‘Khẩu đại bác’ của Trung Quốc biến mất sau khi chỉ trích Tập Cận Bình

https://www.youtube.com/watch?v=Jjn8uEhNdRU

Nhậm Chí Cường (Ren Zhiqiang), 69 tuổi, cựu chủ tịch tập đoàn bất động sản nhà nước Huayuan và từng là đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc đã biến mất trong những ngày gần đây.
Những người bạn của ông đã tiết lộ cho truyền thông quốc tế rằng họ đã không liên lạc được với ông kể từ ngày 12/3/2020.
Sau bài phát biểu của ông Tập Cận Bình trong hội nghị trực tuyến toàn quốc ngày 23/2 vừa qua, ông Nhậm đã chia sẻ với những người bạn một bài viết của chính ông lên tiếng chỉ trích bài phát biểu này.

Nữ doanh nhân Wang Ying, bạn thân của ông Nhậm cho biết trong tâm trọng rất lo lắng : “Nhiều người bạn của chúng tôi đang tìm kiếm ông ấy“.
Đồng thời, bà khẳng định : “Nhậm Chí Cường là một nhân vật của công chúng và sự mất tích của ông được nhiều người biết đến. Những tổ chức nào chịu trách nhiệm cho việc này cần đưa ra một lời giải thích hợp lý và hợp pháp, càng sớm càng tốt“.
Ông Nhậm mất tích trong bối cảnh chính quyền Trung Quốc đang ra sức tuyên truyền cho hình ảnh ông Tập như một anh hùng đang lãnh đạo đất nước giành chiến thắng trong một cuộc chiến tranh toàn dân nhằm chống lại cúm Vũ Hán.
Vào ngày 23/2, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tổ chức một hội nghị trực tuyến về dịch viêm phổi Vũ Hán lớn nhất trong lịch sử. Ông Tập Cận Bình đã có bài phát biểu tại cuộc họp, và truyền thông Trung Quốc cho biết có tổng cộng 170.000 quan chức Trung Quốc đã tham dự cuộc họp.
Phát biểu trong hội nghị này, ông Tập Cận Bình yêu cầu tử thủ Bắc Kinh, nói rằng “Vũ Hán thắng thì Hồ Bắc sẽ thắng, Hồ Bắc thắng thì toàn quốc sẽ thắng”, đồng thời nhấn mạnh rằng “phải dốc toàn lực làm tốt công tác phòng chống dịch ở Bắc Kinh, cần kiên trì giữ chặt hai nguồn lực phòng dịch từ bên trong và bên ngoài”.

Ảnh : Ông Nhậm Chí Cường

Đại gia bất động sản Nhậm Chí Cường, biệt danh ‘Nhậm. Đại Pháo’ là một ‘thế hệ hồng thứ hai’ nhưng lại nổi tiếng với những phát biểu thẳng thắn, lên án chính quyền cộng sản Trung Quốc từ nhiều năm nay.

Một thời gian ngắn sau đó, bài viết của ông Nhậm được lan truyền trong giới tinh hoa ở Trung Quốc và hải ngoại, trong đó, cáo buộc chính phủ nước này bịt miệng những người đưa ra thông tin cảnh báo về dịch bệnh và cố gắng che giấu sự bùng phát của dịch, bắt đầu ở thành phố Vũ Hán vào tháng 12/2019.
Trong bài viết này, tuy không trực tiếp nêu tên ông Tập, nhưng ông Nhậm đã ám chỉ về nhà lãnh đạo Trung Quốc và liên tục nhắc đến bài phát biểu ngày 23/2 cũng hành động của ông Tập trong thời gian xử lý dịch bệnh bùng phát tại Hồ Bắc.
Ông Nhậm viết : “Tôi thấy không phải là một vị hoàng đế đứng đó để khoe bộ quần áo mới của ông ta, mà là một chú hề cởi trần và khăng khăng tiếp tục làm hoàng đế“.
Ông Nhậm cũng viết rằng việc Đảng Cộng sản cầm quyền hạn chế quyền tự do ngôn luận đã làm trầm trọng thêm dịch cúm Vũ Hán.

