Nữ biên tập viên báo Zeitmagazin cho rằng mật vụ Việt Nam có thể sẽ vươn tay tới những người bất đồng chính kiến tại Đức

Việc bắt cóc cựu chính khách Trịnh Xuân Thanh đã dẫn tới xung đột trong nội bộ cộng đồng người Việt ở Berlin. Điều đó có dẫn tới việc người Đức gốc Việt có định hướng lại quan điểm của mình đối với đất nước

Mục tiêu của người Việt là „Bước vào tầng lớp trung lưu“

Phạm Khuê sinh năm 1982 ở Berlin, có cha mẹ là người Việt, hiện là biên tập viên của báo Zeitmagazin. Năm 2012, Phạm Khuê đã cùng hai nhà báo nữ Alice Bota và Özlem Topcu công bố cuốn sách „Chúng tôi những người Đức mới“ do nhà xuất bản Rowohlt-Verlag phát hành. Sau đây là phần lược dịch những ý kiến của chị Phạm Khuê trả lời phỏng vấn báo taz:

Chị Phạm, với tư cách là người Đức gốc Việt, thỉnh thoảng chị có khó chịu với xã hội đa số người Đức không?

Thỉnh thoảng, tôi khó chịu khi mọi người hỏi đi hỏi lại rằng tôi từ đâu tới. Thực ra, tôi không khó chịu với câu hỏi, nhưng có những người gặng hỏi tới ba lần rồi sau đó hỏi nguồn gốc của tôi. Tôi không thấy đó là phân biệt chủng tộc, nhưng hơi bất lịch sự một chút.

Thế rồi chị trả lời thế nào?

Tôi trả lời rằng cha mẹ tôi tới từ Việt Nam, còn tôi sinh ra ở đây. Câu hỏi nhắm vào màu da và màu tóc của tôi. Trước đây, tôi có cảm giác rằng nhiều người không hiểu rõ rằng có những người không phải da trắng, nhưng sinh ra ở Đức, tức là có nhiều loại hơn là chỉ có người nước ngoài hoặc là người Đức. Nhưng tôi cũng nhận ra rằng ngày trước có nhiều tình huống khó chịu hơn bây giờ.

Có điều đó vì xã hội đã thay đổi, hay vì chị là một nhà báo thành công?

Tôi nghĩ rằng một mặt xã hội và Berlin đã tiếp tục phát triển mạnh. Berlin đã trở nên quốc tế hơn nhiều và trong ý thức tự thân đa văn hóa hơn. Nhưng mặt khác, tôi cũng nghĩ rằng thông qua công việc của mình, tôi đã ở một vị trí khác. Điều này dẫn tới việc mọi người tiếp cận với tôi cũng khác đi.

Điều gì còn mang tính Việt Nam ở chị, với tư cách là một đứa trẻ sinh ra ở Berlin có cha mẹ là người Việt?

Điều này rất khó nói. Dĩ nhiên cha mẹ tôi đến từ Việt Nam, tôi cũng được giáo dục nghiêm ngặt hơn là các bạn cùng học. Nhưng mỗi người mẹ có đi làm cũng biết tới sự thay đổi vai trò, khi họ tới văn phòng, khi về nhà hoặc đi tới nhà trẻ. Điều đó cũng như vậy với tính cách văn hóa: Trong người Việt, người ta coi trọng hơn cách cư xử khác hơn so với người Đức. Với bạn mình, cũng có lúc tôi tới Đồng Xuân Center, nhưng đây không phải là phần lớn công việc thường nhật của tôi. Và khi gặp cha mẹ mình, tôi cũng nói tiếng Đức với họ.

Mặc dù người Đức gốc Việt là một „thiểu số hữu hình“ (visible minority), nghĩa là một thiểu số có thể nhận biết, nhưng trong cảm nhận của dư luận, họ xem chừng như „vô hình“. Hầu như không có những định kiến tiêu cực như về những nhóm nhập cư khác.

Có những định kiến như „chăm chỉ, học tốt ở trường, làm việc vất cả cho đồng lương ít ỏi“. Đó là những định kiến tích cực, nhưng vẫn là định kiến. Nhưng những định kiến mẫu này mới xuất hiện trong 10 năm qua. Trước đó, định kiến thường là „Người Việt là những người bán thuốc lá bất hợp pháp“. Điều này đã thay đổi. Và dĩ nhiên người ta nhận ra người Việt vì họ không phải da trắng.

Vì sao lại có định kiến về „người Việt Nam chăm chỉ“?

