Đài Tiếng nói Việt Nam gỡ bỏ bài báo chữa cháy bức ảnh cán bộ ngoại giao Việt Nam ngủ say giữa hội trường LHQ

Ảnh chụp màn hình tờ báo mạng của Iran đưa tin Cán bộ ngoại giao Việt Nam ngủ say sưa giữa phiên họp Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc. Link: http://bit.ly/2DCS0C1 

Hôm qua ngày 29/09/2018 Báo điện tử của Đài Tiếng nói Việt Nam đã đăng bài viết „Sự thật sau bức ảnh thành viên phái đoàn Việt Nam ngủ say tại phòng họp LHQ“, nhưng chưa đầy 1 ngày sau đã cho gỡ bỏ bài báo này. Hiện nay trên Google vẫn còn dấu tích của nó.

Trong vài ngày qua báo chí khắp thế giới như các tờ báo của Mỹ, Pháp, Thụy Sĩ, Iran v.v. đã đăng tin và hình ảnh một đại biểu Việt Nam ngủ say sưa trong một tư thế phản cảm trong phiên họp Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc ở New York – Mỹ.

Sau khi bức ảnh „làm nhục quốc thể“ này gây một cơn bão lớn chưa từng có trên mạng, một số cơ quan truyền thông trong nước đã vội vã đăng những bài chữa cháy, điển hình là bài viết trên trang báo điện tử của kênh truyền hình VTC News ngày 29/9/2018 và cũng được đăng trên trang báo điện tử của Đài Tiếng nói Việt Nam.

Bài viết nêu trên cho rằng bức ảnh gốc của Hãng Thông tấn Pháp AFP đã bị cắt xén mất „hình ảnh cô gái bên cạnh thành viên phái đoàn Việt Nam“ (trích nguyên văn), và thành viên phái đoàn Việt Nam không ngủ trong phiên họp mà là trong „thời gian nghỉ giải lao“.

Báo điện tử của Đài Tiếng nói Việt Nam đã đăng bài viết này vào ngày 29/09/2018, nhưng chưa đầy 1 ngày sau đã cho gỡ bỏ bài báo này. Hiện nay trên Google vẫn còn dấu tích của nó.

Đài Tiếng nói Việt Nam gỡ bỏ bài báo đã đăng hôm 29.9.2018, chữa cháy bức ảnh cán bộ ngoại giao Việt Nam ngủ say giữa hội trường LHQ ( Ảnh chụp bài đã bị xóa hôm 30.9.2018)
Dấu tích trên Google của bài báo trên Đài Tiếng nói Việt Nam mà sau đó đã được gỡ xuống. Link: https://vov.vn/the-gioi/su-that-sau-buc-anh-thanh-vien-phai-doan-viet-nam-ngu-say-tai-phong-hop-lhq-819941.vov

Sau đây chúng ta thử tìm hiểu nguyên do vì sao Báo điện tử của Đài Tiếng nói Việt Nam đã nhanh chóng gỡ bài báo xuống.

  1. Bức ảnh có bị cắt xén hay không?

Sự thật là phóng viên AFP đã chụp 2 bức ảnh khác nhau và cả 2 bức ảnh này đã được tác giả rao bán trên mạng với giá 475 Euro mỗi tấm. Ghi chú bên phải của mỗi bức ảnh ghi rõ:

  • Tác giả của cả 2 tấm ảnh là ông Don Emmert, phóng viên của Hãng Thông tấn Pháp AFP.
  • Ngày chụp 2 tấm ảnh là 25/09/2018, ngày khai mạc Phiên thảo luận chung Đại hội đồng LHQ Khóa 73.
  • Mỗi tấm hình đều có kích thước, độ lớn, độ phân giải khác nhau.

Như vậy là hoàn toàn không hề có chuyện cắt xén bức ảnh. Tờ báo mạng của Iran (xem ảnh chụp màn hình ở trên) đăng cả 2 tấm ảnh song song với nhau trong bản tin của mình.

https://www.gettyimages.de/detail/nachrichtenfoto/member-of-vietnamese-delegation-naps-during-the-nachrichtenfoto/1040080004
https://www.gettyimages.de/detail/nachrichtenfoto/member-of-vietnamese-delegation-naps-during-the-nachrichtenfoto/1040072846
  1. Ngủ say trong lúc đang họp hay trong thời gian giải lao?

Tác giả 2 bức ảnh này là Don Emmert, Trưởng phòng phóng viên ảnh của AFP tại Newyork, đã chú thích rõ dưới mỗi bức ảnh  là “naps during the General Debate” nghĩa là ngủ trong lúc đang họp chứ không phải „trong thời gian giải lao“.

Kể cả bức ảnh „bên cạnh thành viên phái đoàn Việt Nam đang ngủ có một phụ nữ mang balo, khom lưng ngồi dùng điện thoại“ cũng được tác giả ghi chú là „một thành viên Phái đoàn Việt nam đang ngủ trong lúc họp Phiên thảo luận chung Đại hội đồng LHQ Khóa 73 tại New York ngày 25 tháng 9 năm 2018“ (A member of Vietnamese delegation naps during the General Debate of the 73rd session of the General Assembly at the United Nations in New York September 25, 2018).

