức Y tế Thế giới biết rằng một loại virus gây bệnh đường hô hấp càn quét qua Vũ Hán, nhưng tình báo Mỹ nắm bắt được vấn đề rất sớm vào cuối tháng 11 năm ngoái và thông báo cho Ngũ Giác Đài, theo 4 nguồn tin được thuyết trình về những thông tin mật cho biết.

Phóng viên BBC từ Bắc Kinh, John Sudworth, nói rằng có những giới hạn về dữ liệu mà các nhà nghiên cứu sử dụng. Chẳng hạn như không phải lúc nào cũng có thể so sánh những hình ảnh vệ tinh được chụp vào cùng một ngày trong các năm khác nhau liên tiếp, do mây có thể che phủ một phần trong các tấm ảnh.

Tuy nhiên, nếu như có tình trạng lây nhiễm – mà có thể là khi đó chưa bị phát hiện – thì một số người có thể đã rời Vũ Hán đi ra nước ngoài, và điều đó phù hợp với một số bằng chứng khác mà chúng ta đã bắt đầu nhìn đến ở một số vùng trên thế giới, theo đó cho thấy có những ca đã nhiễm Covid-19 từ sớm, phóng viên BBC nói.

Tuy nhiên, có thể sẽ là không công bằng nếu sử dụng kết quả nghiên cứu làm bằng chứng về việc Trung Quốc đã che đậy hoặc phản ứng chậm đối với bệnh dịch, bởi với loại bệnh chưa từng biết tới từ trước tới nay, khi nó xảy ra trong một cộng đồng thì rất có thể đã có sự lây lan nhưng không bị phát hiện trước khi chính thức được thông báo, phóng viên BBC nói thêm.

Trung Quốc báo về các ca viêm phối không rõ nguyên nhân cho WHO vào hôm 31/12/2019.

Chín ngày sau, giới chức Trung Quốc tiết lộ rằng họ đã phát hiện ra một chủng virus corona mới (về sau được đặt tên là Sars-Cov-2, là loại virus đã gây ra bệnh dịch Covid-19) trong một số các ca viêm phổi.

Vũ Hán và các thành phố khác của Trung Quốc đã bị phong tỏa từ 23/1/2020.

WHO công bố Covid-19 là Mối Quan ngại Toàn cầu đối với Tình trạng Khẩn cấp trong Y tế Cộng đồng vào ngày 30/1/2020, sau khi có 82 ca dương tính được xác nhận ở bên ngoài Trung Quốc.

Trong hôm thứ Ba 9/6/2020, các chuyên gia dịch tễ đã đặt câu hỏi về một tuyên bố của WHO theo đó nói việc lây nhiễm Covid-19 từ những người không có triệu chứng bệnh là “rất hiếm“, Reuters tường thuật.

Các chuyên gia nói chỉ dẫn này của WHO có thể đã khiến chính phủ các nước gặp vấn đề khi cân nhắc việc dỡ bỏ lệnh phong tỏa.

Ảnh: Tiến sỹ Johnh Brownstein, người dẫn đầu nhóm nghiên cứu từ Havard

Ông Brownstein và toán của ông, bao gồm các nhà nghiên cứu thuộc Trường đại học Boston và Bệnh viện Nhi đồng Boston, đã mất hơn một tháng nỗ lực tìm ra chỉ dấu là thời điểm nào cư dân tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc lần đầu tiên bị virus tấn công.

Bắt đầu bằng gần 350 hình ảnh do các vệ tinh tư nhân bay xung quanh trái đất chụp, cuộc nghiên cứu của ông Brownstein đầu tiên xem xét lượng giao thông và lượng xe đậu bên ngoài những bệnh viện chính tại Vũ Hán trong hai năm qua.

Vào ngày 10/10/2018 có 171 xe đậu tại bãi đậu xe của Bệnh viện Tianyou Vũ Hán, một trong các bệnh viện lớn nhất của thành phố. Một năm sau đó, vệ tinh ghi nhận 285 xe—tăng 67%, theo dữ liệu các nhà nghiên cứu duyệt lại và chia sẻ với NBC News.

Các bệnh viện khác cũng cho thấy gia tăng 90%, khi so sánh với lượng giao thông từ mùa thu năm 2018 và 2019, theo cuộc nghiên cứu. Tại Trường đại học Y Tongji ở Vũ Hán, lượng giao thông gia tăng được phát hiện vào giữa tháng 9/2019.

