Giáo dục ‘chiến thắng’ tạo thói dữ dằn trong xã hội Việt Nam?

Chẳng phải đến khi báo Tuổi trẻ ngày 24/2/2020 đăng bài “Người Việt kém văn minh trên mạng?”, cùng chỉ số thật đáng xấu hổ, rằng “Việt Nam thuộc nhóm 5 quốc gia kém văn minh nhất trên Internet”, nhu cầu cần bàn bạc thẳng thắn về những cái xấu của người Việt mình mới được đặt ra.

Một cựu tù nhân lương tâm, Nhà báo tự do Nguyễn Hữu Vinh (Anhbasam) từ Hà nội đã có bài bình luận về vấn đề Giáo dục ‘chiến thắng’ tạo thói dữ dằn trong xã hội Việt nam.

Hiện tượng “kém văn minh” đó có phải chỉ trên mạng, có phải chỉ tới nay mới bộc lộ?
Căn bệnh đầu tiên của người Việt là – Niềm tự hào “thắng mấy đế quốc to“.
Trong bài viết “Tự Hào Dân Tộc” của tác giả Trần Văn Giang có kể một mẩu đối thoại, rằng sau khi nghe đại sứ Việt nam trình bày một cách tự hào về Việt Nam với Quốc Vương Thái Lan là
Nước Việt Nam chúng tôi rất tự hào vì đã đánh thắng 3 đế quốc to trên thế giới” – Thì Quốc Vương Thái Lan điềm đạm trả lời vị đại sứ Việt nam là:
Nước Thái lan chúng tôi cũng rất tự hào vì không phải đánh nhau với một đế quốc nào cả!”
Khiến vị Đại sứ Việt nam phải im bặt. Câu trả lời này của Quốc Vương Thái Lan đáng để người Việt nam chúng ta suy ngẫm.
Say sưa thắng lợi, mãi tự ngợi ca để khích lệ tinh thần dân chúng không thể không có hậu quả là quá coi trọng sức mạnh bạo lực, coi thường những ai không có được “chiến thắng” như mình. Đến mức độ khi người ta “đá bóng” thắng mình, thì mình cũng không chịu nổi, vì ngày xưa họ “đánh nhau” còn kém mình.

Hình ảnh Dinh Độc lập sau khi quân đội Cộng sản Bắc Việt ghi nhận chiến thắng lịch sử thống nhất đất nước vào ngày 30/4/1975, cũng là ngày mà thủ tướng Võ Văn Kiệt nói rằng “có hàng triệu người vui, mà cũng có hàng triệu người buồn”

Một cuộc trao đổi trên mạng xã hội giữa một cô gái Việt Nam và một người Hàn Quốc (viết tiếng bằng Anh) đang được dân mạng bàn tán xôn xao.

Đây là nền dân chủ mà người Việt Nam không bao giờ hiểu và sẽ không bao giờ đạt được.
Đây là trình độ của xã hội thượng đẳng.
Xin lỗi vì tôi đã khai sáng cho bạn bởi đây là sự thật hiển nhiên.
Việt Nam đã chịu thất bại lớn trong lịch sử và trở thành nước nghèo nhất thế giới vì họ luôn đem rao giảng những điều như bạn vừa nói.
Cũng chính vì thế mà có 39 người Việt đã chết trên đường đến nước Anh.
Bạn có thể kiếm 180k/giờ khi làm việc ở cửa hàng tiện lợi ở Hàn quốc.
Hiện có trên 5.000 công ty Hàn quốc đang đóng góp 30% GDP cho Việt Nam.
Việt Nam như là nô lệ của Hàn quốc. Việt Nam đã luôn là nô lệ của cả thế giới suốt 300 năm qua.
Bạn nghĩ tương lai ra sao, độc lập à, hãy tỉnh lại đi.
Nếu người Việt không sửa cái thái độ ngu học, thì cái kỷ nguyên nô lệ vẫn tiếp diễn.
Xin lỗi bạn. Hãy chấp nhận sự thật và tỉnh lại đi.
Tôi thực lòng mong nước Việt Nam trở nên tốt hơn
.”

Luật sư Luân Lê bình luận rằng:
Việc người da trắng xem thường người da màu và châu Á là một thực tế, và trong khu vực châu Á lại được phân ra những vùng lãnh thổ bị xem thường, thậm chí khinh rẻ hơn. Điều này tạo nên hai làn sóng, nhưng sự tán đồng cùng cảm giác đau đớn sẽ biểu hiện rõ hơn. Đây cũng lại là một thực tế, chỉ dành cho những người có tâm hồn biết tự trọng.
Những con lợn chỉ bằng lòng với chiếc máng cám thì không hiểu gì về giá trị của nền dân chủ và miễn nhiễm với thái độ này từ những nước có trình độ văn minh và phát triển hơn.

