Kinh tế toàn cầu điêu đứng – Việt Nam dự báo mất hàng triệu việc làm

Cú sốc kinh tế do dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán nghiêm trọng hơn nhiều so với khủng hoảng tài chính 2008.

Chuyên gia tài chính tại Mỹ nhận định dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán ở Mỹ có thể gây ra tác động kinh tế sâu rộng và tiêu cực hơn so với cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.

Ngay khi dịch bệnh bùng phát thì ngành nhà hàng, khách sạn, vận tải hành khách, du lịch… là các lĩnh vực tiếp tục chịu tác động trực tiếp từ dịch bệnh.
Nhưng đến nay, tình hình leo thang đến mức mọi người được khuyến nghị hạn chế ra khỏi nhà, nó trở thành một câu chuyện tiêu dùng với các ảnh hưởng lớn hơn. Các gia đình ngưng chi tiêu, cửa hàng, quán ăn điêu đứng, rồi các khoản tiêu dùng lớn khác cũng ảnh hưởng theo, ví dụ như bất động sản. Doanh nghiệp sa thải hoặc cho nhân viên tạm nghỉ, thu nhập người dân sẽ giảm… Đó là chuỗi hệ quả mang tính ảnh hưởng domino mà dịch bệnh gây ra.
Trong một dấu hiệu cho thấy ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh đối với nền kinh tế, số người nộp đơn khai thất nghiệp ở Mỹ tăng lên mức cao nhất trong hai năm rưỡi qua là 281.000 đơn vào tuần trước, Bộ Lao động Mỹ cho biết hôm 19/3 trong khi các nhà hàng, quán bar và khách sạn ồ ạt sa thải nhân viên vì hoạt động kinh doanh đình trệ.
Chủ tịch Thượng viện Hoa Kỳ hôm 19/3 giới thiệu một dự luật khẩn cấp nhằm kìm chế những hệ quả kinh tế tiêu cực do đại dịch viêm phổi Vũ Hán gây ra.
Các thượng nghị sĩ Đảng Cộng hoà và Dân chủ đã đồng ý hội họp trong ngày 20/3 để tìm kiếm sự đồng thuận.

Đường phố Los Angeles (bang California, Mỹ) vắng vẻ lạ thường, nền kinh tế Mỹ ảnh hưởng nặng nề vì dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán

Trước những tác động tiêu cực của dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán, nền kinh tế Mỹ cần một gói cứu trợ kịp thời, quyết liệt dự kiến lên tới 1 ngàn tỉ USD để tránh nguy cơ lâm vào suy thoái.

Chính quyền Trump đang thúc đẩy một gói kích thích kinh tế trị giá 1 ngàn tỉ USD để giúp đất nước vượt qua khủng hoảng kinh tế vì dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán. Số tiền này có thể bao gồm ngân khoản hỗ trợ trực tiếp 1.000 USD cho mỗi một người Mỹ cùng với 50 tỉ USD khoản vay dành cho các hãng hàng không bị ảnh hưởng nặng nề có nguy cơ phá sản và các bước nhằm bình ổn nền kinh tế cũng như hỗ trợ mới cho những nhân viên chăm sóc y tế và bệnh nhân viêm phổi Vũ Hán.
Giáo sư-Tiến sĩ Khương Hữu Lộc, một chuyên gia tài chính-kinh tế ở bang Texas cho biết : “Số tiền giải cứu các ngân hàng lớn năm 2008 không đến 1 ngàn tỉ nhưng mà lần này [ảnh hưởng] lan rộng hơn, là tại vì số tiền này sẽ đưa nhiều nhất vào các hãng hàng không, nhà hàng và doanh nghiệp nhỏ.”
Tiêu thụ chiếm ba phần tư tỉ trọng nền kinh tế của Mỹ và trong số này 75% tập trung trong lĩnh vực dịch vụ. Do đó phần lớn khoản tiền cứu trợ cần phải được đưa trực tiếp tới người dân bình thường để thúc đẩy tiêu thụ, từ đó tạo ra hiệu ứng lan tỏa trong nền kinh tế.
Mặt khác, Chính phủ cũng cần xác định kĩ lưỡng những công ty nào thực sự cần được hỗ trợ để tránh “phí phạm” nguồn ngân quỹ.

Lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Mỹ Mitch McConnell phát biểu trong cuộc họp báo tại Washington DC ngày 17/3/2020

Tại Việt Nam, hậu quả của dịch bệnh lên nền kinh tế trong nước đang ngày một nặng nề. Trong một diễn biến mới nhất, khi các nước phương Tây tiến hành đóng cửa biên giới để kiểm soát dịch bệnh, một loạt các doanh nghiệp EU, Mỹ quyết định ngưng nhập hàng dệt may Việt Nam.

