Chánh án Nguyễn Hòa Bình và cuộc đua giành “ghế” Phó Thủ tướng?

Bình luận về phán quyết ý án tử hình Hồ Duy Hải đang gây ra một làn sóng phẫn nộ trong dân chúng, nhà văn Lưu Trọng Văn, con trai nhà thơ nổi tiếng Lưu Trọng Lư, đưa ra nhận định khá sốc rằng dường như ông Chánh án Tòa tối cáo Nguyễn Hòa Bình đang dùng một mạng người như là một đòn phép trong cuộc đua vào Bộ Chính trị, để vượt lên trên một nhân vật sáng giá khác là ông Lê Minh Trí, Viện Trưởng Viện KSND tối cao. Ông Lê Minh Trí là người đã ký Quyết định kháng nghị giám đốc ngày 22 tháng 11 năm 2019, tạo ra cơ hội cho Hồ Duy Hải, nhưng nay chính ông Nguyễn Hòa Bình lại là người bóp nghẹt hy vọng này.

Nhà Văn Lưu Trọng Văn viết trên trang Facebook cá nhân có 74 ngàn người theo dõi như sau: “Đại hội 13 của đảng CSVN đang vào cuộc đua quyết liệt. Các đối thủ đã tung đòn?

Nhưng cái ghế uỷ viên BCT phó thủ tướng phụ trách nội chính thì chỉ có một.”

Ảnh: Nhà Văn Lưu Trọng Văn

Theo thông tấn vỉa hè của Dân chém gió thì có khả năng vào cái ghế quyền lực kia có vài ứng viên mà trong số ứng viên sáng giá có thể có:

Một là – Ngài chánh án Toà án NDTC Nguyễn Hoà Bình, sinh năm 1958 tại Quảng Ngãi, miền Trung.

Hai là – Ngài Lê Minh Trí viện trưởng Viện KSND TC sinh năm 1960 tại Sài Gòn, miền Nam

Nếu vị này được chọn thì nhiều khả năng vị kia phải về vườn.

Phiên toà Hồ Duy Hải đầy tai tiếng đối với Nguyễn Hoà Bình khi năm 2008 xảy ra vụ án thì ngài là phó thủ trưởng cơ quan điều tra của bộ CA và năm 2011 ngài trên cương vị viện trưởng Viện KSND TC đã kiến nghị lên chủ tịch nước y án tử hình Hồ Duy Hải.

Nếu giám đốc thẩm này cho rằng vụ án Hồ Duy Hải phải điều tra lại theo yêu cầu của chính đối thủ Lê Minh Trí thì sự nghiệp của ngài coi như kết thúc, còn uy tín của đối thủ sẽ vù vù… sáng.

Phải chăng đó chính là nguyên nhân ngài quyết định trực tiếp làm chủ toạ phiên toà để bảo đảm chiến thắng tuyệt đối: y án tử hình chàng trai Long An, bất chấp tiếng khóc gào của người mẹ để chứng minh mình đúng chứ không hề do cái gọi là “lương tâm thức tỉnh” mà gã và không ít người le lói hy vọng.

Và phải chăng đó cũng là lý do vì sao ngài cùng 16 thẩm phán thuộc phe ngài đã biểu quyết tán thành tuyệt đối khi khẳng định kiến nghị của Viện KSNDTC mà ngài Lê Minh Trí là viện trưởng xét xử lại vụ án Hồ Duy Hải là trái pháp luật – một việc chưa từng có ở các phiên toà VN.

Ảnh: 17/17 vị thẩm phán đã biểu quyết tán thành tuyệt đối tỷ lệ 100% cho việc y án tử hình Hồ Duy Hải, kể cả ý kiến cho rằng kháng nghị của Viện Trưởng Viện KSND Tối cao là không đúng pháp luật

Chắc giờ này sau phiên toà… toàn thắng ngài đang hể hả

Trí kém, Trí làm trái luật, Trí phải mất… trí.