Hầu hết người Việt, nhất là những người trẻ, nói tốt tiếng Đức và theo những công trình nghiên cứu, họ học giỏi hơn bình thường ở trường.

Vì sao lại có điều đó?

Điều đó liên quan tới việc trong nhiều gia đình, giáo dục là tài sản quý nhất. Các gia đình nhằm vào mục tiêu bước vào được tầng lớp trung lưu. Các bậc cha mẹ tự xác định mình với thành tích học tập của con cái, họ khoe về việc „Con tôi tốt nghiệp trung học với điểm số 1,5, con tôi điểm 1,2“. Điều này bảo vệ trước những định kiến tiêu cực, bởi vì ở Đức người ta trước hết nói tới những nhóm nhập cư „gây vấn đề“. Trước đây là người Ba Lan, được cho là trộm cắp ô tô, giờ đây trước hết là những người Hồi giáo, được cho là đối xử tồi tệ với phụ nữ. Đối với người Việt không có tranh cãi về tội phạm.

Trong những người Hồi giáo nhập cư cũng có những câu chuyện thành công, nhưng không được xã hội đa số đánh giá như vậy.

Tôi nghĩ rằng điều này bắt đầu với (sự kiện) ngày 11/9. Đồng nghiệp người Đức gốc Thổ của tôi Özlem Topcu kể rằng, sau sự kiện đó chị bị coi là Hồi giáo cực đoan. Cuộc chiến tranh ở Cận Đông, sự phát triển của chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo, các cuộc tấn công khủng bố, điều này khắc đậm lên nhận thức của nhiều người Đức. Khi đó, những kinh nghiệm từ cuộc đời riêng bị pha lẫn với nỗi sợ hãi hoặc lo ngại về thế giới nói chung. Ngược lại về Việt Nam, hiện tại không có những câu chuyện như vậy.

Không có ư?

Đã từng có chiến tranh Việt Nam và điều này tương đối hiện diện trong ý thức của người Đức. Nhưng ngoài ra thì hầu như chẳng ai theo dõi những gì xảy ra ở đó. Cuộc xung đột ở Biển Đông là điều dành cho các chuyên gia. Mọi người ở đây thường chỉ có kinh nghiệm là người bán hoa vui vẻ, hoặc thức ăn Việt Nam ngon miệng.

Những người nhập cư Việt Nam cũng ít tham gia trong xã hội, khác với ví dụ như người Thổ với nhiều tổ chức.

Cộng đồng người Thổ có ý thức chính trị mạnh hơn, ví dụ như qua cuộc xung đột xoay quanh Erdogan. Họ có cảm giác là điều này liên quan gần gũi tới họ. Điều đó quả thực như vậy. Ngược lại Việt Nam thì quá xa. Và xem chừng cũng không có những vấn đề cụ thể để mà người ta có thể đấu tranh được ở Đức. Ngoài ra, nhóm nhập cư Việt Nam nhỏ hơn nhiều so với nhóm người Thổ.

Việc bắt cóc cựu chính khách Trịnh Xuân Thanh đã dẫn tới xung đột trong nội bộ cộng đồng người Việt ở Berlin. Điều đó có dẫn tới việc người Đức gốc Việt có định hướng lại quan điểm của mình đối với đất nước hay không?

Tôi không biết có ai vì việc đó mà thay đổi thái độ hay không. Nhưng tôi có thể hình dung là một số người Việt, ví dụ như những người bất đồng chính kiến hoặc những nhà báo có tiếng nói phê phán tới đây trong những năm qua, những người tự phải trải nghiệm với sự áp bức hoặc truy bức ở Việt Nam sẽ có lập trường như vậy. Vấn đề là, liệu giờ đây có người Việt Nam lưu vong nổi tiếng nào lo sợ rằng mật vụ Việt Nam sẽ vươn tay tới họ ở Đức hay không? Điều này dĩ nhiên là có thể có.

Nguồn nhật báo TAZ của Đức: http://www.taz.de/!5484988/

Biên tập viên Khuê Phạm của báo Đức Zeitmagazin

Quốc Phong – Thoibao.de

Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh: Nghi can Nguyễn Hải Long sắp bị đưa ra xét xử tại tòa án Đức

Đặc ủy Nhân quyền Liên bang Đức Bärbel Kofler lên tiếng về việc kết án Hoàng Đức Bình

Vì sao Trịnh Xuân Thanh luôn muốn trở lại Đức?

Việt Nam vẫn không đáp ứng những yêu cầu của phía Đức để hàn gắn mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước

Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh bị cảnh sát Liên bang Đức liệt vào hạng nguy hiểm như khủng bố?

—–

 

Kasse animation 7.8.2023