Hiệp hội Thêu đan TP.HCM cho biết thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam là Mỹ vừa có thông báo ngưng nhập hàng may mặc từ Việt Nam trong 3 tuần tới. Trước đó, các nhà nhập khẩu từ EU cũng thông báo ngưng nhập hàng dệt may trong vòng 1 tháng.
Xu hướng chính của các đối tác là giãn thời gian giao hàng trong tháng 3, hoãn đơn hàng trong tháng 4, 5 và tạm chưa đàm phán đơn hàng từ tháng 6 trở đi.
Mỹ và EU là hai thị trường xuất khẩu dệt may lớn và quan trọng của Việt Nam. Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy năm 2019, xuất khẩu dệt may vào Mỹ chiếm 45,2% kim ngạch xuất khẩu dệt may cả nước. 2 tháng đầu năm nay rơi vào dịch Covid-19, nhưng dệt may vẫn là một trong 3 nhóm hàng xuất khẩu đạt mốc tỉ USD sang Mỹ, đạt gần 2,25 tỉ USD. Với thị trường EU, năm 2019, khối này nhập khẩu 4,3 tỉ USD hàng dệt may từ Việt Nam, tăng 4% so với năm trước. Thị trường EU vốn được kỳ vọng sẽ tăng mạnh sau khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực.
Do phụ thuộc lớn vào thị trường Mỹ và EU nên ngưng nhập hàng dệt may Việt Nam của 2 thị trường quan trọng nhất này khiến doanh nghiệp dệt may lo lắng. Thách thức lớn nhất của DN may xuất khẩu lúc này là đã nhập được nguyên phụ liệu nhưng không sản xuất được. Thứ hai là nguyên liệu vải nhập để làm các đơn hàng OEM/FOB đã trả số tiền rất lớn, vốn “chôn” vào đó không biết khi nào mới lấy ra được. Trong khi lãi vay ngân hàng và tiền lương công nhân vẫn phải trả.

Hệ lụy từ việc các doanh nghiệp EU, Mỹ quyết định ngưng nhập hàng dệt may Việt Nam là vô cùng nghiêm trọng khi mà ngành dệt may Việt Nam sử dụng tới 3 triệu lao động và trước đó đã gặp nhiều khó khăn từ trong việc tiêu thụ tại thị trường trong nước cũng như xuất khẩu sang các thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản.

Thị trường trong nước gần như cũng bị tê liệt với lượng tiêu thụ sụt giảm đến hơn 80%. Nhiều cơ sở may mặc quy mô nhỏ kiểu hộ gia đình là hội viên của Hội Dệt may – Thêu đan TP.HCM đã tạm ngưng hoạt động.
Hàn Quốc và Nhật Bản là 2 thị trường xuất khẩu dệt may lớn của Việt Nam ngay khi đại dịch bùng phát hồi tháng 2 cũng đã tạm ngưng hoặc nhập khẩu nhỏ giọt các sản phẩm dệt may Việt Nam.
Do vẫn chưa giải quyết được khó khăn về nguồn nguyên liệu, một số doanh nghiệp khác đã phải bắt đầu cho công nhân nghỉ việc luân phiên để duy trì sản xuất. Khả năng chi trả lương chờ việc của các doanh nghiệp cũng chỉ có thể duy trì được trong vòng từ 2-3 tháng.
Các chuyên gia nhận định : “Nếu đến hết tháng 4 tới, đối tác nhập khẩu của hai thị trường EU và Mỹ vẫn chưa thể nhập hàng vì do Covid-19 thì nguy cơ nhiều người lao động tại nhiều nhà máy buộc phải nghỉ làm toàn thời gian là hoàn toàn có thể xảy ra“.
Nếu tình hình không được cải thiện áp lực đảm bảo công tác an sinh xã hội là rất lớn bởi gánh nặng xã hội có thể gây ra bất mãn rồi từ đó chuyển hoá thành xung đột chính trị – xã hội.
Thống kê của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và đầu tư) cho thấy chỉ trong 2 tháng đầu năm có tới 16.151 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 19,5% so với cùng kỳ năm trước; 2.807 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể.

Hàng không và du lịch Việt Nam ngày càng hứng chịu hậu quả nặng nề do dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán gây ra.

Hàng không là một trong những ngành chịu thiệt hại nặng nề bởi dịch Covid-19. Theo dự báo của Cục Hàng không Việt Nam, diễn biến phức tạp của dịch có thể tác động làm ảnh hưởng doanh thu của các hãng hàng không Việt Nam khoảng 25.000 tỷ đồng tương đương với hơn 1 tỷ USD năm 2020. Trong đó, Vietnam Airlines dự kiến doanh thu giảm 12.500 tỷ đồng, Jetstar Pacific dự kiến giảm thu nhập khoảng 732,8 tỷ đồng.
Trước tình hình đó, Vietnam Airlines cho biết phải đàm phán với lao động để họ nghỉ không lương trong một thời gian. Cùng với đó, lương lãnh đạo bị giảm 40%.
Do nhu cầu đi du lịch giảm, hãng bay trẻ song phát triển “thần tốc” gần đây nhờ hậu thuẫn tài chính mãnh mẽ bởi FLC Group là Bamboo Airways cũng đang chịu ảnh hưởng tiêu cực từ sự cố Covid-19. Nhiều đường bay Bamboo Airways bị giảm số chuyến hoặc dừng tạm thời.
Trong khi đó, việc dừng khai thác thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc… khiến Vietjet, mặc dù không công bố thiệt hại cụ thể cũng chịu ảnh hưởng nặng nề.
Cùng với hàng không, du lịch nằm trong nhóm chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ dịch bệnh.
Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Lê Hoài Chung, ngành du lịch của Việt Nam dự kiến trong 3 tháng tới chịu thiệt hại trong khoảng từ 6 – 7 tỷ USD. Nhiều doanh nghiệp du lịch rơi vào tình trạng “kiệt sức” do khách du lịch giảm kỷ lục.

