Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trấn áp trí thức

Hôm 27.10.2018, nguyên thành viên của Viện Nghiên cứu Phát triển (IDS) gửi thư ngỏ tới ban Kiểm tra Trung ương Đảng và Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam, phản đối sự trấn áp thô bạo ông Chu Hảo Hảo – nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Giám đốc Nhà xuất bản Tri Thức.
Giáo sư Chu Hảo – nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Giám đốc Nhà xuất bản Tri Thức.

THƯ NGỎ

Kính gửi:

– Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam

– Đồng kính gửi Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam

Qua báo chí ngày 25-10-2018, chúng tôi được biết Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam mới có sự đánh giá về ông Chu Hảo – nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Giám đốc Nhà xuất bản Tri Thức, nguyên thành viên Viện Nghiên cứu Phát triển IDS – là “suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa””. “có những bài viết, phát ngôn có nội dung trái với Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước” và “chịu trách nhiệm chính về việc Nhà xuất bản Tri thức xuất bản một số cuốn sách có nội dung trái với quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, vi phạm Luật Xuất bản, bị cơ quan chức năng xử lý, thu hồi và tiêu hủy”. Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận: “vi phạm khuyết điểm của ông Chu Hảo là rất nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức đảng, tác động xấu tới tư tưởng xã hội, đến mức phải xem xét thi hành kỷ luật”.

Chúng tôi cho rằng sự quy kết như vậy của Ủy ban Kiểm tra Trung ương về ông Chu Hảo là không chính đáng, không đúng sự thật, thể hiện sự trấn áp thô bạo những nỗ lực rất đáng trân trọng của một trí thức hết lòng vì dân vì nước, chà đạp những ý kiến chân thật và xây dựng của ông về những vấn đề nóng bỏng của đất nước. Không chỉ riêng chúng tôi, mà hầu hết những ai đã từng được đọc những cuốn sách do Nhà xuất bản Tri Thức phát hành, từng đọc và nghe những ý kiến phát biểu của ông Chu Hảo về tình hình đất nước đều trân trọng những điều bổ ích mình thu nhận được, đều đánh giá cao sự phấn đấu không mệt mỏi của ông Chu Hảo noi gương bậc tiền bối Phan Châu Trinh xả thân cho sự nghiệp “khai dân trí, chấn dân khí” – một đòi hỏi vô cùng cấp thiết cho sự bảo vệ và phát triển đất nước ta lúc này.

Làm sao có thể sớm thực hiện được dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mà lại bóp nghẹt những nỗ lực mở mang dân trí? Chính vì lẽ này, chúng tôi yêu cầu Ủy ban Kiểm tra Trung ương rút lại kết luận sai trái về ông Chu Hảo.

Chúng tôi đồng thời kiến nghị với lãnh đạo Đảng và Nhà nước nên khuyến khích các nhà xuất bản trong nước làm những việc như Nhà xuất bản Tri Thức đang làm, động viên phong trào ham học, ham đọc sách trong cả nước, cùng nhau phát huy ý chí và trí tuệ sớm khắc phục được tình trạng tụt hậu hiện nay, đưa nước ta tiến nhanh theo con đường dân tộc và dân chủ.

Chúng tôi rất mong thư ngỏ này được nhân dân và trí thức cả nước hưởng ứng bằng mọi cách, cùng chung tay đẩy mạnh nỗ lực chung nâng cao dân trí của nước nhà.

Làm tại Hà Nội, ngày 27.10.2018

Nguyên thành viên của IDS kí tên:

  1. Hoàng Tụy, nguyên Chủ tịch IDS, Hà Nội
  2. Trần Đức Nguyên, nguyên Trưởng Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải, Hà Nội
  3. Nguyễn Trung, nguyên trợ lý Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nguyên Đại sứ Việt Nam ở Thái Lan, Hà Nội
  4. Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng IDS, Hà Nội
  5. Phạm Chi Lan, nguyên Phó Viện trưởng IDS, nguyên Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hà Nội
  6. Nguyên Ngọc, nhà văn, Hội An
  7. Tương Lai, nguyên thành viên Tổ Tư vấn Võ Văn Kiệt, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, TP.HCM
  8. Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, Thành viên Ủy ban Chính sách Phát triển của Liên Hiệp Quốc, Hà Nội
  9. Vũ Kim Hạnh, nguyên Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ, TP.HCM
  10. Huỳnh Sơn Phước, nguyên Phó Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ, Hội An

