Việt Nam giới nghiêm – trên 90 triệu người bị “khóa cứng”

Ngày 29/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tổ chức cuộc họp trực tuyến của với với lãnh đạo năm tỉnh, thành phố lớn là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ.
Cuộc họp chỉ rõ nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng tăng cao đặc biệt liên quan tới vụ lây nhiễm diện rộng ở Bệnh viện Bạch Mai.

Là bệnh viện trung ương hàng đầu, Bạch Mai thường xuyên có rất đông người ra vào mỗi ngày. 40.000 người từng ra vào bệnh viện này trong những ngày gần đây và do đó, thuộc diện cần theo dõi hoặc cách ly là con số ấn tượng được đề cập đến trong cuộc họp.
Như vậy, với hơn 7.000 người đã xác định được tới nay mới chỉ chiếm khoảng một phần sáu tổng số cần theo dõi, cách ly.
Phó giám đốc bệnh viện cho biết tính đến cuối giờ chiều Chủ Nhật 29/3 đã có kết quả xét nghiệm đối với ba phần tư trong tổng số hơn 7.000 mẫu xét nghiệm các cá nhân có liên quan, cho đến nay đều là âm tính.
Trong 3 ca lây nhiễm trong nước tính đến 6 giờ chiều Chủ Nhật 29/3 thì có đến 2 ca đến từ ổ dịch lớn nhất này trong đó : một người là bệnh nhân từng chữa trị bệnh khác ở Bệnh viện Bạch Mai, và một người là nhân viên của công ty cung cấp dịch vụ nước sôi cho Bệnh viện Bạch Mai.

Công tác khoanh vùng, tìm kiếm những người có thể phơi nhiễm dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán tại Bệnh viện Bạch Mai vẫn còn nhiều khó khăn.

Truyền thông trong nước đưa tin : Hà Nội đề nghị “đóng băng” bệnh viện sớm nhưng đề xuất không được chấp thuận. Theo đó, Bạch Mai chỉ “đóng băng” một số tầng, khoa nơi có bệnh nhân dương tính.
Tiếp đó, sau ngày 20/3 bệnh viện đã chuyển trên 5.100 bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai về các tỉnh, thành phố miền Bắc, cùng với đó đã tiếp nhận gần 1.600 người.
Với gần 1.600 người chuyển về Hà Nội, Chủ tịch thành phố Hà Nội, ông Chung cho biết trong hai ngày qua đã xác minh được nhân thân, lai lịch và ra quyết định cách ly tại nhà, đang triển khai lấy mẫu xét nghiệm cho trên 1.300 người.
Nhưng vấn đề phát sinh là những người đi cùng với bệnh nhân, rồi người vào thăm trong Bệnh viện Bạch Mai.
Hà Nội cũng đã triển khai rà soát toàn bộ bệnh nhân chạy thận nhân tạo ngụ ở “xóm chạy thận” đối diện Bệnh viện Bạch Mai, tất cả trường hợp bệnh nhân ở các tỉnh thành đến nội trú, khoảng 300 người thường xuyên hiến máu cho Bệnh viện Bạch Mai.
Nguy cơ tiếp theo từ Công ty Trường Sinh có 23 nhân viên hằng ngày đưa phích nước cho tất cả các khoa. Bộ phận nấu cháo phở cung cấp theo yêu cầu cho bệnh nhân. Bộ phận nấu ăn hằng ngày cung cấp cho khoảng 5.000 – 6.000 nhân viên trong Bệnh viện Bạch Mai ăn tại tòa nhà tầng 2.

Ổ dịch tại Bệnh viện Bạch Mai khiến tình hình dịch bệnh tại Hà Nội trở nên phức tạp hơn khi trong ngày 29/3, Hà Nội cũng bắt đầu phong tỏa khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Xanh Pôn, với 41 bệnh nhân đang điều trị, nhiều người nhà, bác sĩ trực cũng bị cách ly , lý do bệnh nhân thứ 175 làm việc tại nhà ăn Bệnh viện Bạch Mai đã đi thăm con đang điều trị tại Bệnh viện Xanh Pôn tối 26/3.