Bình giỏi, Bình tuân thủ luật, Bình phải… bình.”

Rốt cuộc ngài vì công lý, vì Dân, vì Luật hay vì cái gì đây?

Một nhà lý luận có uy tín của đảng vừa gửi cho gã một số bài viết của ông về công tác nhân sự và clip phát biểu của chủ tịch Nguyễn Phú Trọng về vấn đề chọn nhân sự lãnh đạo.” Nhà văn Lưu Trọng Văn quen các tự xưng mình là “”. Ông viết tiếp:

Gã trả lời:

Vấn đề mấu chốt nhất của nhân sự trong giai đoạn này chính là thượng tôn pháp luật. Vụ án Hồ Duy Hải với xét xử của 17/17 thẩm phán tối cao, trong đó có bí thư TW Nguyễn Hoà Bình là điển hình của một loại lãnh đạo bất chấp pháp luật. Luật mà chính các quan toà tối cao không biết hoặc bất chấp là điển hình của lỗ hổng các nguyên tắc chọn lựa nhân sự hiện nay.

Rõ ràng bác cả Trọng không thể làm công tác nhân sự tốt cho đại hội đảng 13 nếu chính bác ấy không nhận ra cái thước đo cốt lõi của nhân sự là hiểu biết pháp luật và thượng tôn pháp luật.

Và, bác ấy nếu thật sự vì Dân, vì Nước sẽ cô độc không đủ sức loại ra những kẻ bất chấp pháp luật, đi lên nhờ chạy chức chạy quyền và lợi ích nhóm, hiện đang dày đặc trong guồng máy và không đủ tinh tường tìm ra những người lãnh đạo dám thanh thản thề thượng tôn pháp luật và hành động đúng pháp luật, nếu không lấy công luận và phản biện của Nhân Dân làm đồng minh lúc này.

Chiều ngày 8/5, kết thúc phiên giám đốc thẩm vụ Hồ Duy Hải, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình (chủ tọa) cùng các thành viên trong Hội đồng thẩm phán đã giơ tay biểu quyết, tuyên y án tử tù Hồ Duy Hải – đã khiến nhiều người cho rằng việc phán quyết này là không vô tư, thiếu tính độc lập trong xét xử,…. vì: Năm 2011, chính ông Nguyễn Hòa Bình (thời điểm này đang giữ chức Viện trưởng Viện KSND tối cao) đã ra quyết định không kháng nghị vụ Hồ Duy Hải, sau khi có đơn kêu oan của bà Nguyễn Thị Loan – mẹ của Hải.”

Ảnh: ông Nguyễn Hòa Bình đã nắm cả ba (03) chức vụ điều tra truy tố và nay là xét xử trong suốt quá trình 13 năm giải quyết án oan Hồ Duy Hải. Khi vụ án đang điều tra thì ông là Phó thủ trưởng cơ quan điều tra Bộ Công an, ông làm ngơ việc cấp dưới đem dao thớt ở chợ về làm vật chứng. Khi làm Viện Trưởng VKSNDTC ông bác bỏ kháng nghị vụ án. Nay làm Chánh án Chủ tọa của phiên tòa Giám đốc thẩm, ông tiếp tục bỏ qua mọi thứ căn cứ lủng củng thiếu thuyết phục để buộc Hồ Duy Hải phải chết

Các thành viên của Hội đồng thẩm phán đều chịu áp lực vì là cấp dưới của ông Nguyễn Hòa Bình,…

Ngoài ra, 17/17 thành viên của Hội đồng thẩm phán cùng biểu quyết cho rằng kháng nghị của VKSND Tối cao là “không đúng pháp luật”, cũng khiến nhiều người đặt nghi vấn,…

ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng – Phó Trưởng ban Dân nguyện của Ủy Ban Thường vụ Quốc hội đã có ý kiến xung quanh về những vấn đề này.