Hình ảnh đoạn chat giữa chàng Hàn Quốc tên Seung Lee nói với cô gái Việt nam tên Trinh Trinh

Chiến tranh, với thắng lợi luôn kèm theo những hậu quả tàn khốc dễ thấy – nhưng lẫn lộn với những thứ khó thấy, có khi ghê gớm, dài lâu hơn nhiều.

Chẳng khó để tìm ra được bằng chứng cho luận điểm trên, chỉ bằng cách so sánh ngay trong dân ta: giữa các vùng miền, giữa người “chiến thắng” và kẻ “bại trận“.
Ví như người Bắc, rõ là “ghê gớm” hơn người Nam; đương nhiên có nhiều lý do, nhưng cái “thế mạnh” để có đặc tính đó là bởi một thời được giáo dục mạnh mẽ rằng phải chiến thắng trong cuộc chiến bằng mọi giá, coi ngày ra trận như ngày hội, giết “giặc” (cùng người Việt với mình) như trò tiêu khiển. Tâm lý đó ngấm vào máu mấy thế hệ, từ tấm bé…
Một hiện tượng gần đây phát sinh và đang trở nên phổ biến được gọi là: Giận nơi công quyền chém nhau ngoài phố.
Cuộc sống ngày càng nhiều bức xúc không được giải quyết. Từ xung khắc hàng ngày với xóm giềng, nơi chợ búa, trên đường, tới công sở, doanh nghiệp. Rồi báo chí, toàn những ngôn từ tô hồng, bưng bô được ưu tiên hàng đầu.
Tức quá, phải xả! “Con giun xéo lắm phải quằn“, nó “quằn” với kẻ xéo nó không được, thì nó “quằn” với đồng loại. Thế là nảy sinh nhiều vụ đánh nhau quá; giết nhau cũng ngày càng nhiều; đánh cả du khách ngoại quốc.

Người đàn ông Việt Nam cầm gậy đòi đánh du khách Thái Lan ở Đà lạt, vì bị họ yêu cầu xếp hàng

Một hiện tượng khác nay đã tràn lan là: Tùy tiện khen chê và tung hô. Ở Việt Nam hiện nay, trên mạng có hàng vạn dư luận viên, cùng với nhiều loạt bài “chống thế lực thù địch“, “chống diễn biến hòa bình“, trên các báo quyền uy của Đảng, Công an, Quân đội, Đài truyền hình quốc gia.

Dư luận viên thì luôn ẩn danh tuyệt đối, xông vào các blog, FB nào nói xấu chế độ để chửi bới một cách tục tĩu. Các bài chống “thế lực thù địch” thì bất chấp những nguyên tắc tối thiểu của nghề báo và luật pháp, sẵn sàng bôi nhọ cá nhân đối với bất cứ ai không ưa chế độ mà dám lên tiếng nói thẳng.
Oai hơn, còn chỉ trích đích danh cả các đài báo nước ngoài, chẳng hề sợ bị kiện gì cả. Điển hình mới đây và vẫn còn tiếp tục là đợt tấn công các nghi can vụ Đồng Tâm, với lối viết như thể bản án của tòa để buộc tội họ, cả với cụ ông 85 tuổi Lê Đình Kình bị sát hại dã man…
Đến lúc phải tìm mà trị vài kẻ “đầu têu” cho cái tình trạng kém văn hóa trên mạng, tuy là số ít, nhưng được trao và tự cho mình quyền lực quá lớn, phương tiện quá đầy đủ, hiện đại.
Bên cạnh đó, Việt Nam là nơi có lối ngăn chặn kém văn minh trên mạng, như dựng “tường lửa“, đe nẹt vô lối theo kiểu “hình sự hóa” từ với người sử dụng mạng cho tới các nhà mạng, và rủa xả kiểu như “mạng xã hội chửi từ trên xuống dưới, chửi tràn lan cơ quan công quyền như hát hay“. Họ không bao giờ nhận xét và đánh giá công bằng những đóng góp vô giá của các cư dân mạng.
Đến độ, mới đây thôi, người đưa thông tin lên mạng, thậm chí đã được báo quốc doanh ‘bảo chứng‘ thế mà cũng bị tai vạ.

Biếm họa mô tả hình ảnh Dư luận viên trên mạng, lực lượng AK47

Cùng lúc, khi cần hâm nóng tinh thần, niềm tin tưởng vào chế độ thì báo chí đăng liên tiếp những tin vui từ các đội bóng đá nước nhà. Mọi phương tiện có trong tay được kích hoạt, quên luôn cả tỉnh táo, cả lẽ công bằng (giữa các bộ môn thể thao) và những bài vở về giáo dục ý thức “cộng sản chủ nghĩa” (coi thường tiền bạc vật chất, đề cao tinh thần phục vụ…).