Ảnh : Ổ dịch từ Bệnh viện Bạch Mai đã lan sang Bệnh viện Xanh Pôn

Chiều 29/3, Bệnh viện Xanh Pôn đã có báo cáo gửi Sở Y tế và Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội (CDC Hà Nội) về trường hợp 1 bệnh nhân viêm phổi Vũ Hán (bệnh nhân 175) đến thăm con đang điều trị tại bệnh viện này.
Theo đó, ngày 19/3, con trai bệnh nhân 175, tên là P.T.D, đến khám tại phòng khám chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình – Bệnh viện đa khoa Xanh pôn và được chẩn đoán đứt dây chằng chéo trước gối trái. Sau đó, bệnh nhân về ngoại trú chờ mổ.
Ngày 25/3, bệnh nhân D. được mổ nội soi tái tạo dây chằng chéo trước, sau đó về nằm điều trị tại phòng X3 – Khoa Chấn thương chỉnh hình.
Đến 19 giờ ngày 26/3, bệnh nhân 175 vào thăm con trai đang điều trị sau phẫu thuật tại phòng X3. Theo lời khai của bệnh nhân 175, trong thời gian tới thăm con trai, phòng X3 có con trai bệnh nhân và 1 bệnh nhân khác, tất cả đều đeo khẩu trang. Sau đó, bệnh nhân ra về.
Ngày 28/3, bệnh nhân 175 có kết quả dương tính với viêm phổi Vũ Hán.
Bệnh nhân sau mổ là con của bệnh nhân 175 cũng đã được chuyển đến Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 cách ly. BV Xanh Pôn cũng tiến hành khử khuẩn toàn bộ đường di chuyển của bệnh nhân 175. Đến chiều ngày 29/3/2020, Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội đã tiến hành điều tra dịch tễ và lấy mẫu xét nghiệm đối với tất cả người tiếp xúc gần với BN 175 tại bệnh viện.

Trước tình hình trên, chính quyền Việt Nam cũng tăng cường các biện pháp kiểm soát tình hình lây lan bệnh dịch với việc hạn chế hoạt động của các phương tiện giao thông công cộng trong thời gian hai tuần tới.

Tuyến bay chở khách nối giữa Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và hai thành phố nữa là Phú Quốc và Đà Nẵng được giảm tối đa kể từ 30/3 đến 15/4, xuống mức mỗi hãng chỉ bay một chuyến mỗi ngày, trong lúc toàn bộ các chuyến bay nội địa sẽ dừng hoàn toàn, theo công văn hoả tốc của Bộ Giao thông Vận tải ký ngày 29/3.

(Ảnh : Chợ Bến Thành cũng đóng cửa mặt tiền, bên trong buôn bán đìu hiu ngày 28/3)

Ngành đường sắt cũng quyết định giảm thiểu các tuyến nối Hà Nội – TP Hồ Chí Minh và Hà Nội tới nhiều địa phương khác ở miền Bắc.

Xe bus nội hạt ở Hà Nội ngưng hoạt động, trong lúc Sài Gòn giảm 50% xe nội hạt và ngưng toàn bộ các tuyến xe liên tỉnh.

Hôm 28/3, Việt Nam cũng khuyến cáo các công dân đang ở nước ngoài không về nước.

Theo số liệu do cơ quan y tế công bố vào cuối ngày thứ Bảy 28/3, hiện có hơn 75 ngàn trường hợp tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch về Việt Nam đang cần được theo dõi sức khoẻ và cách ly.

Trước thông tin “hạn chế việc di chuyển của người dân, nhất là từ các tỉnh, thành phố có dịch đến các địa phương khác; hạn chế các chuyến bay và các hoạt động vận chuyển hành khách từ Hà Nội, TP. HCM đến các nơi khác trên toàn quốc…”, thông tin Hà Nội và TP. HCM sắp bị phong tỏa lan truyền nhanh chóng trong cộng đồng mạng.

