Bộ trưởng Nội vụ Slovakia sang Đức hội đàm với Bộ trưởng Nội vụ Đức về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh

Bà Denisa Sakova, Bộ trưởng Nội vụ Slovakia và ông Horst Seehofer, Bộ trưởng Nội vụ Liên bang Đức trước cuôc hội đàm tại Berlin về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh
Trụ sở Bộ nội vụ CHLB Đức tại Berlin

Trong khi các nhà điều tra Đức khẳng định rằng hầu như không còn hoài nghi nào, Trịnh Xuân Thanh đã bị đưa ra khỏi khu vực Schengen bằng chuyên cơ của chính phủ Slovakia, thì Cảnh sát trưởng Slovakia, ông Milan Lucianski lại muốn thảo luận với Đức liệu xem Trịnh Xuân Thanh có thể được đưa ra khỏi khu vực Schengen bằng một cách thức nào khác, bằng một con đường nào khác hay không? Bên lề Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc, Ngoại trưởng Miroslav Lajčák sẽ chất vấn Ngoại trưởng Phạm Bình Minh về việc Trịnh Xuân Thanh đã về Việt Nam như thế nào, bằng cách nào, bằng con đường nào?

Hôm qua ngày 24/09/2018 bà Denisa Saková, Bộ trưởng Nội vụ Slovakia đã sang Berlin hội đàm với ông Horst Seehofer, Bộ trưởng Nội vụ CHLB Đức. Trong chương trình làm việc, Bộ trưởng 2 nước đã thảo luận về vụ việc Trịnh Xuân Thanh có lẽ đã bị vận chuyển ra khỏi khu vực Schengen bằng chuyên cơ của chính phủ Slovakia.

Cùng đi với bà Denisa Saková là Cảnh sát trưởng Milan Lucianski. Phát ngôn viên của Bộ Nội vụ Liên bang Đức cho biết cuộc hội đàm này là do phía Slovakia mong muốn. về phía Đức tham dự cuộc hội đàm ngoài ông Horst Seehofer còn có ông Hans-Georg Engelke, Quốc vụ khanh trong Bộ Nội vụ, cũng như các đại diện của Vụ B (Cảnh sát Liên bang), Vụ ÖS (An ninh Công cộng) và Ban tham mưu EU (phối hợp trong EU).

Hồi cuối tháng 8 vừa qua Bộ Ngoại giao Slovakia xác nhận, đơn xin ngày 25/07/2017 yêu cầu cho phép chuyên cơ của chính phủ Slovakia chở phái đoàn Bộ trưởng Tô Lâm bay ngang qua không phận Ba Lan – nhưng đơn này đã bị Ba Lan từ chối, cho nên Bộ Nội vụ Slovakia đã được sửa đổi đơn này vào giờ chót, đúng vào ngày bay (ngày 26/07/2017). Đơn sửa đổi ghi rõ rằng chuyên cơ của chính phủ Slovakia chở bộ trưởng Nội vụ lúc đó là ông Robert Kaliňák đi công tác ở Nga, mặc dù ông không hề có mặt trên chuyến bay.

Về các cáo buộc về việc cơ quan nhà nước Slovakia có thể dính líu đến vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, trong cuộc hội đàm „Bộ Nội vụ Liên bang Đức đã lưu ý rằng các cáo buộc này là nghiêm trọng, và chờ đợi vụ việc này sẽ được làm sáng tỏ một cách nhanh chóng và không giới hạn“, ông Sören Schmidt Phát ngôn viên Bộ Nội vụ LB Đức cho tờ Thoibao.de biết như thế.

Trong khi các nhà điều tra Đức khẳng định rằng hầu như không còn hoài nghi nào, Trịnh Xuân Thanh đã bị đưa ra khỏi khu vực Schengen bằng bằng chuyên cơ của chính phủ Slovakia, thì Cảnh sát trưởng Slovakia, ông Milan Lucianski lại muốn thảo luận với Đức liệu xem Trịnh Xuân Thanh có thể được đưa ra khỏi khu vực Schengen bằng một cách thức nào khác, bằng một con đường nào khác hay không?

