Chính phủ Liên bang Đức cho cứu xét lại trường hợp nhà bất đồng chính kiến Nguyễn Quang Hồng Nhân

Bản tin của Hãng Thông tấn Pháp AFP đăng trên nhật báo Stern của Đức hôm 5.4.2019.

Vụ trục xuất nhà bất đồng chính kiến Nguyễn Quang Hồng Nhân và vợ từ Đức về Việt Nam đã gặp phải sự chỉ trích dữ dội. Giờ đây Chính phủ Liên bang Đức cho cứu xét lại trường hợp gây tranh cãi này. Bộ Ngoại giao Đức quyết định theo dõi sát sao về việc ông Hồng Nhân hiện đang bị quản thúc tại gia hay ông ta được đối xử như thế nào?

*-*-*-*-*-*-*-*-*

Vụ trục xuất tai tiếng nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Quang Hồng Nhân và vợ từ Nürnberg – Đức về Việt Nam hồi tuần trước đã không còn nằm ở bình diện tiểu bang nữa, mà vụ này đã lên đến bình diện Liên bang Đức.

Hãng Thông tấn Pháp AFP ngày 05/04/2019 đưa tin,  một nhà bất đồng chính kiến Việt Nam bị trục xuất về nước, Chính phủ Liên bang Đức cho cứu xét lại vụ trục xuất gây tranh cãi này. Sở Liên Bang Đức về Nhập cư và Tị nạn (viết tắt là BAMF), là cơ quan có trách nhiệm, sẽ “xem xét lại vụ xin tị nạn này“, người phát ngôn của Bộ Nội vụ Liên bang Đức cho biết hôm thứ Sáu 05/04/2019 tại Berlin. Ông không muốn đề cập đến chi tiết vì luật bảo vệ dữ liệu cá nhân riêng tư.

Đài Deutsche Welle (Làn sóng Đức) trong một bài tường thuật cùng ngày cho biết, Bộ Ngoại giao Liên bang Đức thừa nhận rằng cho đến nay họ không có thông tin riêng (tự tìm hiểu) về việc ông Hồng Nhân hiện đang bị quản thúc tại gia hay ông ta được đối xử như thế nào. Vì Nguyễn Quang Hồng Nhân không phải là công dân Đức, nên không thể thực hiện bảo hộ lãnh sự tại chỗ. “Tuy nhiên, chúng tôi đã quyết định theo dõi sát sao vụ việc“, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Maria Adebahr nói trong cuộc Họp báo Chính phủ thường kỳ vào thứ Sáu 05/04/2019 tại Berlin .

Hoạt động chính trị của nhà tranh đấu nhân quyền này đã ảnh hưởng như thế nào đến quyết định bác đơn và tại sao tình trạng sức khỏe kém sau đột quỵ không phải là lý do để ngăn chận tiến hành việc trục xuất – Cơ quan Liên Bang Đức về Nhập cư và Tị nạn (BAMF) không muốn bình luận về điều đó. “Cơ quan BAMF sẽ xem xét kỹ hơn một lần nữa về trường hợp này” – được nói thế.

Ảnh: ông Nguyễn Quang Hồng Nhân bị cảnh sát Đức bắt trục xuất về nước hôm 26.3.2019.

Phản đối việc trục xuất một nhà bất đồng chính kiến về Việt Nam

Các chính trị gia và các hiệp hội của xã hội dân sự đã lên tiếng chỉ trích việc trục xuất này. “Chính quyền bang Bayern lại một lần nữa thực hiện một vụ trục xuất đáng nghi ngờ, cho thấy họ không có khả năng“, bà Gyde Jensen, Chủ tịch Ủy ban Nhân quyền và Viện trợ Nhân đạo của Quốc hội Liên bang Đức, nói với đài Deutsche Welle (Làn sóng Đức). Nữ chính trị gia này (thuộc đảng FDP) trách móc chính quyền bang Bayern, họ lập lại „việc thực hiện trục xuất về các quốc gia nơi người ta tiếp tục bị truy nã“.