Trước thông tin trên, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng khẳng định: Thông tin phong tỏa một số thành phố lớn như Hà Nội, TP. HCM là không chính xác. Dù dịch diễn biến phức tạp nhưng vẫn đang trong tầm kiểm soát.
Tuy nhiên vào chiều 29/3 sau cuộc họp trực tuyến của Thủ tướng Phúc với năm thành phố lớn trong cùng ngày, Văn phòng Thủ tướng ra thông báo không loại trừ khả năng sẽ cách ly toàn bộ hai thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh nếu dịch bệnh tiếp tục phát triển theo chiều hướng xấu.
Thông báo nêu rõ : Chính quyền các tỉnh thành phố phải sẵn sàng mọi điều kiện (nhân lực, phương tiện, bệnh viện dã chiến, lương thực thực phẩm…) cho mọi tình huống, bảo đảm ứng phó ngay lập tức, kể cả khi áp dụng tình trạng khẩn cấp về dịch hoặc khi phải áp dụng các biện pháp như giới nghiêm, thiết quân luật.
UBND TP Hà Nội, UBND TP.HCM rà soát, cập nhật phương án phòng chống dịch trên địa bàn, bảo đảm sẵn sàng cho cả phương án cách ly toàn thành phố. Đảm bảo nguồn lực, nhất là lương thực, thực phẩm cho nhân dân trong mọi tình huống. Xử lý nghiêm đầu cơ tăng giá vật tư y tế và lương thực thực phẩm.

Trước đó, Hà Nội và TP. HCM đã tìm ra và xử phạt hàng chục facebooker đăng tin về việc phong tỏa 2 thành phố lớn nhất cả nước .

Ngày 18/3, thông tin phong tỏa Hà Nội cũng được lan truyền mạnh mẽ trên mạng và đến ngày 20/3 chính quyền Hà Nội đã tìm ra và tiến hành xử lý 20 tài khoản Facebook tung tin này.

Giới chức trách TPHCM hôm 26/3 cũng cho biết họ sẽ “xử lý nghiêm” 10 tài khoản trên mạng xã hội “tung tin giả” việc phong toả toàn thành phố trong 14 ngày. Theo báo mạng của Tuổi Trẻ, Sở Thông tin Truyền thông TPHCM hôm 26/3 đã xác minh được 10 tài khoản trên Facebook “tung tin giả” về việc này, trong đó có 4 tài khoản hoạt động tại thành phố. Công an TPHCM đang làm việc với sở để xử lý những chủ tài khoản này.

Trong khi đó, trang tin online của báo Lao Động trích lời Phó Giám đốc Sở TTTT TPHCM Từ Lương cho biết hôm 26/3 rằng “qua xác minh ban đầu, xác định được 18 tài khoản mạng xã hội đã chủ động đăng tin không kiểm chứng, thông tin sai sự thật về việc phong toả TPHCM.” 8 tài khoản chủ động tháo gỡ thông tin trong khi 5 tài khoản đang hoạt động ở Bình Định, Đồng Nai, Quảng Trị vẫn chưa tháo gỡ những thông tin về việc phong toả TPHCM. 5 tài khoản đang hoạt động ở nước ngoài đang tiếp tục được công an TPHCM xác minh.

Tới hôm 31-3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phải ban hành Chỉ thị số 16 về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng chống dịch viêm phổi Vũ Hán. Thực hiện cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày kể từ 0h ngày 1-4-2020 trên phạm vi toàn quốc.

Trung Nam từ Đà nẵng – Thoibao.de (Tổng hợp)

> Lệnh giới nghiêm được ban bố trong trường hợp nào? (mở trong tab mới)”>>> Lệnh giới nghiêm được ban bố trong trường hợp nào?

Kasse animation 7.8.2023