Chúng tôi đã đề cập việc đó trong cuộc hội đàm. Khi chúng tôi bắt đầu điều tra vụ án, chúng tôi cần có tất cả tài liệu quan trọng liên quan đến toàn bộ vụ việc, chúng tôi sẽ yêu cầu các bên Đức, Pháp, Séc cung cấp, cũng như các biên bản của phiên tòa Berlin xét xử nghi can Nguyễn Hải Long“, Cảnh sát trưởng Lucianski nói với báo chí Slovakia.

Cho tới nay bà Bộ trưởng Saková đã cho 44 nhân viên được miễn trách nhiệm bảo mật thông tin, để phục vụ cuộc điều tra về vụ việc này, nghĩa là họ được phép cung khai tất cả cho cơ quan điều tra. 44 nhân viên này thuộc các bộ, ngành và cảnh sát hộ tống cùng những người phục vụ cho chuyến đến thăm và làm việc của Bộ trưởng Tô Lâm với Bộ trưởng Nội vụ Robert Kaliňák hồi 26/07/2017.

Slovakia đã mở cuộc điều tra về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh từ ngày 3/8/2018 sau khi nhật báo Đức Frankfurter Allgemeine và nhật báo Dennik N của Slovakia đồng loạt đăng bài báo với những cáo buộc nặng nề. Trả lời báo chí Slovakia sau cuộc hội đàm tại Berlin, bà Bộ trưởng Saková cho biết khoảng một nửa trong số 44 nhân viên này đã được cơ quan điều tra Slovakia thẩm vấn như là những nhân chứng. Đặc biệt, Slovakia đã đưa ra khả năng rằng các nhà điều tra Đức cũng có thể có mặt trực tiếp trong các cuộc thẩm vấn này.

Trong cuộc hội đàm, bà Bộ trưởng Sakowá hứa sẽ làm hết sức mình trong khuôn khổ hỗ trợ pháp lý cho phía Đức và đảm bảo tiến độ của cuộc điều tra tại Slovakia“, ông Sören Schmidt nói. Bộ Nội vụ Liên bang Đức cũng cảm ơn Slovakia về sự hợp tác chặt chẽ và tốt đẹp.

Bà Bộ trưởng Sakowá cho rằng quan hệ giữa 2 nước Đức và Slovakia vẫn tốt đẹp. “Toàn bộ vụ việc này [vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh] là một vấn đề giữa 2 nước Đức-Việt và là vấn đề giữa 2 nước Slovakia-Việt, chứ không phải là vấn đề giữa 2 nước Đức-Slovakia“, bà Sakowá nói với báo chí Slovakia sau cuộc hội đàm.

Bà Sakowá, Bộ trưởng Nội vụ Slovakia tuyên bố, nếu một khi xác định được rằng Slovakia không cố tình tham gia vụ bắt cóc, tức là bị phía Việt Nam đánh lừa, thì chúng tôi sẽ có những biện pháp, hành xử trên bình diện ngoại giao.

Tờ Pravda.sk đưa tin Ngoại trưởng Miroslav Lajčák (ảnh trên) sẽ chất vấn Ngoại trưởng Phạm Bình Minh bên lề Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh

Theo tờ Pravda.sk của Slovakia số ra ngày 20/09/2018, trong một cuộc phỏng vấn mới đây Bộ trưởng Ngoại giao Slovakia, ông Miroslav Lajčák nói rằng, ông sẽ tiếp xúc với Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh bên lề Phiên thảo luận chung cấp cao Đại Hội đồng Liên hợp quốc tại New York. Nhưng đó sẽ không là cuộc gặp gỡ hữu nghị cũng như dễ chịu, nhưng cần thiết. Ông Miroslav Lajčák sẽ chất vấn một cách thẳng thắng về việc Trịnh  Xuân Thanh về Việt Nam như thế nào, bằng cách nào, bằng con đường nào?

Phía Việt Nam đã hai lần thông báo chính thức với chúng tôi rằng ông Trịnh Xuân Thanh chưa bao giờ có mặt trên lãnh thổ Slovakia. Hiện tại tôi không thể nói, rằng tôi không tin điều đó hay chỉ vào ai nói đó là kẻ gian dối. Nhưng tôi đã yêu cầu phía Việt Nam hãy nói với chúng tôi, là vậy thì ông Thanh đã về đến quê hương như thế nào, để giải tỏa mọi hoài nghi. Cho đến nay, chúng tôi chưa nhận được câu trả lời của Việt Nam“, Ngoại trưởng Miroslav Lajčák nói .

