Nguyễn Phú Trọng phản đối vụ trục xuất của Slovakia vì bắt cóc Trịnh Xuân Thanh

Phản ứng về quyết định của Chính phủ Slovakia trục xuất nhân viên Đại sứ quán Việt Nam ở Bratislava vì tham gia vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh tại Đức, Bộ Ngoại giao Việt Nam nói trong một tuyên bố gửi qua email cho Reuters rằng “Chúng tôi sẽ xem xét đến các biện pháp phù hợp với quan hệ song phương, luật pháp và thông lệ quốc tế”.

Đây chỉ là một câu nói theo ngôn ngữ ngoại giao, mang tính chất chữa thẹn, chứ VN không thể có biện pháp gì. Bởi lẽ vì “danh có chính thì ngôn mới thuận”. Việc lợi dụng tài sản quốc gia, mà ở đây là chuyên cơ của Chính phủ Slovakia để dùng bắt cóc người là thủ đoạn đen tối khi lợi dụng lòng tốt của một quốc gia khác

Hình ảnh – người phát ngôn Bộ ngoại giáo Việt Nam Lê Thị Thu Hằng

Một ngày sau khi Slovakia thông báo trục xuất một nhà ngoại giao Việt Nam vì dính dáng đến vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, Hà Nội lên án Slovakia và nói rằng hành động này là “không phù hợp với tình hữu nghị truyền thống giữa hai nước”, theo Reuters.

Vào ngày 6/2, Bộ Ngoại giao Slovakia cho biết đã gửi thông báo trục xuất đến cho Đại sứ Dương Trọng Minh ở Bratislava với nội dung “một trong những nhà ngoại giao của ông phải rời khỏi đất nước trong vòng 48 giờ” vì lý do “không được hoan nghênh”, do liên quan đến vụ bắt cóc doanh nhân-cựu quan chức dầu khí Trịnh Xuân Thanh khi ông này đang xin tị nạn tại Đức vào năm 2017.

Slovakia đưa ra quyết định nghiêm trọng này có liên quan đến phán quyết cuối cùng của tòa án phúc thẩm Đức về vụ bắt cóc một người Việt Nam”, hãng thông tấn Slovakia TASR dẫn lại thông báo 6/2, đồng thời cho biết thêm rằng “sẽ có những hậu quả nghiêm khắc về ngoại giao” một khi “những nghi ngờ nghiêm trọng về việc (Việt Nam) lạm dụng lòng hiếu khách của Slovakia được chính thức được xác nhận”.

Vụ việc bị phanh phui sau khi các nhân viên điều tra đã phát hiện trong hồ sơ lưu trữ của Bộ Nội Vụ Slovakia một hóa đơn ghi giá 17 ngàn euro – tính tiền cho Bộ Công an Việt Nam về chi phí chuyến bay đến Matx cơ va hôm 26 tháng 7 năm 2017.

Ông Robert Kalinak Cựu bộ trưởng Bộ nội vụ Slovakia và Bộ trưởng Tô Lâm

Mạng báo Taz của Đức loan tin hôm ngày 1 tháng 12 nêu rõ vào ngày hôm đó một chiếc máy bay của chính phủ Slovakia thực hiện gấp một chuyến đi đặc biệt đến Matxcova.
Thời điểm này là ba ngày sau khi ông Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc từ công viên Tiergarten ở Berlin của Đức. Trên chiếc chuyên cơ vừa nêu hiện diện ông Bộ trưởng Công an Việt Nam Tô Lâm, người mà ngay trước đó có chuyến thăm chỉ kéo dài 1 tiếng đồng hồ với người tương nhiệm Slovakia lúc bấy giờ là ông Robert Kalinak.
Ngoài ông Tô Lâm, trên chiếc chuyên cơ còn có hai phó Tổng cục trưởng An Ninh và Tình báo Việt Nam, một số người khác và một người có tên là Trung Viên Lưu. Nhân chứng nói rằng nhân vật Trung Viên Lưu này không thể bước đi mà không có hỗ trợ; người này chỉ dùng hộ chiếu Việt Nam và không có có dấu nhập vào khối Schengen nhưng lại được cho phép rời Slovakia trên chiếc máy bay chính phủ đó. Theo suy đoán thì nhân vật này là người bị bắt cóc Trịnh Xuân Thanh và mang hộ chiếu giả.
Cựu quan chức dầu khí Việt Nam Trịnh Xuân Thanh bị cáo buộc tham nhũng và chạy sang Đức xin quy chế tị nạn. Sau đó ông Thanh bị đưa về thành phố Brno của Séc, rồi tiếp tục được đưa đến Bratislava, thủ đô của Slovakia trên một chiếc xe do mật vụ Việt Nam thuê.
Sau đó các nguồn tin nói rằng Việt Nam tiếp tục đưa ông Thanh sang Moskow bằng máy bay của chính phủ Slovakia, trước khi đưa về Hà Nội.

Trong khi đó, trả lời truyền thông Slovakia, luật sư của ông Trịnh Xuân Thanh – bà Petra Isabel Schlagenhauf – nói rằng động thái trục xuất nhà ngoại giao Việt Nam của Slovakia là “đúng đắn”, nhưng “quá trễ” và “chưa đủ”.