Đợt 2 (Cập nhật hôm 28.10.2018):

  1. Nguyễn Gia Hảo, nguyên thành viên Tổ Tư vấn Võ Văn Kiệt
  2. Nguyễn Kiến Phước, nguyên Ủy viên Ban biên tập báo Nhân Dân, TP.HCM
  3. Kha Lương Ngãi, nguyên Phó Tổng biên tập báo Sài Gòn Giải Phóng, TP.HCM
  4. Hoàng Dũng, PGS.TS, TP.HCM
  5. Huỳnh Tấn Mẫm, nguyên Chủ Tịch THSV Sài Gòn, nguyên Tổng biên tập Báo Thanh Niên, Ủ viên Ủy ban Mặt Trận Tổ Quốc TP.HCM
  6. Huỳnh Kim Báu, nguyên Tổng thư ký Hội Trí thức yêu nước TP.HCM
  7. Lê Công Giàu, nguyên Tổng thư ký Tổng hội Sinh viên Sài Gòn (1966), nguyên Phó Bí Thư Thường trực Thành doàn TNCS TP.HCM (1975), nguyên Giám đốc Công ty Savimex
  8. Nguyễn Đình Đầu, nhà nghiên cứu, TP.HCM
  9. Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo phận Vinh
  10. GBt Huỳnh Công Minh, Linh mục, Tổng Giáo phận Sài Gòn
  11. Nguyễn Quốc Thái, nhà báo, TP.HCM
  12. Hồ Ngọc Nhuận, nhà báo, dân biểu đối lập thời VNCH,  Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam của TP.HCM, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
  13. Trần Thế Việt, nguyên Bí thư thành ủy thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng
  14. Tống Văn Công, nhà báo, Hoa Kỳ
  15. Thái Văn Cầu, chuyên gia Khoa học Không gian, Hoa Kỳ
  16. Phan Quốc Tuyên, kỹ sư, Genève, Thụy Sỹ
  17. Đỗ Tuyết Khanh, thông dịch viên, Genève, Thụy Sỹ
  18. Nguyễn Xuân Nghĩa, TS, nhà giáo tại TP.HCM
  19. Bùi Minh Quốc, nhà thơ, Đà Lạt, nguyên Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Lâm Đồng
  20. Nguyễn Hồng Anh, ThS, TP.HCM
  21. Hà Dương Tuấn,Pháp
  22. Hà Quang Vinh, hưu trí, Q.11, TP.HCM
  23. Giáng Vân, nhà thơ, Hà Nội
  24. Hoàng Hưng, nguyên Trưởng ban Văn hoá báo Lao Động (thời Đổi mới), TP.HCM
  25. Nguyễn Trinh Thi, nghệ sĩ, nhà làm phim, Hà Nội
  26. PhanBá Phi, Thạc sĩ IT, chuyên viên cấp cao, Seattle, Hoa Kỳ
  27. Nguyễn Mạnh Tiến, nghiên cứu Dân tộc học, Hà Nội
  28. Nguyễn Hữu Thao, cựu chiến binh QĐNDVN, kinh doanh, Việt kiều Sofia, Bulgaria
  29. Lương Đình Cường, Tổng biên tập, báo mạng Nguoiviet.de, CHLB Đức
  30. Nguyễn Thu Giang, nguyên Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM
  31. Trần Quốc Trọng, Nghệ sĩ ưu tú, đạo diễn phim, Hà Nội
  32. Hoàng Xuân Phú, GS Toán học, Hà Nội
  33. Đào Tiến Thi, nhà nghiên cứu văn học và ngôn ngữ, nguyên Uỷ viên Ban chấp hành Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Hà Nội
  34. Phan Đắc Lữ, nhà thơ, TP.HCM
  35. Phạm Khiêm Ích, nguyên Phó Viện trưởng Viện Thông tin Khoa học xã hội, Hà Nội
  36. Phạm Gia Minh, TS kinh tế, Hà Nội
  37. Võ Quang Tu, hưu trí, Montreal, Canada
  38. Nguyễn Mai Oanh, TP.HCM
  39. Đỗ Quang Tuyến, kỹ sư, Seattle, Washington, Hoa Kỳ
  40. Trần Hữu Dũng, nhà giáo nghỉ hưu, Hoa Kỳ
  41. Phạm Anh Tuấn, dịch giả, Hà Nội
  42. Nguyễn Hữu Úy, hưu trí, Florida, Hoa Kỳ
  43. Nguyễn Thị Thu Hà, hưu trí, Florida, Hoa Kỳ
  44. Đỗ Thái Bình, kỹ sư đóng tàu, Sài Gòn
  45. Phạm Tư Thanh Thiện, nhà báo nghỉ hưu, Paris
  46. Nguyễn Ngọc Giao, nhà giáo nghỉ hưu, Paris
  47. Phạm Minh Châu, hóa học, Đại học Paris 7 và đại học Pháp Việt USTH, Hà Nội
  48. Phạm Xuân Huyên, toán học, Đại học Paris 7 và Đại học Quốc gia TP.HCM
  49. Phạm Hạc Yên Thư, sinh học, bệnh viện Orsay, Pháp
  50. Phạm Xuân Yêm, vật lý, đại học Paris 6
  51. Nguyễn Huệ Chi, GS Ngữ văn, Hà Nội
  52. Đặng Thị Hảo, TS Văn học, Hà Nội
  53. Nguyễn Đình Nguyên, Tiến sĩ Y khoa, Úc
  54. Trần Đức Quế, chuyên viên nghỉ hưu, Hà Nội
  55. Bùi Hiền, hưu trí, Canada
  56. Lê Tuấn Huy, TS, TP.HCM
  57. Phạm Toàn, tác giả, dịch giả, cộng tác viên Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội
  58. Đặng Tiến, nhà văn, Orléans, Pháp
  59. Nguyễn Đào Trường, hưu trí, Hải Dương
  60. Vũ Công Minh, cử nhân tài chính, Hải Dương
  61. Đoàn Minh Tuấn, nhà giáo nghỉ hưu, 69 Aristide Briand, Antony, Pháp
  62. Trương Thế Kỷ, Korbinianplatz, München, CHLB Đức
  63. Nguyễn Minh Khanh, kỹ sư tin học, Paris
  64. Nghiêm Hồng Sơn, Đại học Griffith, Úc
  65. Nguyễn Thái Sơn, GS, Cố vấn Viện Địa chính trị Paris AGP.
  66. Quan Vinh, chuyên viên tin học, Roma, Italia
  67. Nguyễn Quốc Nam, Manager of Finance and Administration