Theo ông lời Alexander Thal của tổ chức Flüchtlingsrat (tổ chức giúp đỡ người tị nạn) ở bang Bayern miền nam Đức, ngay sau khi ông Hồng Nhân bị trục xuất về đến Hà Nội, nhà phê bình bất đồng chính kiến đã bị công an thẩm vấn suốt 14 giờ. “Bây giờ ông ta phải được khẩn cấp quay trở lại Đức“, ông Thal yêu cầu. “Cho thấy sự trục xuất ông ta là một quyết định sai lầm, thì không có bằng chứng nào tốt hơn là cuộc thẩm vấn như vậy“. Hiện nay ông đã được trả tự do tạm thời, luật sư Manfred Hörner của Nguyễn Quang Hồng Nhân nói với Đài Bayern. Theo lời luật sư, đơn xin tị nạn đã bị từ chối với lý do Nguyễn Quang Hồng Nhân sẽ không bị hiểm nguy khi trở về Việt Nam.

Ngoài ra, một người Việt Nam ở bang Bayern đã khởi đầu một chiến dịch thu chữ ký cho bản kiến nghị với yêu cầu chính phủ Đức đưa cặp vợ chồng Hồng Nhân trở về lại Đức.

Trung tâm Văn bút (PEN) của Đức phản đối việc trục xuất

Trong một bức thư ngỏ, Phó Chủ tịch Văn bút Đức Ralf Nestmeyer viết rằng vụ trục xuất này “không thể hiểu nổi, nhất là khi xét đến tình trạng sức khỏe” của Nguyễn Quang Hồng Nhân. Người bất đồng chính kiến này đã bị từng đột quỵ và  kể từ đó tình trạng sức khỏe của ông rất kém. Nhà văn cũng có nguy cơ bị trừng phạt ở Việt Nam, bởi vì tại Việt Nam ông ta bị coi là “kẻ thù của nhân dân“, ông Nestmeyer viết.

Hồi năm 2019 ông Nguyễn Quang Hồng Nhân bị kết án đến hai mươi năm tù vì “tuyên truyền chống nhà nước xã hội chủ nghĩa” tại Việt Nam và chỉ có thể rời khỏi Việt Nam đến Đức xin tị nạn hồi năm 2015. Tuy nhiên, chính quyền bang Bayern đã bác đơn xin tị nạn và đơn xin tị nạn tiếp theo (đơn xin tị nạn lần thứ hai) một cách không thể hiểu được và “trục xuất họ một cách đột ngột và mờ ám“.

Ông Ralf Nestmeyer, cũng đồng thời là Ủy viên Writer-in-Prison (Ủy ban Người cầm bút trong nhà tù) của Trung tâm Văn bút Đức, cũng bày tỏ sự tiếc nuối rằng nhà văn Nguyễn Quang Hồng Nhân đã không tiếp cận hiệp hội PEN với các vấn đề của mình. Về vụ trục xuất ông Nestmeyer chỉ biết được từ báo chí, ông nói trong một cuộc phỏng vấn với đài Deutsche Welle (Làn sóng Đức). ” Làm sao người ta có thể trục xuất một tác giả mà tiếng nói tự do là căn bản của cuộc sống, về một quốc gia có tiếng trong việc đàn áp và kiểm duyệt?“, ông Nestmeyer đặt câu hỏi trong bức thư ngỏ của mình.

Trung tâm Văn bút Đức kêu gọi ông Herrmann, Bộ trưởng Nội vụ Bang Bayern, và ông Hans-Eckhard Sommer, người đứng đầu cơ quan Liên Bang Đức về Nhập cư và Tị nạn (BAMF) sửa đổi quyết định về trường hợp ông Hồng Nhân.

Ông Hans-Eckhard Sommer, người đứng đầu Sở Liên bang về Nhập cư và Tị nạn (BAMF), cơ quan đã bác đơn xin tị nạn của ông Nguyễn Quang Hồng Nhân ( Foto: BAMF)

Cô con gái cũng bị đe dọa trục xuất?

