Thủy điện và oan hồn dân Việt

Bom nước từ xả lũ thủy điện Lai Châu

Võ Thị Hảo

Thủy điện – “đồng tiền vấy máu” nhân danh năng lượng?

Theo thống kê, trung bình mỗi năm, thiên tai tại Việt Nam đã làm chết và mất tích trên 300 người, thiệt hại về kinh tế từ 1-1,5%GDP. VN có tới hơn 70% dân số đối mặt với các rủi ro từ nhiều loại hình thiên tai. Trong vòng hai thập kỷ qua, các đợt thiên tai ở Việt Nam đã làm hơn 13,000 người bị thiệt mạng và các tài sản bị thiệt hại tính ra hơn 6,4 tỉ USD. 

Thiêt hại do thiên tai ở VN chỉ là một, như mưa lớn, thì nhân tai- cụ thể là làm thủy điện tràn lan và xả lũ gây lũ ống lũ quét lại làm tăng thiệt hại liên tiếp những đợt thảm họa hủy diệt cả nhiều vùng.

Mỗi khi mùa mưa đến lại là dịp thủy điện tha hồ bấm nút xả lũ giết hàng loạt dân ở vùng hạ lưu mà không phải chịu trách nhiệm gì dưới sự bảo kê của quan chức chính quyền.

Số người chết và thiệt hại đương nhiên vì thế càng tăng. Năm 2017, chỉ tính riêng vụ xả lũ vào dịp 13 tháng 10 /2017 cũng  đã khiến hơn 70 người thiệt mạng, hơn 200 ngôi nhà bị sụp đổ, hơn 40 ngàn ngôi nhà bị ngập, hơn 9000 gia súc và hàng trăm ngàn gia cầm chết đuối…

Năm 2018, tai họa đến sớm hơn. Dịp 25/6/2018, “Bom nước” Thủy điện Lai Châu mở cùng lúc khoảng 7 cửa xả lũ với tốc độ nước hơn 8.000m³/s đã góp phần tạo nên đợt lũ quét, lũ ống kinh hoàng khiến cho ít nhất 31 người chết và mất tích, thiệt hại khoảng 500 tỉ đồng, chưa kể những vùng khác.

Một đập thủy điện nhỏ thôi cũng có thể là một quả bom nước cuốn trôi cả một vùng khi người ta bấm nút xả lũ ồ ạt. Và con số thiệt hại là không thể thống kê, không thể tưởng tượng nổi, vì VN hiện có khoảng 7.500 nhà máy thủy điện, đập dang, hồ chứa, công trình thủy lợi trên 10 hệ thống sống ngòi chính ở VN.

Chừng ấy chưa thỏa mãn lòng tham của đám lợi ích nhóm hủy diệt môi trường giết dân, ngày 9/10/2017, đại diện Hiệp hội năng lượng VN công bố rằng VN nên đầu tư thêm khoảng 400 nhà máy thủy điện nữa.

Việc khai thác tài nguyên nước để bán điện thu tiền đã trở thành một cuộc đua hỗn loạn để lại quá nhiều thi thể của người dân VN, thi thể của rừng, của môi trường và từng mảnh xác thân đất nước.

Đặc biệt kỳ lạ là sự vô trách nhiệm, sự nhẫn tâm chưa từng có trên thế giới của những người hữu trách trong việc quản lý và kiểm soát “giặc” thủy điện. Mỗi một trận xả lũ gây “đại hồng thủy” của họ, đáng lẽ phải tổ chức một quốc tang cho các nạn nhân và những kẻ giết người hàng loạt phải ra tòa đền mạng, phải đóng cửa những công trình thủy điện không đủ tiêu chuẩn, vận hành không an toàn, tham lam tích nước thật nhiều vượt quá mức an toàn để bán điện thu tối đa lợi nhuận. Vì thế chỉ cần một trận mưa lớn đầu nguồn là hồ đã đầy tràn và chúng bấm nút xả lũ, thường xả bất ngờ hoặc xả trộm vào ban đêm và tạo ra hậu quả giết người hàng loạt.

Nhiều nhà báo, nhà khoa học, luật sư đã vào cuộc. Rất nhiều điều tra nêu ra những chứng cứ không thể chối cãi về tội ác của những kẻ nói trên, nhưng mọi việc vẫn đâu hoàn đó.

