Ngày 4.10, tờ báo Nước Đức Mới đã đăng bài về trường hợp ông Hồ .N.Thắng, một nhân viên đã bị Cơ quan Di trú và Tị nạn liên bang (BAMF) buộc thôi việc hôm 1.9 vì lý do không được coi là trung lập khi làm việc cho Chính phủ Đức.
ông Hồ N.Thắng, cựu nhân viên Cơ quan Liên bang Đức về nhập cư và tị nạn (BAMF).
Phụ trách tuyên truyền đối ngoại và quyết định về tị nạn.
Tại Jena, một người thân cận với Chính phủ Việt Nam đã được Cơ quan Di trú và Tị nạn liên bang nhận vào làm việc.
Thông báo của Cơ quan Di trú và Tị nạn liên bang (BAMF) ở Jena/Hermsdorf, bang Thüringen là một sự thất vọng lớn đối với Kanha Chhuns. Nhân vật đối lập Campuchia được thông báo là bà ta và hai người con phải rời nước Đức trong vòng 30 ngày. Đơn xin công nhận tị nạn đã bị bác bỏ. Họ cũng không được nhận quy chế bảo vệ nhân đạo. Hồ là người ký thông báo bác đơn xin tị nạn. Đó là tên của Hồ Ngọc T. Cho tới cách đây vài tuần, người xuất thân từ Việt Nam này còn làm việc trong BAMF ở Jena. Hồ Ngọc T. hoàn toàn không được coi là trung lập. Trong mạng xã hội Facebook, ông ta đã bình luận ủng hộ việc bắt cóc một chính khách Việt Nam trước đây ở Đức để đưa về Việt Nam.
Theo thông tin của tổ chức giúp đỡ người tị nạn The Voice, Kanha Chhuns tích cực tham gia đảng đối lập CNRP ở Campuchia và tham dự các cuộc biểu tình. CNRP là đảng đấu tranh cho quyền của những người công nhân bãi công, là những người bị chính quyền Campuchia truy bức. Hun Sen, Thủ tướng lâu năm của Campuchia là một đồng minh thân cận của Việt Nam.
Tổ chức giúp đỡ người tị nạn The Voice tỏ ra phẫn nộ vì chính một người phục tùng Việt Nam lại được quyền quyết định về đơn xin tị nạn của những người đối lập Campuchia. Bernhard S., người tích cực tham gia tổ chức đoàn kết với những người tị nạn ở Thüringen tuyên bố: „Chúng tôi yêu cầu việc truy bức chính trị những người Campuchia hoạt động tích cực phải được công nhận là lý do tị nạn hợp pháp. Điều đó cũng có nghĩa là tất cả những đơn xin tị nạn bị ông Hồ Ngọc T. bác đơn phải được xử lý và quyết định lại một lần nữa“. Yêu cầu này cũng được ông Vũ Quốc Dụng, Giám đốc tổ chức nhân quyền VETO! Human Rights Defender‘ Network e.V. ủng hộ. Phát biểu với „nd“, ông Dụng tuyên bố: „Nếu BAMF đã sa thải ông Hồ Ngọc T. vì vi phạm nghĩa vụ trung lập, thì những trường hợp xin tị nạn của những người đối lập Campuchia mà ông ta quyết định, phải được kiểm tra lại. Bởi vì người ta biết rằng ông Hồ Ngọc T. công khai bảo vệ chính sách của Chính phủ Việt Nam, mà tên độc tài Campuchia Hun Sen là người được họ bảo vệ“.
Ông ta cũng nhắc lại rằng trong các báo của đảng cầm quyền Việt Nam, Hồ Ngọc T. đã nhiều lần viết chê bai những người bất đồng chính kiến Việt Nam và bảo vệ việc bắt giam các nhà báo và Blogger. Vì việc đó, Hồ Ngọc T. đã được Đảng Cộng sản Việt Nam độc quyền cai trị tặng Giải thưởng về tuyên truyền đối ngoại.
Phát biểu với „nd“, bà Luật sư Petra Schlagenhauf ở Berlin nêu rõ: „Về nguyên tắc, việc một người, như bây giờ chúng ta được biết, xa rời với nền tảng Hiến pháp, được quyết định về đơn xin tị nạn là không thể chấp nhận được“. Bà là người đại diện cho cựu chính khách Việt Nam bị bắt cóc, người đã nộp đơn xin tị nạn ở Đức.
Kira Gehrmann, Phát ngôn viên của BAMF xác nhận với „nd“ rằng Hồ Ngọc T. từ năm 1991 là nhân viên xử lý vụ việc của BAMF, nhưng không phụ trách việc thụ lý hồ sơ của những người xin tị nạn Việt Nam. Qua việc báo chỉ hỏi đầu tháng 8/2017, cơ quan này mới biết về các bài viết của nhân viên.
Sau đó, người này đã được cho tạm nghỉ việc cho tới khi làm rõ vụ việc. Ngay sau khi kết thúc kiểm tra, Cơ quan liên bang này đã chấm dứt ngay lập tức quan hệ lao động với nhân viên này. Kanha và các con của mình có lẽ đã gặp sui, vì việc bác đơn đã được thực hiện từ đầu tháng 8. Về câu hỏi là đơn của họ có được kiểm tra lại không thì Gehrmann không muốn bày tỏ quan điểm vì lý do bảo mật thông tin.
Theo báo Nước Đức Mới –nd: https://www.neues-deutschland.de/artikel/1065679.zustaendig-fuer-auslandspropaganda-und-asylentscheide.html
Lê Anh – Thoibao.de
Hệ lụy vụ Trịnh Xuân Thanh lan rộng đến người tỵ nạn Campuchia
Ông Hồ Ngọc Thắng bị đuổi việc vĩnh viễn:
—