Gần 2 tháng sau khi vụ bắt cóc xảy ra ở giữa trung tâm Berlin hôm 23.7. Chính phủ Đức tuyên bố tạm đình chỉ đối tác chiến lược với Việt Nam hôm 22.9 và trục xuất nhân viên thứ 2 của Đaị Sứ quán Việt Nam ở Berlin. Tiếp theo đó, ngay khi Hội nghị APEC 2017 tại thành phố Đà Nẵng khai mạc hôm 6.11, Hiệp định miễn Visa cho hộ chiếu ngoại giao của Việt Nam cũng bị Chính phủ Đức đình chỉ.
Trong thời gian sang Đà Nẵng tham dự Hội nghị APEC, ông Philipp Rösler, nguyên Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Kinh tế Đức đã nêu rõ ´´ EU đi theo khung giá trị của mình. Điều đó là logic và kiên định“, điều này giải thích lý do vì sao, mặc dù không nằm trong khối APEC, nhưng Đức và cả Liên minh châu Âu cũng không hề cử đại diện đến hội nghị này, kể cả ở cấp thấp nhất dưới hình thức quan sát viên. Trước đó, Việt Nam không phải là thành viên của khối G20, nhưng bà Thủ tướng Đức Angela Merkel đã mời ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sang dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 ở Hamburg-CHLB Đức với vai trò Chủ nhà APEC 2017 và Việt Nam có quan hệ ´´ đối tác chiến lược ´´ với Đức, có lẽ ông Thủ tướng của Việt Nam cũng không thể tiết kiệm một lời mời đáp lễ.
Về mặt kinh tế, Hội nghị APEC tại Việt Nam với hy vọng nước này sẽ có thêm hợp tác thương mại cùng các nước thành viên, nhằm thoát khỏi vòng xoáy trì trệ, cạn dần năng lượng do ´´ nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ´´ đang biến Việt Nam thành con nợ khủng mà chưa có cách nào trả, có thể dẫn đến ´´ vỡ nợ tài khóa quốc gia ´´. Điều này tạo ra làn sóng Đảng sát nhập vào Chính quyền nhằm giảm những người thừa mà ngân sách không còn đủ để nuôi họ.
Bên cạnh đó, những khó khăn về kinh tế, xã hội cũng đang đón chờ Việt Nam trong thời gian tới nếu họ không thể xây dựng được một nhà nước pháp quyền. Điều này đang ngày càng lộ rõ yếu điểm điều hành đất nước khi không ít mệnh lệnh từ Đảng được đưa ra để làm thay công việc của Chính phủ, dẫn đến chồng chéo, nhiều việc cần làm đã không được thực thi đúng pháp luật.
Hậu quả, như bà Miriam Garcia Ferrer, Tham tán thứ nhất – Trưởng ban Thương mại và Kinh tế Phái đoàn EU tại Việt Nam phát biểu hôm 9-11, tại TP HCM ở cuộc họp Hiệp hội Chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) ” có thể hải sản của Việt Nam sẽ bị EU cho thẻ đỏ” vì vi phạm cam kết quốc tế chống khai thác trái phép (IUU).
Nếu EU giơ thẻ đỏ cho hải sản Việt Nam, xác định Việt Nam không hợp tác trong việc chống khai thác trái phép (IUU), đồng nghĩa với việc cấm nhập khẩu hải sản từ Việt Nam. Trừng phạt này không chỉ làm mất từ 300-400 triệu USD/năm từ kim ngạch xuất khẩu hải sản sang EU mà còn dẫn đến khả năng các thị trường khác như Mỹ, Nhật Bản cấm nhập khẩu hải sản khai thác từ Việt Nam. Điều này sẽ làm Việt Nam mất thêm nhiều tỷ USD doanh thu xuất khẩu hàng năm. Hậu quả kinh tế, xã hội sẽ rất lớn, hàng trăm nghìn người lao động nước này mất việc làm, tạo thêm gánh nặng cho ngân sách èo uột của một quốc gia đang tìm kiếm nền kinh tế kỳ lạ do một nhóm nhỏ cầm búa, liềm dẫn đường.
Có lẽ ông Philipp Röstler nhìn thấy “nguyên nhân của mọi nguyên nhân” về những vấn nạn kinh tế ở Việt Nam, nên trong cuộc phỏng vấn nhân dịp sang Đà Nẵng dự Hội nghị APEC vừa qua ông đã khéo léo nhắn nhủ với chính phủ Việt Nam khi nhắc lại „Không có tự do kinh tế nếu không có tự do xã hội“, câu trong bài diễn văn của ông ở Hà Nội cách đây 5 năm nhân chuyến thăm Việt Nam với tư cách là Bộ trưởng Kinh tế Đức.
Nguyên Phó Thủ tướng Đức Philipp Rösler phát biểu tại APEC 2017
Lê Hoàng – Thoibao.de
Philipp Röstler: „Người ta không thể ngăn cản được sự toàn cầu hóa“:
Hải sản Việt có nguy cơ bị cấm xuất khẩu sang EU:
http://thoibao.de/kinh-te/11522/hai-san-viet-co-nguy-co-bi-cam-xuat-khau-sang-eu.htm
Vụ Trịnh Xuân Thanh: Đức đình chỉ đối tác chiến lược với Việt Nam và trục xuất tiếp cán bộ ngoại giao Việt Nam trong vòng 4 tuần.
—-