Hệ lụy vụ Trịnh Xuân Thanh lan rộng đến người tỵ nạn Campuchia

Một nhóm người Campuchia xin tị nạn tại Đức phản đối những quyết định được cho là không công bằng khi họ bị BAMF từ chối hồ sơ xin tị nạn, người có trách nhiệm xem xét quyết định những hồ sơ này chính là ông Hồ Ngọc Thắng, giờ đây ông sẽ đối diện với nhiều câu hỏi khi những người tị nạn đến từ Campuchia yêu cầu Cơ quan Liên bang Đức về nhập cư và tị nạn (BAMF) xem xét lại toàn bộ các hồ sơ mà ông đã từng thụ lý, nguyên nhân chính được đưa ra vì đang có nghi ngờ ông này liên quan đến mật vụ Việt Nam trong vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh tại Berlin hôm 23.7.

Nguồn: http://thevoiceforum.org/node/4399

ông Hồ Ngọc Thắng, cựu nhân viên Cơ quan Liên bang Đức về nhập cư và tị nạn (BAMF).

Những hậu quả sau khi mật vụ Việt Nam đột nhập Đức, bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh đã gây dư luận rất xấu với người dân nước sở tại, thì nay lại tiếp tục xẩy ra một vụ bê bối thứ hai về ông Hồ Ngọc Thắng tại Cơ quan Liên bang Đức về nhập cư và tị nạn (BAMF).

Theo Thông cáo báo chí ra ngày 25.09.2017 đăng trên trang web The VOICE -Diễn đàn người tỵ nạn tại Đức- ông Hồ Ngọc Thắng, nhân viên Cơ quan Liên bang Đức về nhập cư và tị nạn (BAMF), bị nghi ngờ rằng ông đã bác đơn xin tỵ nạn của những người Campuchia một cách không khách quan, không công bằng vì ông Thắng thân chính quyền Việt Nam, mà chính quyền hai nước lại cộng tác chặt chẽ với nhau.

Nhắc lại vụ bê bối thứ nhất, hồi đầu tháng 8 ông Hồ Ngọc Thắng bị tình nghi là có liên can đến vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Cảnh sát hình sự liên bang (BKA) điều tra ông Thắng có cung cấp những dữ liệu về Trịnh Xuân Thanh cho mật vụ Việt Nam hay không, vì ông Thắng được phép truy cập hệ thống lưu trữ điện tử về tất cả hồ sơ xin tỵ nạn và hệ thống lưu trữ của sở ngoại kiều về tất cả người nước ngoài.

Đến cuối tháng 8 ông Thắng đã bị BAMF đuổi việc vĩnh viễn, có lẽ vì vi phạm nghĩa vụ trung thành và trung lập mà tất cả các nhân viên của nhà nước Đức đều bị ràng buộc.

Thông cáo báo chí của người tỵ nạn Campuchia nhấn mạnh, để có thể hiểu được sự việc cần phải chú ý đến tình hình chính trị và mối quan hệ thân thiết giữa Việt Nam và Campuchia.

Thủ tướng Hun Sen là một tư lệnh của Khmer đỏ khi xưa. Ông đã chạy sang Việt Nam hồi cuối thập niên 70 vì tranh chấp với Khmer đỏ. Một thời gian ngắn sau đó Việt Nam cùng với Hun Sen đem quân tiến vào Campuchia và đưa ông lên nắm quyền. Từ 32 năm nay ông là Thủ tướng Campuchia, những người đối lập gọi ông là một nhà độc tài. Ông đàn áp những người đối lập và những người tranh đấu cho nhân quyền. Trong những cuộc biểu tình họ bị bắn chết hoặc bị hành hung, một số bị mất tích, nhiều người bị bắt giam. Riêng năm 2017 Hun Sen đã bắt giữ một nhà lãnh đạo đối lập mặc dù không có lệnh bắt giam, và đóng cửa 1 tờ báo và nhiều đài phát thanh.