JTS, Attorney General’s Department, South Australia

  1. Đỗ Đăng Giu, Nguyên Giám đốc Nghiên Cứu CNRS, Đại học Paris 11, Orsay, Pháp
  2. Thuỳ Linh, nhà văn, Hà Nội
  3. Võ Văn Tạo, nhà báo, cựu chiến binh, Nha Trang
  4. Nguyễn Thị Kim Chi, Nghệ sĩ ưu tú, diễn viên, đạo diễn, TP.HCM
  5. Cù Huy Hà Vũ, TS luật, tạm trú tại Hoa Kỳ
  6. Nguyễn Thị Dương Hà, luật sư, Hà Nội
  7. Trần Viết Tuyên, kiến trúc sư, hưu trí, Hamburg, CHLB Đức
  8. Tạ Hoàng Lân, kinh doanh, TP. Cheb, CH Séc
  9. Nguyễn Hữu Viện, sáng lập viên Đại học Số hóa Trực tuyến Bézier và Thư viện số Phan Châu Trinh, Pháp
  10. Cao Lập, hưu trí, California, Hoa Kỳ
  11. Vũ Hồng Linh, cựu chiến binh Đoàn Ba Tơ (Lữ 52 Qk 5), giáo viên nghỉ hưu, Nam Định
  12. Nguyễn Cường, tư vấn bất động sản, Praha, CH Séc.
  13. Dương Đình Giao, nhà giáo, Hà Nội
  14. Hà Dương Tường, nhà giáo nghỉ hưu, Pháp
  15. Ngụy Hữu Tâm, dịch giả, Hà Nội
  16. Trần Thanh Ngôn, kỹ sư về hưu, Berlin, CHLB Đức
  17. Lương Ngọc Châu, kỹ sư điện toán (hưu trí), TP. Mainz, CHLB Đức
  18. Trần Xuân Kiêm, dịch giả và nhà nghiên cứu Phật học (trước 1975) và kinh tế học (sau 1975)
  19. Tô Nhuận Vỹ, nhà văn, Huế
  20. Nguyễn Trọng Hoàng, TS vật lý, Frankfurt, CHLB Đức
  21. Đỗ Ngọc Quỳnh, nguyên Giám đốc TT Năng Lượng Mới, ĐH Cần Thơ
  22. Tô Oanh, giáo viên nghỉ hưu, Bắc Giang
  23. Inrasara, nhà văn, nhà nghiên cứu văn hóa Cham
  24. Lê Anh Tuấn, Hải Phòng
  25. Nguyễn Đình Cống, GS, nghỉ hưu, Hà Nội
  26. Vũ Trọng Khải, PGS.TS, chuyên gia độc lập về chính sách phát triển nông nghiệp VN, TP.HCM
  27. Nguyền Hồng Khoái, cử nhân kinh tế, Giám đốc Cty Tư vấn phát triển doanh nghiệp KN, Hà Nội
  28. Nguyễn Thị Khánh Trâm, cán bộ hưu trí, TP.HCM
  29. Phạm Văn Sỹ, HCM
  30. Lương Vĩnh Kim, thành viên Đoàn Luật sư TP.HCM
  31. Lê Việt Đức, TS kinh tế Đại học Clermont-Ferrand, Pháp, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nghỉ hưu, hiện là giảng viên khoa Kinh tế và Quản lý, Đại học Thăng Long.
  32. Phạm Đỗ Chí, TS Kinh tế, trí thức Việt ở nước ngoài
  33. Nguyễn Trọng Bách, kĩ sư, Nam Định
  34. Trần Hưng Thịnh, kỹ sư, nghỉ hưu, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội
  35. Vũ Ngọc Lân, kĩ sư luyện kim, Hà Nội
