Vì sao Trịnh Xuân Thanh luôn muốn trở lại Đức?

Sau nhiều ngày xét xử ở cả 2 phiên toà, ông Trịnh Xuân Thanh luôn đưa ra mong muốn được trở lại Đức với vợ con, điều này đã bác bỏ hoàn toàn việc nhà nước Việt Nam cho rằng ông về ´´tự thú ´´ như vẫn tuyên truyền bấy lâu nay để lừa dối người dân nước này.

Khu vực trung tâm Berlin, nơi nhiều người Việt đã từng gặp Vợ ông Trịnh Xuân Thanh.

Tại Đức, bà con kiều bào đang chuẩn bị đón Tết Mậu Tuất 2018, nhưng không khí năm nay dường như chùng xuống. Tại các khu chợ cùng những nơi tập trung sinh hoạt cộng đồng của người Việt, họ đã trao đổi với nhau nhiều nhất là chủ đề bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, vụ việc đã gây ra ảnh hưởng rất tiêu cực đến đời sống, sinh hoạt của kiều bảo ở đây.

Các cuộc đón tiếp linh đình quan chức nhà nước Việt Nam khi sang Đức công tác cùng những chai rượu Chivas, Macallan đắt tiền gần như không còn nữa, thay vào đó là thái độ giữ khoảng cách với cơ quan đại diện ngoại giao ở Berlin. Nhiều doanh nghiệp trước đây luôn xuất hiện, chụp ảnh chung, tài trợ tiền cho các hoạt động với sự có mặt của Đại sứ quán Việt Nam cũng vắng dần, điều này thật dễ hiểu khi Tổng Công tố Liên bang Đức vẫn đang điều tra sự dính líu của Đại sứ quán Việt Nam ở Berlin với việc tổ chức bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh hôm 23.7.2017 tại thủ đô nước này, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, lãnh thổ và pháp luật CHLB Đức.

Trong cuộc gặp vào đầu tháng 2.2018 với cơ quan cảnh sát điều tra bắt cóc và giết người tại Berlin, ông M, trưởng nhóm điều tra cho biết ´´ tôi rất tiếc là phía Việt Nam đã có hành động phạm pháp nghiêm trọng khi cử người sang bắt cóc công dân của mình, điều đó đã phá vỡ quan hệ tốt đẹp mà cả hai bên đã xây dựng được trong suốt thời gian qua..´´.

Cô V, nữ điều tra viên của cảnh sát Berlin cho biết thêm ´´ Chúng tôi đã có quá nhiều bằng chứng cho vụ bắt cóc này, nó được xếp trên một cái giá rất lớn, việc công bố phải đợi Tổng Công tố liên bang điều tra xong ´´.

Thời gian gần đây, nhiều cá nhân là những người Việt đang định cư tại Đức đã được cảnh sát nước này mời lên làm việc vì có nghi ngờ liên quan đến đường dây tổ chức và bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Vài cá nhân khác dùng mạng xã hội để đe dọa khủng bố các đồng hương của mình tại Đức cũng phải giải trình với cơ quan điều tra về hành động này, ngoài ra có những chỉ dấu cho thấy, sẽ có đối tượng người Việt Nam ở Đức bị bắt vào thời gian tới.

Phiên tòa xét xử ông Trịnh Xuân Thanh sẽ chấm dứt vào hôm 5.2 sau khi Hội đồng xét xử đưa ra tuyên án tại Hà Nội.

Ông Konrad Lax, Phụ trách Chính trị và Nhân quyền tại ĐSQ Đức ở Việt Nam đã dự các buổi xét xử tại phòng dành cho báo chí và ghi chép đầy đủ các thông tin, diễn biến liên quan đến việc xét xử người bị bắt cóc trên lãnh thổ Đức để báo cáo về Bộ Ngoại giao ở Berlin nhằm chuẩn bị cho các phản ứng tiếp theo. 

Chính phủ mới của Đức đang được thành lập vẫn bao gồm các chính đảng của nhiệm kỳ trước sẽ đảm bảo thực thi chính sách đối ngoại của nước này với Việt Nam. Quan điểm của Đức sau vụ bắt cóc ở Berlin tiếp tục được duy trì như công bố của Bộ Ngoại giao nước này đưa ra hôm 22.9.2017 ´´ đình chỉ đối tác chiến lược với Việt Nam ´´, điều này đã phá vỡ thành quả mà ông Hồ Chí Minh đặt nền móng xây dựng từ những năm 50, cùng nhiều thế hệ nối tiếp cũng phải rất cố gắng mới có được.

Hiện nay, vợ ông Trịnh Xuân Thanh đang có cuộc sống ổn định tại Đức, các con ông được đến trường để thụ hưởng nền giáo dục của một nhà nước dân chủ, văn minh hàng đầu châu Âu. Họ đã được khuyến cáo giữ kín nhân thân để ít bị ảnh hưởng tới cuộc sống gia đình.

Trong suốt thời gian 2 năm vừa qua, khi ông Trịnh Xuân Thanh bị trong nước tuyên truyền coi như con ngáo ộp´´, nơi quyền con người ít được coi trọng và các tiếng nói phản biện thì bị giam cầm, nên ông đã lo lắng cho tính mạng của bản thân sẽ không được đảm bảo trong nhà tù của một trong những chế độ Cộng sản cuối cùng. Điều đó có lẽ đã thúc giục ông phải nhắc lại lần thứ 2 mong muốn của mình tại phiên tòa hôm 3.2 ´´được sang lại Đức để nếu chết, mong được chết trong vòng tay vợ con´´.

Ông Konrad Lax (ngồi bên phải), Phụ trách Chính trị và Nhân quyền tại ĐSQ Đức ở Hà Nội, quan sát phiên xử (cùng với một nữ phiên dịch) trong phòng dành cho báo chí.

Quốc Phong – Thoibao.de

Việt Nam vẫn không đáp ứng những yêu cầu của phía Đức để hàn gắn mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước

Lần đầu tiên Trịnh Xuân Thanh nói thẳng trước tòa: “Đấu tranh chống tham nhũng chứ không phải như một cuộc đấu đá, thanh trừng … Đây không phải cuộc đấu tố mà đây là phiên tòa”

Luật sư của Trịnh Xuân Thanh 'cãi tay đôi', ngắt lời chủ tọa

VỤ TRỊNH XUÂN THANH – MỘT PHIÊN TÒA LỊCH SỬ TỐ TỤNG

Luật sư Schlagenhauf kêu gọi Chính phủ Đức tiếp tục nỗ lực để trả tự do cho Trịnh Xuân Thanh

Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh bị cảnh sát Liên bang Đức liệt vào hạng nguy hiểm như khủng bố?

Phần tử cực đoan người Việt đe dọa đánh ´´bom bẩn´´ vào Hội thảo tại Đức

——-

 

 

Kasse animation 7.8.2023