Ông Tom Diamond, chủ tịch RS Metrics, làm việc với toán nghiên cứu của ông Brownstein, nói với ABC News là khu vực Vũ Hán rõ ràng đã trải qua một vấn đề y tế rộng lớn trong nhiều tháng trước khi chính phủ Trung Quốc công khai nhìn nhận là việc lây nhiễm đã lan tràn qua thành phố đông dân này. Loan báo đó được đưa ra vào Đêm Giao thừa khi Ủy viên Y tế Thành phố Vũ Hán báo cáo có một “chuỗi” các ca sưng phổi trong thành phố.

Cựu quyền Thứ trưởng Bộ An ninh Nội địa Mỹ John Cohen, người giám sát những hoạt động tình báo của Bộ dưới thời chính quyền Obama, nói cuộc nghiên cứu mới cho thấy COVID-19, hiện đã giết chết hơn 110.000 người Mỹ, dường như do những người từ Vũ Hán mang vào Mỹ trước khi virus được phát hiện.

Ông Brownstein nói ông và những nhà nghiên cứu của ông nhận thấy dữ liệu xe cộ lưu thông tới bệnh viện đáng chú ý hơn sau khi đào sâu vào những cuộc truy tìm trên internet. Vào khoảng thời gian lượng giao thông bệnh viện gia tăng, lượng giao thông trên mạng vùng Vũ Hán cũng gia tăng trong số những người sử dụng dùng mạng Baidu của Trung Quốc để truy tìm tin tức về “ho” và “tiêu chảy,” là những triệu chứng liên hệ chặt chẽ đến COVID-19.

Ông Brownstein và toán nghiên cứu của ông từng dùng hình ảnh vệ tinh năm 2015 để điều tra xem hệ thống chăm sóc sức khỏe có thể tiên đoán sự bùng phát của những chứng bệnh như cúm xảy ra như thế nào.

Ảnh: Bà Hoa Xuân Oánh – Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh trong cuộc họp báo hôm thứ Ba đã bác bỏ kết quả nghiên cứu trên.

Tôi thấy là thật lố bịch, cực kỳ lố bịch khi đưa ra kết luận này, dựa trên những quan sát hời hợt như dựa vào lượng xe cộ đi lại,” bà nói.

WHO cảnh báo tình hình COVID-19 “ngày càng xấu đi” trên toàn cầu.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết tình hình đại dịch virus corona đang trở nên tồi tệ hơn trên toàn cầu và cảnh báo các nước không được chủ quan.

Hôm 8/6, WHO cho biết họ đã ghi nhận số ca nhiễm mới trong ngày cao nhất khi dịch COVID-19 đang hoành hành khắp châu Mỹ. Đại dịch đã khiến hơn 7 triệu người nhiễm bệnh và hơn 400.000 người tử vong kể từ khi được phát hiện tại Vũ Hán, Trung Quốc tháng 12 năm ngoái.

Sau Đông Á, châu Âu trở thành tâm chấn của dịch bệnh, nhưng hiện tại nó đã chuyển sang châu Mỹ.

Mặc dù tình hình ở châu Âu đang được cải thiện, nhưng trên phạm vi toàn cầu nó lại trở nên tồi tệ hơn,” Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus phát biểu trong cuộc họp trực tuyến tại Geneva hôm 8/6.

Hơn 100.000 ca nhiễm mới đã được báo cáo trong 9 trên tổng số 10 ngày qua. Và hôm qua 7/6, hơn 136.000 ca nhiễm mới được ghi nhận, con số lớn nhất trong một ngày kể từ đầu dịch,” ông Tedros nói.

Tổng Giám đốc WHO thông báo rằng 75% các trường hợp nhiễm vào hôm Chủ nhật 7/6 đến từ 10 quốc gia, chủ yếu ở châu Mỹ và Nam Á.

Ảnh: Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus

Ông Tedros cũng lưu ý rằng tại các quốc gia nơi tình hình đang được cải thiện, “mối đe dọa lớn nhất hiện nay là sự tự mãn,” và nói thêm rằng “hầu hết mọi người trên thế giới vẫn dễ bị nhiễm bệnh.”

Các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm hiện đang cảnh báo các cuộc biểu tình lớn trên đường phố tại các thành phố lớn ở Mỹ sau cái chết của người đàn ông da màu George Floyd có thể mang đến nguy cơ của một đợt bùng phát dịch mới.

Chúng tôi khuyến khích tất cả những người biểu tình trên thế giới cần thực hiện điều này một cách an toàn,” ông Tedros khuyến cáo, đề nghị mọi người cách nhau ít nhất 1m, rửa tay, che miệng khi ho và đeo khẩu trang nếu tham gia biểu tình.