Các tổ chức nhân quyền hiện đang quan tâm đến số phận của cô con gái Hồng Ân 19 tuổi mà vẫn còn ở Đức của vợ chồng Hồng Nhân. Cô ta đang theo học Piano tại Đại học Âm nhạc ở Nürnberg. Vì ở trong hoàn cảnh bị bác đơn xin tị nạn giống như cha mẹ của cô ấy, nên cô ta cũng có thể bị trục xuất – Chủ tịch Ủy ban Nhân quyền của Quốc hội Đức Gyde Jensen thông báo với đài Deutsche Welle (Làn sóng Đức).

Vì cô ấy không có hộ chiếu còn có giá trị, nên tạm thời cô ấy không bị trục xuất. Người phụ nữ trẻ Việt Nam hiện chỉ nhận được tờ giấy phép tạm dung (Duldung) có hạn 1 tháng.

Hiếu Bá Linh – Thoibao.de (Tổng hợp)

Nguồn:



>> Chính phủ Đức cho rằng các thiết bị Huawei của Trung Quốc có thể được sử dụng cho mục đích gián điệp

>> Đức: Phát hiện nửa tấn Kokain có giá thị trường chợ đen 25 triệu Euro được giấu trong những thùng chuối

>> Xã hội dân sự và đảng phái đối lập làm xoay chiều vụ trục xuất nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Quang Hồng Nhân

>> Đức sẽ cứu xét lại trường hợp của nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Quang Hồng Nhân

>> Đức: Thanh niên Việt Nam sa lưới cảnh sát – Không hộ chiếu, nhưng có cần sa và ma túy đá trong quần lót

>> Châu Âu cần thống nhất chính sách đối với Trung Quốc

>> Vụ Nguyễn Quang Hồng Nhân bị Đức trục xuất đã làm nhiều người Việt hoang mang và phẫn nộ

>> Bộ trưởng Kinh tế Đức Peter Altmaier tìm kiếm lực lượng lao động từ Việt Nam

>> Vụ bắt cóc Trương Duy Nhất được đưa ra Liên minh châu Âu (EU)

>> Vì sao nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Quang Hồng Nhân bị bác đơn xin tị nạn dẫn đến việc bị Đức trục xuất

>> Bộ trưởng Kinh tế Đức đề cập đến nhân quyền và vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh trong hội đàm với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc – Ngoại trưởng Phạm Bình Minh hủy bỏ, không tham dự Lễ Khánh thành Ngôi nhà Đức

>> Chuyến công du Việt Nam của Bộ trưởng Kinh tế Đức và vấn đề Trịnh Xuân Thanh

>> Philippines bắt giữ lượng ma túy đá khổng lồ 276 kg trị giá 30 triệu Euro tại cảng Manila, được chở sang từ TP. Hồ Chí Minh

>> Cháy lớn trong đêm, thiệu trụi 7 xe ô tô tại khu chợ của người Việt tại Berlin

>> Đảng Xanh yêu cầu Bộ trưởng Kinh tế Đức đề cập đến vấn đề nhân quyền trong chuyến công du Việt Nam

>> Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) kêu gọi chính quyền Việt Nam làm rõ lý do giam giữ Trương Duy Nhất

>> Phải chăng Đại sứ Nguyễn Minh Vũ đang thao túng các hội đoàn của người Việt tại Đức?

>> 2 ngày tới 3 nhà hàng tại Berlin – kỷ lục làm việc tại nước Đức của Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng

>> Người dân Đức được tận mắt chứng kiến địa điểm nhốt Trịnh Xuân Thanh tại Đại sứ quán Việt Nam ở Berlin

>> Tour du lịch „Hành trình bắt cóc Trịnh Xuân Thanh“ được khai trương ngay khi Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đặt chân đến Berlin

 

 

 

Kasse animation 7.8.2023