Trước tình hình kinh tế bị tác động nghiêm trọng, dư luận trong nước cho rằng chính quyền Việt Nam cần phải có một kế hoạch tổng quan gồm kinh tế – xã hội – phòng dịch chứ không thể chỉ phòng dịch và tuyên truyền như hiện nay.

Lần đầu tiên chủ trì phiên họp của Bộ Chính trị về công tác phòng chống dịch viêm phổi Vũ Hán hôm qua ngày 20/3 sau hơn 2 tháng kể từ khi dịch bệnh xuất hiện tại Việt Nam, Tổng bí thư-Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Phú Trọng cho rằng những thành quả “được thế giới đánh giá cao” của Việt Nam trong việc phòng chống dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán thời gian qua đã thể hiện “tính ưu việt” và “bản chất tốt đẹp” của chế độ.
Sau một thời gian dài vắng mặt trên truyền thông, người đứng đầu Đảng Cộng sản nhấn mạnh : “Rõ ràng, báo chí, dư luận nước ngoài khen ngợi, nếu không có hệ thống chính trị như của Việt Nam thì chưa chắc đã làm được”.
Rút kinh nghiệm từ những lần ‘biến mất’ mỗi khi có sự kiện của đất nước khiến dân bất bình hay hoang mang như sự kiện Luật Đặc khu, 4 tháng trời tàu Trung Quốc hoạt động sâu trong vùng biển Việt, cuộc khủng hoảng dẫn đến thảm sát Đồng Tâm, hay việc mở cửa trường học trong dịch cúm…, lần này người lãnh đạo Đảng và nhà nước xuất hiện nhưng vẫn với thói kiêu ngạo cộng sản tiếp tục ngợi ca thành tích chống dịch như tuyên giáo đã làm suốt thời gian qua đồng thời làm ngơ trước những hệ lụy khủng khiếp mà dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán đang và sẽ tác động lên kinh tế – xã hội đất nước.
Trong khi tại những nền tư bản giãy chết Mỹ dự chi khoản 1000 tỷ USD cứu trợ nền kinh tế khắc phục hậu quả dịch bệnh, Đức và Pháp dự chi lần lượt 550 tỷ Euro và 300 tỷ Euro với mục đích tương tự…vv thì Việt Nam kêu gọi người dân quyên góp tiền chống dịch đồng thời tăng giá điện và cũng chưa hạ thuế hay giảm lãi xuất. Thay bằng khắc phục hậu quả kinh tế bằng các gói cứu trợ và chính sách hợp lý như các nước khác đang làm thì Việt Nam tiến hành bằng nghị quyết kết hợp với tuyên truyền. Thử hỏi có chế độ chính trị nào ‘ưu việt’ và ‘tốt đẹp’ như Việt Nam ?

Trong khi tại những nước tư bản Mỹ dự chi khoản 1000 tỷ USD cứu trợ nền kinh tế khắc phục hậu quả dịch bệnh, Đức và Pháp dự chi lần lượt 550 tỷ Euro và 300 tỷ Euro với mục đích tương tự…vv thì Việt Nam kêu gọi người dân quyên góp tiền chống dịch đồng thời tăng giá điện và cũng chưa hạ thuế hay giảm lãi xuất. Thay bằng khắc phục hậu quả kinh tế bằng các gói cứu trợ và chính sách hợp lý như các nước khác đang làm thì Việt Nam tiến hành bằng nghị quyết kết hợp với tuyên truyền. Thử hỏi có chế độ chính trị nào ‘ưu việt’ và ‘tốt đẹp’ như Việt Nam ?

Đảng cộng sản Việt nam luôn tuyên truyền và ‘Ngạo nghễ’ ngợi ca thành tích phòng chống dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán, nhưng không thể giúp nhà cầm quyền Hà Nội khắc phục những tác động nặng nề và tiêu cực lên nền kinh tế trong nước.
Hơn lúc nào hết , Việt Nam cần một thể chế dân chủ để trên 90 triệu người dân thông qua bầu cử tự do, tạo lập quyền tham gia vào việc điều hành và định hướng đất nước phát triển theo hướng cong bằng và văn minh.

Hoàng Lan từ Hà nội – Thoibao.de (Tổng hợp)

Kasse animation 7.8.2023