  1. Có phải là thành viên Phái đoàn Việt Nam mới từ Việt Nam bay sang?

Trong phần sau cùng, bài báo đã „chữa cháy“ bằng cách trưng ra nhiều ảnh chụp „nguyên thủ, chính khách nổi tiếng ngủ gật hay tranh thủ ngủ giữa giờ giải lao ở các phiên họp của Đại Hội đồng LHQ“, nguyên do là vì „mệt mỏi“ do „múi giờ chênh lệch lớn“.

Trong phần này, bài viết đã ngụ ý nói rằng cán bộ ngoại giao Việt Nam ngủ trong ảnh là thành viên Phái đoàn Việt Nam mới từ Việt Nam bay sang: „di chuyển từ Hà Nội đến New York, múi giờ chênh lệch lên đến 13h đồng hồ“, cho nên „có mệt mỏi và tranh thủ chợp mắt giữa giờ thảo luận cũng là điều bình thường“.

Nhưng sự thật, cán bộ ngoại giao này là thành viên thuộc Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên hiệp quốc (New York), nó có trụ sở và giờ làm việc (tiếp khách) hằng ngày không khác gì một Đại sứ quán Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc, một thí dụ là gần đây nhất đã tổ chức trọng thể lễ viếng và mở sổ tang Chủ tịch nước Trần Đại Quang.

Cán bộ, nhân viên Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại LHQ trong lễ viếng tang Chủ tịch nước Trần Đại Quang tại trụ sở của Phái đoàn tại New York. Link: http://bit.ly/2y0MiUy
Nhân vật „gây bão“ trên mạng đang phụ tá cho Trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại LHQ Nguyễn Phương Nga trong một phiên họp Liên Hiệp Quốc ngày 22/5/2018. Link: http://bit.ly/2QoI8h5
Cán bộ, nhân viên Phái đoàn Thường trực Đại diện Việt Nam đứng trước trụ sở Liên Hiệp Quốc tại New York – Trưởng Phái đoàn Nguyễn Phương Nga (bìa trái) và nhân vật „gây bão“ (đứng giữa, hàng sau)

Vậy là rõ ràng nhân vật ngủ say giữa hội trường LHQ không phải từ trong nước mới sang dự, mà là một cán bộ ngoại giao THƯỜNG TRÚ tại New York thuộc Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc.

Nói tóm lại, với tất cả những bằng chứng rõ ràng như trên Đài Tiếng nói Việt Nam không còn cách nào khác hơn là phải nhanh chóng gỡ bỏ bài báo chữa cháy, một bài viết tuy đề tựa „Sự thật sau bức ảnh …“ nhưng đã xuyên tạc sự thật một cách trắng trợn và thô thiển.

Hiếu Bá Linh – Thoibao.de

>> Tổng thống Mỹ Donald Trump kêu gọi tất cả các nước trên thế giới chiến đấu chống chủ nghĩa xã hội

>> Bộ trưởng Nội vụ Slovakia sang Đức hội đàm với Bộ trưởng Nội vụ Đức về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh

>> Từ thợ làm móng tay chuyển sang trồng cần sa tại Đức và xây chùa ở Việt Nam

>> Bức ảnh hay nhất năm 2018 về mối quan hệ giữa hai nước Đức – Việt

>> 32 Dân biểu Quốc hội châu Âu cảnh báo Hiệp định Thương mại EU – Việt Nam sẽ không được thông qua vì tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam

>> Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh: Ba Lan từ chối không cho chuyên cơ Slovakia chở phái đoàn Bộ trưởng Tô Lâm bay qua không phận Ba Lan

>> Cấm lãnh đạo nhân quyền quốc tế nhập cảnh có thể gây cản trở việc phê chuẩn Hiệp định Thương mại EU – Việt Nam

>> Tại trụ sở Tư pháp châu Âu (Eurojust) diễn ra cuộc họp giữa Đức và Slovakia về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh

>> Tin nóng về vụ chuyên cơ Slovakia chở Trịnh Xuân Thanh: Slovakia lừa Ba Lan bằng cách khai báo Bộ trưởng Kaninak đi công tác bay sang Nga

>> Nghi vấn Đại sứ quán Việt Nam tại Nga và Vietnam Airlines tiếp tay cho Tô Lâm áp tải Trịnh Xuân Thanh về nước

>> Cảnh sát liên bang Đức phát hiện 26 người Việt được giấu trong xe bus 

>> Tuyên bố của Will Nguyen sau khi rời khám Chí hòa tại TP.Hồ Chí Minh

>> Tin nóng vụ Trịnh Xuân Thanh: Tòa án Đức cho biết Slovakia ngỏ ý cấp một chuyên cơ bay thẳng đến Hà Nội, nhưng phía Việt Nam không muốn

>> Tuyên bố của EU tại Việt Nam về việc kết án gần đây đối với ông Lê Đình Lượng

>> Cách mạng tháng 8 năm 1945 „Cướp chính quyền tại Việt Nam“ và ngày nay „Cướp người tại Đức“

>> Trịnh Xuân Thanh có được trao trả về Đức hay không?

>> Lê Hồng Quang bất ngờ ra bản tuyên bố phủ nhận các cáo buộc dính dáng đến vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh và đe dọa kiện báo chí Slovakia và Đức

>> Cựu Bộ trưởng Bộ ngoại giao Séc tuyên bố: „Việt Nam là tâm điểm của tội phạm có tổ chức. Quốc gia này đã trở thành một nguy cơ an ninh hàng đầu”.


 

 

Kasse animation 7.8.2023