Tuyên bố của EU tại Việt Nam về việc kết án gần đây đối với ông Lê Đình Lượng

Nghị viện châu Âu
Nhà hoạt động Lê Đình Lượng cùng biểu ngữ tưởng nhớ các Liệt sĩ đã hy sinh bảo vệ chủ quyền Biển đảo Việt Nam và trong các cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược (Hình: Thanh Niên Công Giáo)

Phái đoàn Liên Minh châu Âu đưa ra tuyên bố sau với sự đồng thuận của các Đại sứ các Quốc gia thành viên Liên minh châu Âu tại Việt Nam :

Phái đoàn EU nhìn nhận việc ông Lê Đình Lượng vừa mới bị kết án 20 năm tù và 5 năm quản chế sau khi chấp hành xong án phạt tù căn cứ theo các điều khoản về an ninh quốc gia thuộc Bộ luật Hình sự đã tiếp nối xu hướng tiêu cực trong việc đàn áp các nhà hoạt động ôn hòa tại Việt Nam.

Ông Lê Đình Lượng đã ủng hộ một cách ôn hòa cho sự thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền như đã được đảm bảo trong Hiến pháp Việt Nam, Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế và các công ước quốc tế khác mà Việt Nam đã ký kết tham gia, trong đó có Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị. Vì việc kết án trên là một sự vi phạm trực tiếp đối với các nghĩa vụ quốc tế này, Liên minh châu Âu mong muốn rằng các cơ quan thẩm quyền Việt Nam trả tự do ngay lập tức đối với ông Lê Đình Lượng cũng như tất cả các blogger và các nhà hoạt động nhân quyền khác hiện đang bị phạt tù vì đã biểu đạt quan điểm của mình một cách ôn hòa.

Bên cạnh đó, Phái đoàn Liên minh châu Âu lấy làm tiếc về quyết định của các cơ quan thẩm quyền Việt Nam không cho phép các đại diện của Phái đoàn EU và của các đại sứ quán các nước thành viên EU chứng kiến phiên xét xử, có thể dẫn đền những nghi vấn về tính minh bạch của quá trình xét xử này.

Liên minh châu Âu sẽ tiếp tục theo dõi và hợp tác với các cơ quan thẩm quyền và tất cả các bên hữu quan khác nhằm cải thiện tình hình nhân quyền tại Việt Nam.

Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam ( Hà Nội ngày 20.8.2018 ) 

Link: https://eeas.europa.eu/delegations/vietnam/49524/node/49524_vi 

6 quân nhân trong số 74 người lính của quân đội Việt Nam Cộng hòa đã ngã xuống trong trận chiến bảo vệ Hoàng Sa – Chủ quyền Biển đảo của Việt Nam. Ảnh tư liệu.
Bốn chiến hạm của VNCH ra chiến đấu bảo vệ quần đảo Hoàng Sa vào tháng 1.1974 –  Chủ quyền Biển đảo của Việt Nam. Ảnh: Tư liệu
Báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản VN ra tuyên bố vào tháng 2.1979 khi Trung Quốc xâm lược Việt Nam.
Cựu chiến binh QĐND VN thắp hương tưởng nhớ đồng đội đã hy sinh trong cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược tại biên giới phía bắc vào tháng 2.1979 ( Foto: Nghĩa trang Vị Xuyên)
Bia tưởng niệm 64 chiến sĩ hy sinh tại Gạc Ma trên đảo Sinh Tồn của Việt Nam.
Lễ tưởng niệm 64 chiến sĩ QĐND VN hy sinh tại Gạc Ma trên tàu KN941 tháng 4/2017

>> Cách mạng tháng 8 năm 1945 „Cướp chính quyền tại Việt Nam“ và ngày nay „Cướp người tại Đức“

>> Trịnh Xuân Thanh có được trao trả về Đức hay không?

>> Lê Hồng Quang bất ngờ ra bản tuyên bố phủ nhận các cáo buộc dính dáng đến vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh và đe dọa kiện báo chí Slovakia và Đức

>> Cựu Bộ trưởng Bộ ngoại giao Séc tuyên bố: „Việt Nam là tâm điểm của tội phạm có tổ chức. Quốc gia này đã trở thành một nguy cơ an ninh hàng đầu”.

>> Đại án bắt cóc Trịnh Xuân Thanh: Chính phủ Pháp chính thức điều tra dính líu của mật vụ và Đại sứ quán Việt Nam tại Paris

>> Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tiếp đón một cách lạnh nhạt tại Pháp 

>> Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh: Trung tướng tình báo Đường Minh Hưng sơ hở

>> Ngoại trưởng Slovakia phản ứng về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh: Không bổ nhiệm một vị Đại sứ đến Hà Nội và sẽ có những biện pháp tiếp theo

>> Bị cáo Nguyễn Hải Long đưa đơn kháng nghị phúc tra – Tòa án Liên bang Đức xem xét ra sao?

>> Nhà nước Slovakia bị khủng hoảng vì vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh

>> Lê Hồng Quang giữ vai trò gì trong vụ Tô Lâm mượn chuyên cơ của chính phủ Slovakia bắt cóc Trịnh Xuân Thanh đưa về Việt Nam? 

>> Cựu Bộ trưởng Nội vụ Slovakia có thể phải đối mặt với truy tố hình sự vì tiếp tay cho Tô Lâm bắt cóc Trịnh Xuân Thanh

>> Một phát giác mới: Chính cựu Bộ trưởng Nội vụ Slovakia đã giúp ông Tô Lâm đưa Trịnh Xuân Thanh về nước


Kasse animation 7.8.2023