Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh: Nghi can Nguyễn Hải Long sắp bị đưa ra xét xử tại tòa án Đức

Mới đây nhật báo TAZ của Đức số ra ngày 15/02/2018 đưa tin, trong thời gian sắp tới Tổng công tố viện Liên bang Đức sẽ ra quyết định truy tố nghi can Nguyễn Hải Long. Tờ báo TAZ dựa vào nguồn tin xuất phát từ những nhân viên điều tra vụ này.

Mới đây nhật báo TAZ của Đức số ra ngày 15/02/2018 đưa tin, trong thời gian sắp tới Tổng công tố viện Liên bang Đức sẽ ra quyết định truy tố nghi can Nguyễn Hải Long. Đó là tờ TAZ dựa vào nguồn tin xuất phát từ những nhân viên điều tra vụ này. Khi trả lời tờ TAZ, bà Köhler, Phát ngôn viên của Tổng công tố viện Liên bang, đã không phủ nhận mà cũng không xác nhận tin tức này. “Bị cáo có quyền là người đầu tiên được cho biết mình bị truy tố. Sau đó chúng tôi mới có thể thông báo chính thức cho báo chí biết được”, bà Köhler nói với tờ TAZ.

Các đây hơn 6 tháng, hồi 12/08/2017 nghi can Nguyễn Hải Long, chủ văn phòng chuyển tiền MoneyGram tại chợ Sapa CH Séc, đã bị cảnh sát CH Séc bắt ở thủ đô Prag. Theo điều tra của cảnh sát, Nguyễn Hải Long là người đứng ra thuê mướn ở Prag chiếc xe 7 chỗ ngồi, hiệu Multivan VW (Volkswagen) của Đức, trong khoảng thời gian từ ngày 20 đến 24.07.2017 và đã đích thân lái chiếc xe đến Berlin trong ngày đầu tiên thuê mướn. Vào ngày 23.07.2017 chiếc xe này được đội mật vụ đến từ Việt Nam sử dụng để bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Berlin.

Mười một ngày sau khi bị cảnh sát CH Séc bắt, nghi can Nguyễn Hải Long, 46 tuổi, đã bị dẫn độ từ Prag về nước Đức vào ngày 23/08/2017 để điều tra và bị giam trong nhà tù Berlin từ đó cho đến nay.

Như thế theo Bộ luật tố tụng hình sự của Đức, đến thứ sáu tuần sau là hết hạn được phép tạm giam tối đa 6 tháng để điều tra. Nếu hết hạn mà chưa có đủ cơ sở chứng cớ để truy tố, thì tòa án sẽ cân nhắc quyết định, hoặc gia hạn thêm một thời gian tạm giam để tiếp tục điều tra, hoặc trả tự do cho nghi can.

Cuộc điều tra của Tổng công tố viện Liên bang cho thấy vụ bắt cóc này là do mật vụ Việt Nam và Đại sứ quán CHXHCN Việt Nam tổ chức từ đầu đến cuối. Có ít nhất 5 nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Berlin đã tham gia, dính líu vào vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, trong số đó 2 người đã bị Bộ Ngoại giao Đức trục xuất về Việt Nam.

Nguồn tin từ giới hữu trách điều tra nói rằng, nghi can Nguyễn Hải Long chỉ là một mắc xích nhỏ trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Berlin hồi cuối tháng 7 năm ngoái. Nghi can Long chỉ đứng ra thuê mướn chiếc xe ở Prag và lái chiếc xe đến Berlin, nhưng trong ngày xảy ra vụ bắt cóc, thì nghi can Nguyễn Hải Long không có mặt ở Berlin, mà ở Prag, nhiều nhân chứng đã thấy trong ngày này nghi can Long làm việc trong văn phòng chuyển tiền MoneyGram tại chợ Sapa CH Séc.

Nếu bị truy tố và đưa ra tòa án xét xử thì Nguyễn Hải Long chỉ có thể bị kết án là một tòng phạm mà thôi.

Trung tướng Đường Minh Hưng – Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục an ninh, Bộ Công an

Một trong những thủ phạm chính yếu nhất là Trung tướng Đường Minh Hưng – Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục an ninh, Bộ Công an Việt Nam. Theo những thông tin của đài NDR, WDR và nhật báo “Süddeutscher Zeitung”, một tuần trước khi vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh xảy ra, Trung tướng Đường Minh Hưng – đã đích thân bay sang Berlin cùng với 2 mật vụ trú ngụ tại khách sạn “Hotel Berlin, Berlin” để trực tiếp chỉ huy cuộc bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.

Một câu hỏi cũng được đặt ra, người nào ở cấp cao hơn, thậm chí ở Bộ chính trị Trung ương Đảng, đã ra lệnh, cử Trung tướng Đường Minh Hưng đến Berlin thực hiện cuộc bắt cóc?

Rất có thể đó là “người đốt lò” TBT Nguyễn Phú Trọng hoặc là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (sau khi bên lề hội nghị G20 ở Hamburg xin bà Thủ tướng Đức Merkel cho dẫn độ Trịnh Xuân Thanh, nhưng không được, liền tổ chức cuộc bắt cóc) hoặc là cả hai.

Ảnh chụp màn hình bài báo của tờ TAZ số ra ngày 15/02/2018 nói về nghi can Trịnh Hải Long sắp bị đưa ra tòa xét xử

Nguồn: http://www.taz.de/!5485112/

Linh Quang – Thoibao.de

Đặc ủy Nhân quyền Liên bang Đức Bärbel Kofler lên tiếng về việc kết án Hoàng Đức Bình

Ngày càng có nhiều thanh niên bị kết án vì hoạt động đấu tranh cho đất nước

Vì sao Trịnh Xuân Thanh luôn muốn trở lại Đức?

Việt Nam vẫn không đáp ứng những yêu cầu của phía Đức để hàn gắn mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước

Lần đầu tiên Trịnh Xuân Thanh nói thẳng trước tòa: “Đấu tranh chống tham nhũng chứ không phải như một cuộc đấu đá, thanh trừng … Đây không phải cuộc đấu tố mà đây là phiên tòa

Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh bị cảnh sát Liên bang Đức liệt vào hạng nguy hiểm như khủng bố?

—–

Kasse animation 7.8.2023