Theo ông Nhưỡng, “khi Chánh án TAND Tối cao từng là Viện trưởng Viện KSND Tối cao, là người trực tiếp không kháng nghị vụ việc, mà bây giờ lại ngồi ghế chủ tọa để xét xử thì đương nhiên xã hội, người dân, cử tri có quyền nghi ngờ tính công minh, thiên vị, vô tư của Chánh án TAND Tối cao; nghi ngờ việc mang tính định kiến tư pháp vào ghế chủ tọa”.

Trước phiên xử, người dân đã đặt câu hỏi “liệu Chánh án Nguyễn Hòa Bình có vượt qua được chính bản thân mình hay không?” thì đến bây giờ, với tất cả các tình tiết, diễn biến của phiên xử, cả xã hội đều cho rằng “việc kết luận Hồ Duy Hải có tội là một sự khiên cưỡng”.

Cũng theo ông Nhưỡng, quá trình điều tra vụ án đã “không đến nơi đến chốn, có sai sót”, nhiều tình tiết vụ án chưa được làm rõ như: vết máu, dấu vân tay, công cụ phạm tội (thớt, dao toàn những thứ mua ở chợ mang về), hay chi tiết Nguyễn Văn Nghị – người tình nghi lớn nhất lại không được đưa vào vụ án.

Về việc, Hội đồng thẩm phán đưa ra biểu quyết khẳng định kháng nghị của Viện KSND Tối cao là không đúng pháp luật, ông Nhưỡng cho rằng “điều này là không có cơ sở”.

Tôi đề nghị Chánh án Nguyễn Hòa Bình giải thích có điều luật nào cho phép đi biểu quyết một kháng nghị của VKSND Tối cao là “không đúng pháp luật không”? Và hình thức xử lý đối với kháng nghị không đúng pháp luật này là gì” – ông Nhưỡng nói và yêu cầu Chánh án Nguyễn Hòa Bình báo cáo trước Quốc hội để xem xét.

Về việc 17 thẩm phán cùng biểu quyết y án tử tù Hồ Duy Hải liệu có công bằng, có đại diện cho công lý, ông Lưu Bình Nhưỡng cho rằng “Tôi nhìn con số 17/17, tôi không dám võ đoán, nhưng mà nhiều người họ cũng nói với tôi là không phải hoàn toàn 17/17 đều biểu quyết, có những người biểu quyết là do bắt buộc. Có ai lại dám không biểu quyết trước mặt Chánh án TAND Tối cao – Thủ trưởng của mình không?.

Người dân đang nghi ngờ về tính độc lập của Thẩm phán. Tôi đã phát biểu tại kỳ họp thứ 4 của Quốc hội, và tôi cho rằng nếu Thẩm phán Việt Nam không đủ bản lĩnh, không độc lập, thì đó là một điều đáng buồn. Đó không còn là một nền Tư pháp nữa. Vì độc lập là cốt lõi của nền Tư pháp. Không độc lập thì rất khó. Như vậy, án oan sai về dân sự, hình sự sẽ tiếp tục tăng”.

Nói về tính độc lập của Tư pháp, ông Nhưỡng cho hay “bản thân thẩm phán phải độc lập, không chịu bất cứ chỉ đạo nào, cho dù là cấp ủy, cho dù là thủ trưởng của mình”; “tòa án cấp huyện không phải là cấp dưới của tòa cấp tỉnh, tòa cấp tỉnh không phải cấp dưới của tòa cấp cao, tòa cấp cao không phải cấp dưới của tòa tối cao”; “Mỗi tòa án là thực thể độc lập, mỗi thẩm phán, mỗi hội thẩm nhân dân là một thực thể độc lập, mỗi hội đồng xét xử là một thực thể độc lập”,… Do đó, theo ông Nhưỡng, cần phải bàn lại tính độc lập của nền Tư pháp, mà có muốn có tính độc lập thì phải có kiến thức, thái độ, kỹ năng.