Hôm 8/6, các nhà nghiên cứu của Đại học Washington đã ước tính rằng khoảng 145.728 người có thể chết vì COVID-19 tại Mỹ vào tháng 8, tăng hơn 5.000 trường hợp so với dự báo trước đó vài ngày.

Nước Mỹ đã ghi nhận hơn 1,9 triệu ca nhiễm COVID-19 và hơn 110.000 ca tử vong, theo số liệu từ trường Đại học Johns Hopkins.

Giám đốc điều hành Chương trình Khẩn cấp y tế của WHO Michael Ryan nhấn mạnh ông hy vọng những ai cảm thấy không khỏe thì nên ở nhà và không tham gia bất kỳ cuộc tụ tập đông người nào.

Covid-19: TNS Mỹ cáo buộc TQ cản trở phương Tây tìm vaccine

Ảnh: Thượng nghị sỹ Rick Scott

Tranh cãi Mỹ-Trung lại bùng lên tranh cãi quanh chuyện virus corona, với việc một thượng nghị sỹ Mỹ cáo buộc Bắc Kinh đang tìm cách chặn việc phát triển vaccinne ở phương Tây.

Ông Rick Scott nói có bằng chứng từ “các nguồn tin tình báo của chúng tôi” nhưng không đưa ra chi tiết để chứng minh cho tuyên bố này.

Trong lúc đó, Trung Quốc đưa ra một tài liệu nhằm bảo vệ cho các hoạt động phòng chống virus của mình, và nói rằng họ đã báo cho Hoa Kỳ từ hôm 4/1.

Thượng nghị sỹ phe Cộng hòa ở Florida, người có chân trong ủy ban an ninh quốc nội và một số cơ quan khác, đã ra các cáo buộc trong chương trình Andrew Marr Show của BBC.

Ông nói: “Chúng ta cần phải làm ra vaccine. Thật không may là chúng tôi có bằng chứng cho thấy Trung Quốc cộng sản đang tìm cách phá hoại chúng tôi hoặc là làm chậm tiến trình tìm ra vaccine.”

Một số chuyên gia cho rằng nhân loại có thể tìm ra vaccine trị Covid-19 vào giữa năm 2021, nhưng không ai đảm bảo được chắc chắn điều này

Ông nói: “Trung Quốc không muốn chúng tôi, và nước Anh cũng như châu Âu tạo ra được vaccine trước. Họ đã quyết định trở thành đối thủ của Mỹ và các nền dân chủ trên thế giới.”

Ông Scott, người vốn là một ủng hộ viên đáng tin cậy của Tổng thống Donald Trump, đã bị hỏi lại, và ông nói “bằng chứng” được đưa ra từ các đơn vị tình báo và lực lượng có vũ trang. Ông nói thêm: “Có những thứ tôi không thể thảo luận… tôi được cung cấp thông tin.”

Ông nói nếu như “Anh hoặc Mỹ làm được đầu tiên thì chúng ta sẽ chia sẻ. Trung Quốc cộng sản sẽ không chia sẻ“.

Bắc Kinh vẫn chưa phản hồi gì đối với các cáo buộc mà ông Scott tung ra, nhưng trong một tài liệu mà nước này mới công bố liên quan tới phản ứng của Trung Quốc đối với bệnh dịch, Bắc Kinh nói họ đã báo tin cho Hoa Kỳ từ hôn 4/1, khi bệnh dịch vẫn còn chưa được biết đến nhiều.

Bắc Kinh liệt kê ra một cuộc điện thoại thông báo tình hình giữa giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Dịch bệnh Trung Quốc với người tương nhiệm phía Mỹ.

Trung Quốc nói trong văn bản mới này rằng họ đã hành động hoàn toàn công khai, minh bạch và có trách nhiệm.

Trung Kiên – Thoibao.de (tổng hợp)

>>> Chế độ toàn trị Trung Quốc – Mối đe dọa cho Việt Nam và các quốc gia láng giềng

>>> Lo Trung Quốc thâu tóm – Việt Nam chuẩn bị ra luật

>>> Mỹ tố Trung Quốc “chơi xấu” trong cuộc đua tìm vắc-xin viêm phổi Vũ Hán

https://www.youtube.com/watch?v=AntMpEK5Q9s
Chế độ toàn trị TQ – mối “nguy” cho VN và thế giới

 

Kasse animation 7.8.2023