Cho đến thời điểm này, các cơ quan chức năng của Trung Quốc chưa hề lên tiếng về vụ việc ông Nhậm đột nhiên mất tích một cách bí ẩn như vậy trong khi chính quyền Trung Quốc hiện đang đẩy mạnh kiểm duyệt gắt gao nội dung về cúm Vũ Hán trên mạng Internet.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đeo khẩu trang bảo vệ trong chuyến thăm Vũ Hán vào đầu ngày 10/3.

Nhậm Chí Cường xuất thân từ gia đình quan chức cấp cao của Trung Quốc, có cha là Nhậm Tuyền Sinh từng làm Thứ trưởng Thương mại.
Bản thân ông cũng từng là Chủ tịch Công ty Bất động sản Hoa Viễn tại Bắc Kinh, nghỉ hưu năm 2014.
Nhậm Chí Cường là người nổi tiếng dám nói thẳng, có lượng fan hâm mộ hơn 37 triệu trên mạng xã hội Trung Quốc Weibo.
Ngày 19/2/2016, ông Nhậm Chí Cường chất vấn trên trang weibo cá nhân về “tính Đảng trên truyền thông nhà nước” khiến ông bị giới truyền thông tấn công kiểu thời “Cách mạng Văn hóa”.
Ngày 28/2/2016, Văn phòng Thông tin Internet Trung Quốc ra lệnh khóa tài khoản của ông Nhậm Chí Cường trên hai trang QQ và Sina. Ngày 29/2/2016 Ủy ban quận Tây Thành – Bắc Kinh lên tiếng cần “xử lý nghiêm đối với ông Nhậm Chí Cường”.
Đến ngày 2/5/2016, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã áp dụng lệnh quản chế một năm với ông Nhậm. Quyết định này được cho là nhằm mục đích tạo ra một hiệu ứng gây sợ hãi trong giới đảng viên cũng như những người có ảnh hưởng lớn tới dư luận trong nước.

Cảnh sát Bắc Kinh đã chưa trả lời các đề nghị qua điện thoại và fax của Reuters hôm nay 15/3 để đưa ra bình luận về việc ông Nhậm mất tích.
Văn phòng Thông tin Hội đồng Nhà nước Trung Quốc cũng chưa trả lời ngay lập tức đề nghị qua fax của Reuters về vụ việc này.
Vụ ông Nhậm mất tích giữa khi việc thảo luận về dịch bệnh trên truyền thông địa phương và mạng xã hội đã bị thắt chặt kiểm duyệt trong những tuần gần đây tại Trung Quốc.
Nhóm nghiên cứu Citizen Lab tại Toronto mới đây đã phát hiện ra rằng ứng dụng nhắn tin phổ biến nhất Trung Quốc, WeChat đã chặn các nhóm từ khóa và chỉ trích về chủ tịch Tập Cận Bình.

Báo cáo cũng cho biết WeChat đang kiểm duyệt các từ khóa về dịch cúm Vũ Hán.
Việc kiểm duyệt này được thực hiện bắt đầu từ ngày 1/1/2020.
Báo cáo cũng tìm ra rằng WeChat, do công ty Trung Quốc Tencent sở hữu, đã chặn thêm nhiều từ khóa khi dịch bệnh bùng phát.
Trung Quốc nhiều năm qua đã kiểm duyệt những cái gì người dân được nói và đọc trên mạng.
Nhưng báo cáo này cho hay Trung Quốc đã bắt đầu kiểm duyệt các cuộc thảo luận nhiều tuần trước khi giới chức nước này nhận thức được mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh.

Trong một diễn biến tương tự, ngày 4/2/2020 vừa qua, Việt Nam đã chính thức ban hành Nghị định mới về xử phạt hành vi tung tin giả lên Facebook và các mạng xã hội. Trong bối cảnh dịch dịch cúm Vũ Hán bùng nổ trong thời gian qua, lực lượng chức năng đã xử lý phạt tiền rất nhiều trường hợp trong cả nước, gây hoang mang dư luận bởi còn nhiều vấn đề cần phải làm rõ, đặc biệt là định nghĩa thế nào là tin giả? Cơ quan nào sẽ có trách nhiệm xác minh đấy là tin giả?
Công an Việt Nam được cho rằng đã lạm dụng việc phạt tiền vì ý kiến cá nhân trên mạng, xâm phạm quyền tự do ngôn luận của công dân.