Tôi có hỏi một số người, nếu trường hợp ông là thẩm phán tối cao ngồi ở đấy, thì ông có biểu quyết theo không. Họ bảo, họ không thể không biểu quyết, không thể làm trái được” – ông Nhưỡng nói.

Hà Nội Tiến sĩ luật Lê Thanh Vân, đại biểu Quốc hội, kiến nghị Quốc hội giám sát tối cao vụ án Hồ Duy Hải bởi cho rằng không đơn giản là xem xét tính mạng một con người.

Ảnh: đại biểu Quốc hội, Tiến sĩ luật Lê Thanh Vân

Ngày 8/5, sau quyết định giám đốc thẩm, ông Lê Thanh Vân đã có kiến nghị với Chủ tịch Quốc hội đề xuất Uỷ ban Thường vụ hoặc Quốc hội vào cuộc ngay để giám sát tối cao với vụ án.

– Ông đánh giá thế nào về quyết định của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao trong vụ án Hồ Duy Hải? Phóng viên đặt câu hỏi.

– Tôi cho rằng quyết định của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao trong phiên giám đốc thẩm giải quyết không thoả đáng các căn cứ VKSND Tối cao đưa ra trong kháng nghị.

Khi theo dõi vụ án này, tôi chưa từng để cảm xúc lấn át lý trí. Thâm tâm tôi luôn cầu mong nỗi oan khuất của hai cô gái chết trẻ phải được làm rõ và thân nhân của họ tin tưởng vào sự nghiêm minh của pháp luật. Kẻ thủ ác phải bị trừng trị đích đáng song phải đúng người, đúng tội.

– Quyết định giám đốc thẩm nhận định có sai sót trong quá trình tố tụng nhưng không huỷ án để điều tra lại, ông đánh giá thế nào? Phóng viên đặt câu hỏi.

– Điều này tạo tiền lệ không tốt cho trình tự tố tụng với những vụ án sau này. Không tốt về mặt tiền lệ vì người ta cho rằng sai phạm trong tố tụng không ảnh hưởng đến bản chất vụ án, từ đó có thể chủ quan, xem thường quy trình tố tụng.

Tôi cho rằng Quốc hội cũng cần giám sát lập luận “sai sót trong quá trình điều tra nhưng không ảnh hưởng đến bản chất vụ án” của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao.

Kháng nghị của VKSND Tối cao không đề cập việc Hải bị oan mà chỉ kiến nghị yêu cầu xem xét lại đúng pháp luật các diễn biến của vụ án. Tôi và nhiều người khác cũng yêu cầu vụ việc xử lý theo trình tự và căn cứ vào pháp luật một cách thuyết phục chứ chưa bình luận Hải có oan hay không. Quá nhiều thủ tục tố tụng vi phạm thì vụ án cần được điều tra lại.

Hơn nữa, cơ quan tố tụng phải tôn trọng nguyên tắc suy đoán vô tội đã được quy định tại điều 31 của Hiến pháp và điều 13 của Bộ luật Tố tụng hình sự, nghiêm cấm suy luận chủ quan, dễ dẫn đến hàm oan cho người vô tội.

– Sau quyết định giám đốc thẩm, vụ án có thể được xem xét theo quy trình nào? Phóng viên đặt câu hỏi.

– Tôi cho rằng vẫn có thể áp dụng trình tự tố tụng đặc biệt để xem xét bản án giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán. Theo điều 404 của Bộ luật Tố tụng hình sự, Uỷ ban Thường vụ, Uỷ ban Tư pháp, Viện trưởng VKSND Tối cao và Chánh án TAND Tối cao có quyền yêu cầu xem xét lại.