Nhà báo Nguyễn Phan – trưởng văn phòng đại diện báo Tuổi Trẻ khu vực Tây nguyên – đã nói: “Không một nhà chuyên môn, cơ quan chức năng nào giúp được chúng tôi trong việc lập sơ đồ vị trí các nhà máy thủy điện ở Tây nguyên. Đơn giản vì nhiều quá! Nhiều đến độ các nhà chuyên môn bảo rằng chấm đâu trên bản đồ cũng trúng”!

Sự quản lý và lương tâm của đảng, chính phủ để đâu mà để thủy điện ngang nhiên lộng hành giết người như vậy?

Năm 2013, sau khi thủy điện miền Trung xả lũ làm gần 50 người chết, đã có một số đại biểu QH chát vấn các bộ Công thương, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Tài nguyên và môi trường  Điện lực VN cùng lãnh đạo các địa phương về việc để xẩy ra tình trạng xả lũ thủy điện và yêu cầu Bộ Công an phải làm đúng trách nhiệm của mình trong việc điều tra nguyên nhân, sai phạm trong việc xả lũ thủy điện đồng thời yêu cầu bổi thường cho dân và truy tố những kẻ vì phạm.

Bộ Công thương là cơ quan chịu trách nhiệm trực tiếp về thủy điện, nhưng khi để xảy ra xả lũ bất ngờ chết người.

Nhưng thay vì xử lý thì Bộ Công thương hết mực bao che và đổ tại thời tiết, xác nhận là “xả lũ đúng quy trình”. Họ cũng không nói gì đến chuyện ai chịu trách nhiệm bổi thường cho dân. Họ hứa sẽ rút giấy phép, tổng kiểm tra rà soát nhưng rồi vẫn không làm và tiếp tục cho các nhà máy thủy điện tiếp tục hoành hành.

Tang thương lũ lụt tháng 10/2017

Được biết, đến nay, đã nhiều mùa lũ trôi qua, hầu như các chủ dự án chưa hề có động thái giúp người dân khắc phục hậu quả, đền bù.”

Trong khi đó, năm nào mưa nhiều, thì thủy điện càng lãi to và dân chết càng nhiều. Theo báo cáo tài chính, năm 2017 nhiều doanh nghiệp thủy điện lãi lớn. “Năm 2018,báo lãi quý 1 tăng trưởng so với cùng kỳ trong đó SBA lãi ròng tăng 7,8%, S4A lãi tăng 50%, SCH lãi tăng 28%,…Nguyên nhân lợi nhuận tăng trưởng được các doanh nghiệp ngành này đưa ra là do thời tiết thuận lợi giúp sản lượng điện tăng”.

Dân trộm quả mít bị 12 tháng tù giam, giết người hàng loạt thì được bảo kê:

Không thể không phẫn nộ khi bất công là đặc tính nổi bật nhất của nhà cầm quyền VN. Gần đây nhất, tháng 2/2018, tòa án đã xử 4 thanh niên nghèo hái trộm 7 trái mít tổng cộng lên tới 36 tháng tù giam, trong khi những vụ án phá rừng, quy hoạch sai, vận hành hồ chứa và xả lũ giết người hàng loạt thì lại không ai hề hấn gì!

Trẻ em ở Quảng Bình sống trong mùa lũ

Vì sao nhà cầm quyền nơi nơi cho công an đánh đập, khủng bố giam cầm dân xuống đường ôn hòa bày tỏ nguyện vọng bảo vệ đất nước, dân oan bị cướp đất, xử tới hàng chục năm tù những blogger chỉ bày tỏ chính kiến, mà lại một mực dung dưỡng những kẻ tàn hại đất nước trong tất cả mọi lĩnh vực kinh tế, quốc phòng an ninh, trong đó có tội ác trong thủy điện?!

Nén bạc đâm toạc mạng dân! Sự bất công và ô nhục trong bộ máy quan chức đã lên đến đỉnh điểm. Mọi người không thể khoan nhượng, cần đấu tranh đến cùng để ngăn chặn tội ác này.

Vượt qua sông lớn để đến trường bằng một con thuyền đơn sơ, nguy hiểm có thể ập đến bất kỳ lúc nào.
Bữa ăn sang lắm thì có mấy con cá kho mặn.

Võ Thị Hảo – Thoibao.de


Kasse animation 7.8.2023