Với Slovakia, điều cần thiết phải làm là điều tra xem ai đã tham gia vào vụ bắt cóc thân chủ của tôi bằng cách sử dụng máy bay của chính phủ”, tờ Aktuality dẫn lời luật sư của ông Thanh nói.
Trước quyết định trục xuất của Slovakia, ngày 4/2, tòa án liên bang Đức đã bác bỏ kháng cáo của bị cáo Nguyễn Hải Long, nghi phạm cuối cùng trong vụ bắt cóc. Ông Long đã bị một tòa án quận Berlin kết án 3 năm và 10 tháng tù vào tháng 7/2018 về tội gián điệp và tòng phạm trong vụ bắt giữ phi pháp ông Trịnh Xuân Thanh vì đã thuê xe chở ông Thanh sang Slovakia.
Phía Đức nói ông Trịnh Xuân Thanh đã bị tình báo Việt Nam bắt cóc trên một con phố ở thủ đô Berlin và được chở qua Slovakia, sau đó mang về Việt Nam bằng máy bay mượn của Slovakia để đưa sang Nga, từ đó đem về Hà Nội, nơi ông bị xét xử và kết án tù chung thân vào năm 2018 vì tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Tham ô tài sản”.
Vụ bắt cóc đã làm căng thẳng mối quan hệ giữa Đức và Việt Nam sau khi Đức lên án Việt Nam “vi phạm luật pháp quốc tế” và trục xuất nhà ngoại giao Việt Nam, mà phía Đức nói là tình báo, có dính dáng đến vụ bắt cóc.

Ông Trịnh Xuân Thanh là một cựu quan chức ngành dầu khí của Việt Nam hiện đang thụ 2 án tù chung thân tại Việt nam vì cáo buộc tham nhũng. Việt Nam nói không có vụ bắt cóc và khẳng định Trịnh Xuân Thanh đã về nước đầu thú.

Truyền thông nước Đức và Luật sư của ông Trịnh Xuân Thanh tại Berlin xác tín là ông đang cư ngụ ở Berlin và đang được xem xét cho tỵ nạn vì lý do chính trị thì bỗng dưng xuất hiện tại Hà nội trên đài truyền hình nhà nước với lá đơn xin đầu thú.
Chính vì thế mà Cộng Hòa Liên Bang Đức đã khởi động một cuộc điều tra xuyên quốc gia liên quan đến Cộng Hòa Czech và Cộng hòa Slovakia.
Phía Slovakia hiện vẫn đang điều tra việc giới chức Bộ Nội vụ nước này cho Bộ Công an Việt Nam mượn máy bay để chuyển Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc từ Đức về Việt Nam qua ngả Slovakia.
Chính phủ Đức từ năm 2017 đã chính thức cáo buộc Việt Nam bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ngay trên đất Đức và coi đây là hành vi vi phạm pháp luật Đức và luật quốc tế, đồng thời đòi Việt Nam phải trao trả Trịnh Xuân Thanh về cho Đức.
Thủ tướng Slovakia, ông Peter Pellegrini, vào ngày 6 tháng 8 năm 2018 cho biết chính phủ của ông sẽ tiến hành điều tra nghi vấn về dính líu trong vụ Đức cáo buộc Việt Nam sang bắt cóc một cựu quan chức dầu khí về Hà Nội để xử tội. Đó là vụ ông Trịnh Xuân Thanh.

Hãng tin AP loan tin ngày 6 tháng 8 năm 2018 sau khi truyền thông của cả Đức và Slovakia đều loan tin về nghi vấn Slovakia cho quan chức Việt Nam công du nước này mượn máy bay để đưa ông Trịnh Xuân Thanh từ Bratislava đến Matxcơva, trước khi chuyển sang máy bay khác về Việt Nam.

ông Trịnh Xuân Thanh bị dẫn giải ra xét xử tại Tòa án ở Hà Nội

Sau đó cựu Bộ trưởng Nội Vụ Slovakia lên tiếng bác bỏ mọi dính líu đến việc cho phái đoàn của Bộ trưởng Công an Việt Nam, ông tướng Tô Lâm, mượn máy bay để chuyển ông Trịnh Xuân Thanh qua ngã Slovakia.
Tin liên quan đến dính líu của phía Slovakia được loan đi rộng rãi sau khi một trong những nghi phạm trong vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh, là ông Nguyễn Hải Long, bất ngờ kháng cáo bản án 3 năm 10 tháng tù mà Tòa Thượng Thẩm Berlin tuyên cho ông.
Tòa Công lý Liên bang Đức đã giữ nguyên bản án của tòa dưới đối với Nguyễn Hải Long, phía công tố cáo buộc ông Long thuê xe để đưa ông Trịnh Xuân Thanh, cựu chủ tịch chi nhánh của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, và một phụ nữ tháp tùng ông Thanh ra khỏi nước Đức.
Kể từ khi xảy ra vụ việc, chính phủ Hà Nội một mực cho rằng ông Trịnh Xuân Thanh về nước đầu thú và ông này bị đưa ra tòa xét xử rồi bị tuyên hai án chung thân với cáo buộc tham nhũng.
Quan hệ giữa Đức và Việt Nam trở nên xấu đi sau vụ việc này. Berlin tuyên bố ngưng quan hệ đối tác chiến lược với Hà Nội, cũng như ngưng cấp thị thực cho những giới chức Việt Nam mang hộ chiếu công vụ sang Đức làm việc.