  36. Huỳnh Nhật Hải, hưu trí, Đà Lạt
  37. Huỳnh Nhật Tấn, hưu trí, Đà Lạt
  38. Phan Thị Hoàng Oanh, TS Hoá học, HCM
  39. Chu Sơn, nhà thơ tự do, Thủ Đức, TP.HCM
  40. Nguyễn Thị Kim Thoa, bác sĩ, Thủ Đức, TP.HCM
  41. Nguyễn Ngọc Lanh, NGND, nguyên GS Đại học Y Hà Nội
  42. Hà Văn Thùy, nhà văn, TP.HCM
  43. Trương Thị Minh Sâm, nội trợ, Đồng Nai
  44. Nguyễn Hồng Quang, ThS, Viện Cơ học, Viện hàn lâm KH-CN Việt Nam
  45. Lê Văn Hiệu, viên chức về hưu
  46. Dạ Ngân, nhà văn, TP.HCM
  47. Uông Đình Đức, kỹ sư cơ khí, Q.1, TP.HCM
  48. Nguyễn Thế Hùng, GS.TS, Phó Chủ tịch Hội Cơ học Thủy khí Việt Nam, giảng dạy Đại học Đà Nẵng
  49. Huỳnh Sáu, cựu giáo viên, TP.HCM
  50. Đào Công Tiến, PGS, nguyên Hiệu trưởng Đại học Kinh tế TP.HCM, Q.3, TP.HCM
  51. Trần Đình Sử, GS.TS, Hà Nội
  52. Lại Nguyên Ân, nhà nghiên cứu văn học, Hà Nội
  53. Nguyễn Đăng Quang, Đại tá, nguyên cán bộ Bộ Công an, Hà Nội
  54. Lê Huyền Trang, ThS, THCM
  55. Đào Minh Châu, TS, Tư vấn Hành chính công & Chính sách công, Hà Nội
  56. Lê Hải, nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh, Đà Nẵng
  57. Nguyễn Thị Từ Huy, HCM
  58. Trần Duy Hưng, công chức hưu trí, Hà Nội
  59. Tạ Trí Hải, nghệ sĩ đường phố, TP.HCM
  60. Phạm Đình Trọng, nhà văn, TP.HCM
  61. Nguyễn Khánh Việt, cán bộ hưu trí, Hà Nội
  62. Hồ Quang Huy, Nha Trang, Khánh Hòa
  63. Nguyễn Hữu Đổng, TS Kinh tế, PGS Chính trị học, giáo viên, Hà Nội
  64. Doãn Kiều Anh, kỹ sư, TP.HCM
  65. Nguyễn Khắc Mai, nguyên Tổng biên tập Tạp chí Dân Vận, Hà Nội
  66. Trần Thị Băng Thanh, PGS.TS Văn học Cổ Trung đại VN, Hà Nội
  67. Nguyễn Thanh Hằng, giáo viên nghỉ hưu, TP.HCM
  68. Vũ Ngọc Quỳnh, bác sĩ Nhi khoa, Paris
  69. Nguyễn Thiện Tống, nguyên giảng viên Đại học Bách Khoa TP.HCM
  70. Bùi Văn Nam Sơn, nghiên cứu triết học độc lập, TP.HCM
  71. Phùng Hoài Ngọc, ThS Ngữ văn, An Giang
  72. Phạm Hồng Hà, hưu trí, Nghệ An
  73. Hoàng Minh Tường, nhà văn, Hà Nội
  74. Nguyễn Phú Yên, hưu trí, TP.HCM
  75. Phạm Duy Hiển, cựu chiến binh, Pleiku, Gia Lai
  76. Hồ Sỹ Hải, kỹ sư, cựu chiến binh nghỉ hưu, Hà Nội
  77. Phạm Minh Đức, kỹ sư cơ khí, Hà Nội
  78. Phạm Hoàng Phiệt, GS Y học đã nghỉ hưu, Q.1, TP.HCM