Bằng phương pháp loại trừ, Viện trưởng VKSND Tối cao vừa đưa ra kháng nghị, Chánh án là chủ toạ hội đồng xét xử vừa diễn ra, vậy chỉ còn Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Uỷ ban Tư pháp. Trong đó, Uỷ ban Tư pháp đã vào cuộc năm 2015, nên tôi đề nghị Thường vụ Quốc hội giám sát vụ án này để từ đó yêu cầu Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao xét xử lại.

Ảnh: bà Nguyễn Thị Loan mẹ của Hồ Duy Hải bên ngoài tòa án, đang gào khóc trong tuyệt vọng sau khi biết phán quyết của Tòa giữ nguyên án tử hình con trai mình

Căn cứ để yêu cầu xét xử lại là đã có vi phạm nghiêm trọng tố tụng dẫn đến việc xem xét thiếu khách quan, hoặc có tình tiết thay đổi bản chất vụ án.

Bên cạnh đó, tính khách quan của phiên toà giám đốc thẩm cần được đảm bảo vì Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hoà Bình năm 2011 là Viện trưởng VKSND Tối cao đã ký bản không kháng nghị, tức là khẳng định vụ án đã đúng người đúng tội.

Uỷ ban Thường vụ có thể là một chủ thể giúp Quốc hội giám sát Tối cao với hoạt động xét xử nói chung của toà án và riêng đối với vụ án này. Ngoài ra, theo thủ tục tố tụng đặc biệt, Uỷ ban Thường vụ có quyền yêu cầu Hội đồng thẩm phán xem xét lại bản án. Trước đây, Quốc hội khoá 11 cũng từng lật lại một vụ án oan sai.

– Ông thấy cần rút ra điều gì? Phóng viên đặt câu hỏi.

– Đó là bài học về tuân thủ pháp luật, nghĩa là từ bước đầu tiên của quá trình điều tra đến khâu cuối cùng là xét xử. Pháp luật phải được thực thi, cẩn trọng từng li từng tí, nhất là vụ án hình sự.

Bài học thứ hai là sự giám sát của cơ quan chức năng với hoạt động tư pháp, đặc biệt là vai trò giám sát của nhân dân, phương tiện truyền thông. Quá trình tố tụng phải minh bạch, có sự tham gia của các thành phần theo luật định, phải bình đẳng, công khai, có mặt luật sư, người bào chữa ngay từ đầu để tránh bức cung nhục hình, thay đổi hiện trường, thay đổi vật chứng. Cán bộ điều tra phải có đầy đủ năng lực để thu thập chứng cứ, bảo vệ hiện trường.

Vụ Hồ Duy Hải không đơn giản chỉ là xem xét tính mạng một con người. Nền tư pháp phải tuân theo pháp luật một cách độc lập.

– Ông đã thực hiện quyền giám sát của đại biểu Quốc hội với vụ án này như thế nào? Phóng viên đặt câu hỏi.

– Tôi đã thực hiện quyền giám sát, đã kiến nghị Chủ tịch Quốc hội xem xét đưa hoạt động giám sát của Quốc hội đối với hoạt động của toà án thông qua vụ án. Tôi sẽ kiên trì bảo vệ quan điểm đấy để xúc tiến sớm hoạt động giám sát, đáp ứng sự mong mỏi của người dân hiện nay.

Vụ việc này dù đúng sai thế nào thì trước hết các cơ quan tố tụng phải thực hiện nghiêm quy định của pháp luật, sau đó mới đánh giá yếu tố chứng cứ vật chứng, đánh giá yếu tố cấu thành tội phạm.

Và nếu vụ việc một lần nữa được xem xét lại thấu đáo, dù có sở hữu nhiều tài sản và biệt thự trăm tỷ, thđây lại trở thành một phán quyết cuối cùng với sinh mạng chính trị của ông Nguyễn Hòa Bình.

Thu Thủy từ TpHCM – Thoibao.de (tổng hợp)

Khối tài sản trăm tỷ của N.Hòa Bình – Chánh án TAND Tối cao
Kasse animation 7.8.2023