Bao nhiêu hình ảnh hoành tránh về các cuộc đón rước, trao huân huy chương, tiền tỉ tỉ, rồi mua sắm siêu xe, đám cưới linh đình … được báo chí quốc doanh thả phanh tung hứng mà không sợ bị “thổi còi” gì.
Với cái không khí đó, cộng với tinh thần “bách chiến bách thắng” trong chiến tranh, đương nhiên khó tránh khỏi thái độ bực bội cao độ khi bị thua, nghi ngờ bị xử bất công, …, lại còn sẵn cả tâm lý “giận đảng chém nhau” nữa). Không chỉ với trọng tài như bài báo đề cập, mà với cả câu lạc bộ, cầu thủ đội bóng nước ngoài cũng bị “ném đá’.
Nhà báo tự do Nguyễn Hữu Vinh kết luận rằng cần phải trị bệnh chỉ bằng môi trường dân chủ:
Theo tôi chẳng có phương thuốc nào hiệu nghiệm bằng “tự do ngôn luận”, “tự do báo chí” – thứ “thuốcmà cha ông ta, trong đó có cả các bậc tiền bối cộng sản đã đòi thực dân Pháp từ trăm năm trước, và cũng đã được đáp ứng ít nhiều, để làm nền tảng cho báo chí cách mạng ngày nay.
Không có được thứ thuốc đó, thì vài bài viết kiểu như trên của báo quốc doanh chỉ như tiếng kêu rên vào thinh không, thậm chí chĩa mũi dùi vào dân chúng, mà không dám chỉ thẳng vào căn nguyên chính là bộ máy tuyên truyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức phải chịu trách nhiệm trên hết cho những thói hư tật xấu của xã hội
.”

Hình ảnh hàng ngàn người xuống đường đi bão mừng đội tuyển bóng đá VN chiến thắng

Nhà báo Trần Đình Thu bình luận về ý kiến của thanh niên Hàn quốc Seung Lee với tựa đề:
CẦN THẤY NỖI NHỤC CẢ NƯỚC ĐI LÀM THUÊ KHẮP THẾ GIỚI ĐỂ THẤM NHỮNG GÌ MẠNG XÃ HỘI HÀN QUỐC CHỬI, ĐỪNG LỒNG LỘN LÊN.
Vụ hai chục người Hàn quốc bỏ về làm bùng lên cơn giận dữ của mạng xã hội Hàn và họ xả giận lên người Việt bằng những ngôn từ khiến một số người mất bình tĩnh lồng lộn lên chửi lại dân Hàn Quốc.

Việt Nam có phải là một đất nước đi làm thuê khắp thế giới không? Hoàn toàn đúng.
Việt Nam có phải là một nước nghèo nhất thế giới không? Quá đúng.
Họ nói Việt Nam như là nô lệ của người Hàn có đúng không? Quá đúng.
Vậy thì cớ gì các bạn lồng lộn lên tức giận?
Các bạn phải biết đau khi người ta nhận xét thẳng thắn, phải biết thấm khi người ta nói mình nghèo mình nhục, các bạn đừng tự sướng rằng thì là ta đây thế này thế này sao tụi mầy chửi rồi moi móc những câu chuyện phi lý chửi lại người ta.
200 ngàn người Việt qua Hàn làm thuê, nửa triệu phụ nữ Việt qua Hàn trong cuộc di dân vĩ đại và tủi nhục tìm kiếm những đồng tiền đưa về quê nghèo xót xa.
Người Hàn nhìn người Việt bằng nửa con mắt là điều không có gì bức xúc.
Vấn đề là sau sự tủi nhục đó phải thấy vì sao người Việt tủi nhục.
Năm mươi năm trước người Hàn qua làm thuê tại miền Nam Việt Nam, năm mươi năm sau người Việt qua làm thuê ở xứ Hàn là vì sao?
Hãy hỏi lãnh đạo Việt Nam.
Đừng lồng lộn lên một cách thiếu hiểu biết.

hình ảnh cô Luật sư Nguyễn Thủy ở Hà nội và lời bình luận vô cùng khát máu đòi lấy xác cụ Lê Đình Kình treo lên tùng xẻo – trong khi cụ Lê Đình Kình đã 84 tuổi chưa bị một tòa án nào kết tội tử hình thì nhóm đặc vụ Bộ Công an xông vào hành quyết với 4 phát đạn, hôm 9/1/2020 ở Đồng Tâm.

Đảng Cộng sàn Việt nam luôn lấy mục tiêu đấu tranh giai cấp làm đầu, dùng bạo lực cướp chính quyền và cai trị người dân suốt 75 năm qua. Chính lề lối vô pháp đó đã biến con người Chủ nghĩa xã hội ngày nay thành những công dân không được hoan nghênh trên toàn cầu.
Chỉ có thay đổi sang thể chế Dân chủ và Pháp quyền thì sẽ giải quyết được gốc rễ của tệ nạn cực đoan, hung dữ mà Đảng Cộng sản Việt nam đã mang về gây họa cho dân tộc.

Hải Yến từ Hà nội – Thoibao.de (Tổng hợp)

Kasse animation 7.8.2023