Nghị định mới của Chính phủ quy định mức xử phạt từ 10 – 20 triệu đồng đối với hành vi tung thông tin giả mạo, sai sự thật trên mạng xã hội.
Một số nghệ sĩ như Đàm Vĩnh Hưng, Ngô Thanh Vân và Cát Phượng từng bị xử phạt mỗi người 10 triệu đồng vì cung cấp thông tin sai sự thật về dịch bệnh virus corona trên tài khoản mạng xã hội Facebook, gây ảnh hưởng xấu đến tình hình trật tự xã hội.
Ngày 7/3, Công an TP Lào Cai (tỉnh Lào Cai) xử phạt hành chính 4 cô gái, mỗi người 10 triệu đồng về hành vi Cung cấp nội dung thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của cơ quan tổ chức và danh phẩm của cá nhân.
Trước đó, lực lượng an ninh phát hiện 4 tài khoản Facebook đăng các thông tin: “Sa Pa cho 9 người khách nước ngoài đi cùng chuyến bay với Nhung…”, và “Hành khách cùng khoang bệnh nhân Nhung đang ở tổ 8, Mường Hoa, phường Bắc Cường, mọi người chú ý nâng cao cảnh giác“.
Facebooker Hoàng Dũng cho rằng, cho đến lúc này, 4 cô gái Lào Cai đã đúng khi đưa tin về vụ việc và đặt ra vấn đề những cô gái này cần được nhận lại tiền và lời xin lỗi của chính quyền.

Xử phạt một phụ nữ kêu gọi “biểu tình” cho con nghỉ học vì cúm Vũ Hán tại Kiên Giang

Sáng 12/3, Công an huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang ra quyết định xử phạt chị L.T.K.X. (SN 1978, ngụ tại thị trấn Kiên Lương) số tiền 12,5 triệu đồng vì có những thông tin mang tính kích động, không đúng sự thật liên quan đến dịch bệnh cúm Vũ Hán.
Trong phần bình luận của mình, chị có kêu gọi mọi người “biểu tình” cho con nghỉ học để phòng tránh dịch bệnh.
Facebooker Liên Hương Lena cho rằng : Biểu tình là quyền hiến định, công dân có quyền biểu tình hoặc mời công dân khác cùng biểu tình. Quốc hội Việt Nam chưa ra luật về biểu tình là mắc nợ với dân, việc Quốc hội nợ dân luật biểu tình không đồng nghĩa người dân bị cấm biểu tình.
Các công ước quốc tế mà nhà nước Việt Nam đã ký kết không có quy định nào cấm biểu tình.
Thực tế là công an về hưu cũng biểu tình để đòi nhà, sao họ không bị bắt, bị phạt? Đăng tin sai là phạm trù khác. Không thể lồng ghép như thế này. Có thể nói, công an Việt Nam đang ngày càng quá đà, lạm dụng việc phạt tiền vì ý kiến cá nhân trên mạng.
Trong lịch sử đương đại thế giới, chỉ có chính quyền độc đảng toàn trị mới còn duy trì cách hành xử ‘man rợ’ như vậy. Tính mạng con người, quyền được sống, được tự do ngôn luận, biểu đạt tâm tư, nguyện vọng của mình đã bị xâm phạm nặng nề để phục vụ cho cái gọi nhà nước xã hội chủ nghĩa mà thực chất đó chỉ là sự tồn vong của chế độ mà thôi.

Thể chế độc đảng dẫn đến độc tài như ở Việt Nam và Trung Quốc luôn tìm mọi cách đàn áp những người bất đồng chính kiến với Đảng Cộng sản, đây là chiêu bài không có gì mới trong suốt 75 năm qua.
Ngày nay, với sự toàn cầu hóa và phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin thì sự thật đã được công bố rộng rãi đến từng người dân – Đảng không thể tiếp tục bịt mắt người dân được nữa.

Thu Thủy từ TpHCM – Thoibao.de (tổng hợp)

Kasse animation 7.8.2023