Qua Thông cáo báo chí này, một nhóm người Campuchia xin tị nạn tại Đức đồng loạt lên tiếng phản đối những quyết định được cho là không công bằng khi họ bị BAMF từ chối hồ sơ xin tị nạn, người có trách nhiệm xem xét quyết định những hồ sơ này chính là ông Hồ Ngọc Thắng, giờ đây ông sẽ đối diện với nhiều câu hỏi khi những người tị nạn đến từ Campuchia yêu cầu Cơ quan Liên bang Đức về nhập cư và tị nạn (BAMF) xem xét lại toàn bộ các hồ sơ mà ông Thắng đã từng thụ lý, nguyên nhân chính được đưa ra vì đang có nghi ngờ ông này liên quan đến mật vụ Việt Nam trong vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh tại Berlin hôm 23.7.

Nhóm người Campuchia cũng cáo buộc ông Hồ Ngọc Thắng đã không giữ vai trò trung lập khi làm việc cho chính quyền Đức, nên mọi quyết định về hồ sơ của họ đã không được xem xét và đánh giá khách quan, điều này dẫn đến việc BAMF có thể phải xem lại toàn bộ các hồ sơ tị nạn mà bị ông Hồ Ngọc Thắng bác đơn.

Sau sự việc, cũng không loại trừ những tình huống tiếp theo với việc các công dân của nhiều nước khác khi nộp hồ sơ xin tị nạn tại Đức, nếu do ông Hồ Ngọc Thắng thụ lý thì phía Đức cũng cũng có thể phải mở rộng khả năng xem xét lại.

Được biết ông Hồ Ngọc Thắng đã từng có thời gian dài cầm súng chiến đấu trong hàng ngũ quân đội bắc Việt Nam, tham chiến các trận đánh người Mỹ và lính VNCH ở những năm 70, trực tiếp hoặc gián tiếp giết được nhiều người trong thời gian này nên được thưởng danh hiệu “dũng sĩ diệt Mỹ “ – điều mà ông Thắng vẫn luôn tự hào trên 20 năm nay khi sống tại CHLB Đức.

Ông Hồ Ngọc Thắng sống trong lòng nước tư bản, làm việc và hưởng lương của nhà nước Đức, nhưng ông vẫn thường xuyên viết bài cho báo Nhân Dân – cơ quan ngôn luận của đảng cộng sản Việt Nam để phản biện lại nền dân chủ tại Đức, nơi ông đang định cư.

ông Nguyễn Thế Kỷ – UV TW Đảng, TGĐ Đài tiếng nói VN (FB Nguyễn Thế Nhật Phong) đăng lại bài viết của nhân viên bị buộc thôi việc Hồ Ngọc Thắng 

Có lẽ thấy được một nhân tố tự nguyện làm công tác tuyên truyền đầy màu sắc chính trị của đảng cộng sản ngay trong lòng nước Đức, nên ông Nguyễn Thế Kỷ, Ủy viên Trung ương,Tổng giám đốc Đài tiếng nói Việt Nam (VOV) đã tận dụng cơ hội, copy và chia sẻ nguyên bài viết của Hồ Ngọc Thắng lên trang cá nhân kèm theo lời nhắn nhủ định hướng dư luận trong vụ Trịnh Xuân Thanh, tiếc rằng ngay sau đó chính tác giả Hồ Ngọc Thắng đã phải nhận quả đắng từ phía Đức với giấy đuổi việc vĩnh viễn và ông Nguyễn Thế Kỷ cũng không còn nhắc tới thần tượng tuyên truyền cho nhà nước cộng sản Việt Nam tại Đức.

Trung Khoa – Thoibao.de

Nhóm người Campuchia kiện sở di trú Đức (BAMF) về ông Hồ Ngọc Thắng: http://thevoiceforum.org/node/4399

Ông Hồ Ngọc Thắng bị đuổi việc vĩnh viễn:

http://thoibao.de/tin-nuoc-duc/11375/vu-trinh-xuan-thanh%3A-ho-ngoc-thang-da-bi-sa-thai-chinh-thuc-ke-tu-ngay-1%252f9%252f2017.htm

Ban ngày thì làm việc trong cơ quan Đức, ban đêm thì hoạt động phục vụ cho Đảng Cộng sản Việt Nam?

http://www.dw.com/en/trinh-xuan-thanh-kidnapping-german-immigration-suspends-vietnamese-worker/a-40194898

Trang FB cá nhân của ông Nguyễn Thế kỷ 

 https://www.facebook.com/theky.nguyenba/posts/750792445090869

Kasse animation 7.8.2023