Cựu Bộ Trưởng Nội Vụ Slovakia, ông Robert Kalinak, phải qua cuộc trả lời máy phát hiện nói dối về nghi vấn dính líu đến vụ bắt cóc cựu quan chức dầu khí Việt Nam Trịnh Xuân Thanh.

Thông Tấn Xã Cộng Hòa Slovakia loan tin ngày 7 tháng 8 dẫn lời ông Robert Kalinak về việc thực hiện kiểm tra với máy dò nói dối về vụ việc liên quan như vừa nêu.
Bốn câu hỏi chính mà máy nêu ra với ông Robert Kalinak là bản thân có biết về vụ bắt cóc vào thời điểm một bộ trưởng Việt Nam đến thăm Slovakia hay không; bản thân ông Kalinak có giúp tổ chức vụ bắt cóc hay không; ông có chỉ thị cho viên chức Bộ Nội Vụ tham gia vào vụ bắt cóc hay không; ông có biết một người Việt Nam bị say, bị đánh đập có mặt trong phái đoàn đến Bratislava vào năm ngoái hay không.
Ông Robert Kalinak trả lời không cho cả 4 câu vừa nêu và được máy cho là nói thật.
Tin cũng dẫn lời ông Robert Kalinak là cuộc kiểm tra được tiến hành bởi một chuyên viên trước đây từng thực hiện cuộc kiểm tra đối với thủ lĩnh đảng đối lập OLaNO, ông Igor Matovic.
Nhật báo Dennik N vào tuần rồi loan tin một số quan chức Slovakia giúp đỡ cho vụ bắt cóc một công dân Việt Nam đưa qua ngả Bratislava trên một máy bay công vụ của Slovakia.

Ông Robert Kalinak bác bỏ cáo giác đó.

Tổng thống và Thủ tướng Slovakia đã lời qua tiếng lại với nhau trên truyền thông về vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh, một cựu quan chức dầu khí Việt nam, người được nói bị bắt cóc đưa về Việt nam từ nước Đức với sự trợ giúp của Chính phủ Slovakia.

Tin ghi nhận được vào ngày 17 tháng 8 cho thấy Thủ tướng Slovakia, ông Peter Pellegrini, trong một cuộc trả lời phỏng vấn với hãng Plus 1 Den, đã chỉ trích Tổng thống Andrej Kiska khi nói rằng chính phủ Bratislava là một chính phủ do mafia kiểm soát.
Thủ tướng Peter Pellegrini phản đối phát ngôn như thế của Tổng thống Andrej và giải thích là bản thân chưa bao giờ có liên hệ nào với mafia.
Đáp lại những phát biểu của Thủ tướng Peter Pellegrini, phát ngôn nhân của Tổng thống Slovakia nói với nhật báo Dennik N rằng ông Thủ tướng đang lâm vào tình huống khó khăn vì ông này là một thành viên của đảng phái mà theo các điều tra viên người Đức, đã hỗ trợ vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh.
Nhưng theo phát ngôn nhân của tổng thống Slovakia thì Thủ tướng Peter Pellegrini vẫn còn cơ hội tránh xa khỏi vụ việc và chứng minh rằng ông ấy không chỉ là một con rối cho kẻ khác giật dây.
Tuần trước, sau một cuộc họp với Thủ tướng Peter Pellegrini, Tổng thống Slovakia đã chỉ trích giới lãnh đạo của Chính phủ Slovakia có dính líu tới vụ bắt cóc. Ông còn tuyên bố không tin tưởng Bộ trưởng Nội vụ Denisa Sakova, người cũng bị Đức cáo buộc trực tiếp trợ giúp phái đoàn Việt Nam trong vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh.

Đảng cộng sản Việt nam đang cai trị trên 90 triệu người dân nước này. Họ đã quen với hành động đàn áp, đánh đập, bắt nhốt và giết hại người dân Việt nam bất khi nào họ muốn, mà không cần qua xét xử của toà án độc lập.

Cũng với thái độ đó, ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hô hào bắt cho bằng được Trịnh Xuân Thanh, và cuối cùng họ đã chọn cách đột nhập lãnh thổ châu Âu và Đức để bắt cóc công dân Việt nam, bất chấp hậu quả nặng nề cho đất nước.

Qua hành động này, Đảng cộng sản đã tự chứng minh sự tha hóa và biến chất của mình, để trở thành một tổ chức khủng bố quốc tế mà nhân dân trên thế giới luôn ghê sợ và lên án, đề phòng.

Trung Hiếu từ TpHCM – Thoibao.de (Tổng hợp)

Kasse animation 7.8.2023