Phiên thảo luận chung cấp cao khóa 73 Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc diễn ra từ ngày 25/9 đến ngày 1/10 tại New York – Hoa Kỳ. Ngoại trưởng Miroslav Lajčák cũng vừa mới kết thúc nhiệm kỳ chủ tịch Đại hội đồng LHQ.

Sự kiện được xem là diễn đàn ngoại giao đa phương lớn nhất toàn cầu sẽ có sự tham dự của lãnh đạo và đại diện của 193 quốc gia thành viên. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Phiên thảo luận chung cấp cao khóa 73 Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc diễn ra từ ngày 25/9 đến ngày 1/10 tại New York – Hoa Kỳ
Tại tru sở Liên Hiệp Quốc từ 25.9 đến 1.10.2018, Trong cuộc gặp song phương, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh sẽ phải trả lời các câu hỏi của Bộ trưởng Ngoại giao Slovakia Miroslav Lajčák về vụ Trịnh Xuân Thanh

Hiếu Bá Linh – Thoibao.de (Tổng hợp)

Nguồn: https://dennikn.sk/1240438/sakova-s-lucanskym-rokovali-v-nemecku-o-unose-u-nas-este-nezacalo-ani-stihanie/?ref=list

https://spravy.pravda.sk/domace/clanok/485280-sakova-sa-pre-unos-vietnamca-slovenskym-specialom-stretne-so-seehoferom/

>> Từ thợ làm móng tay chuyển sang trồng cần sa tại Đức và xây chùa ở Việt Nam

>> Bức ảnh hay nhất năm 2018 về mối quan hệ giữa hai nước Đức – Việt

>> 32 Dân biểu Quốc hội châu Âu cảnh báo Hiệp định Thương mại EU – Việt Nam sẽ không được thông qua vì tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam

>> Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh: Ba Lan từ chối không cho chuyên cơ Slovakia chở phái đoàn Bộ trưởng Tô Lâm bay qua không phận Ba Lan

>> Cấm lãnh đạo nhân quyền quốc tế nhập cảnh có thể gây cản trở việc phê chuẩn Hiệp định Thương mại EU – Việt Nam

>> Tại trụ sở Tư pháp châu Âu (Eurojust) diễn ra cuộc họp giữa Đức và Slovakia về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh

>> Tin nóng về vụ chuyên cơ Slovakia chở Trịnh Xuân Thanh: Slovakia lừa Ba Lan bằng cách khai báo Bộ trưởng Kaninak đi công tác bay sang Nga

>> Nghi vấn Đại sứ quán Việt Nam tại Nga và Vietnam Airlines tiếp tay cho Tô Lâm áp tải Trịnh Xuân Thanh về nước

>> Cảnh sát liên bang Đức phát hiện 26 người Việt được giấu trong xe bus 

>> Tuyên bố của Will Nguyen sau khi rời khám Chí hòa tại TP.Hồ Chí Minh

>> Tin nóng vụ Trịnh Xuân Thanh: Tòa án Đức cho biết Slovakia ngỏ ý cấp một chuyên cơ bay thẳng đến Hà Nội, nhưng phía Việt Nam không muốn

>> Tuyên bố của EU tại Việt Nam về việc kết án gần đây đối với ông Lê Đình Lượng

>> Cách mạng tháng 8 năm 1945 „Cướp chính quyền tại Việt Nam“ và ngày nay „Cướp người tại Đức“

>> Trịnh Xuân Thanh có được trao trả về Đức hay không?

>> Lê Hồng Quang bất ngờ ra bản tuyên bố phủ nhận các cáo buộc dính dáng đến vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh và đe dọa kiện báo chí Slovakia và Đức

>> Cựu Bộ trưởng Bộ ngoại giao Séc tuyên bố: „Việt Nam là tâm điểm của tội phạm có tổ chức. Quốc gia này đã trở thành một nguy cơ an ninh hàng đầu”.


Kasse animation 7.8.2023