Chúng tôi, những người đã ký tên, trân trọng đề nghị trí thức trong và ngoài nước và đông đảo nhân dân quan tâm đến sự nghiệp của đất nước cùng ghi tên tiếp vào Thư ngỏ này: thungobaovechuhao@gmail.com

Nguồn: Dũng Hoàng 27.10.2018



>> Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh sang giúp Đức „tìm lại những mặt ưu việt của chủ nghĩa xã hội hiện thực trước đây“

>> Nhà văn Nguyên Ngọc tuyên bố ra khỏi đảng

>> Tôi tự ra khỏi Đảng cộng sản Việt Nam

>> Phản ứng của trí thức trước án kỷ luật Giáo sư Chu Hảo 

>> Sớm nhất trong nửa năm cuối 2019 hoặc đầu năm 2020 Hiệp định Thương mại EU-Việt Nam mới được ký kết và thông qua? 

>> Ông Trọng lên ngôi và cơ hội nào cho cải cách ở Việt Nam?

>> Có phải Việt Nam đang di chuyển về chế độ tập quyền?

>> Cơ quan điều tra đang chờ Lê Hồng Quang quay lại Slovakia để thẩm vấn về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh

>> Nhà báo Khashoggi bị mật vụ phân xác thành 15 mảnh bằng cưa xương khi vào làm thủ tục trong lãnh sự quán

>> Slovakia đe dọa sẽ tạm ngừng quan hệ ngoại giao với Việt Nam vì vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh

>> Bộ trưởng Tô Lâm đưa Trịnh Xuân Thanh ra khỏi khu vực Schengen bằng một hộ chiếu giả

>> Sách lược của nhà cầm quyền Việt Nam: Cách ly và vô hiệu hoá từng nhà hoạt động nổi tiếng khỏi phong trào tranh đấu trong nước

>> Chính phủ Việt Nam đã phải trả lại tự do cho Nguyễn Ngọc Như Quỳnh ( Blogger Mẹ Nấm )

>> Thủ tướng Áo nêu vấn đề nhân quyền trong cuộc hội đàm với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

>> Thủ tướng Đức sẽ gặp ông Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị cấp cao Á – Âu (ASEM) lần thứ 12

>> Fitch hạ xếp hạng Vingroup từ ổn định xuống tiêu cực ngay sau khi Phạm Nhật Vượng làm ô tô

>> Việt Nam trong đàm phán sắp tới có đáp ứng yêu cầu trả Trịnh Xuân Thanh về Đức hay không?

>> Nhất thể hóa: Ván cờ lấp lửng nước đi của TBT Nguyễn Phú Trọng  

Kasse animation 7.8.2023