Trung Quốc thách thức quốc tế qua việc mở rạp chiếu phim hiện đại trên đảo

Rạp chiếu phim “Sansha Yinlong Cinema” là một dụ án đầu tư không đem lại lợi nhuận, tuy nó là một rạp chiếu phim rất hiện đại và tiên tiến. Lý do là nó nằm ở trên một hòn đảo nhò bé ở ngoài Biển Đông và chỉ có 1.100 dân số mà thôi. Nhưng đối với Trung Quốc, việc mở rạp chiếu phim này là một dấu ấn có tầm quan trọng chính trị rất lớn.

Trung Quốc đã xây một rạp chiếu phim hàng đầu của nó trên đảo Phú Lâm và có thể làm cho hai nước láng giềng Đài Loan và Việt Nam bức xúc về điều này. Theo thông tấn xã Tan Hoa Xã của Trung Quốc, rạp chiếu phim không chỉ có công nghệ cao, như chiếu phim kỹ thuật số 4K và màn hình đục lỗ 3D mà còn có chỗ ngồi cho khoảng 200 người. Một con số khá lớn so với dân số 1.100 người trên một hòn đảo diện tích 2,1 km². Tân Hoa Xã còn nói rằng rạp chiếu phim còn có kế hoạch chiếu phim miễn phí. Dối với Trung Quốc, rạp chiếu phim này sẽ không bao giờ đem lại lợi nhuận cho nhà đầu tư nhưng nó chính là một bước tiến trong việc tranh chấp chủ quyền ở trong khu vực.

Đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa trên Biển Đông hiện giờ có ba quốc gia tuyên bố chủ quyền đối với nó: Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam. Quần đảo Hoàng Sa nằm ở cách đảo Hải Nam 320 km về phía nam và cách thành phó Đà Nẵng khoảng 315 cây số. Trong nhiều năm qua, Trung Quốc đã tìm cách để tuyên bố chủ quyền đối với quản đảo Hoàng Sa qua các biện pháp quân sự và dân sự. Năm 2012, Trung Quốc đã thành lập thành phố Tam Sa trên đảo Phú Lâm để quản lý các bải san hô và hòn đảo lân cận. Kể từ năm 2012, Trung Quốc đã phát triển ngành du lịch ở nơi này.

Đảo Hai Nam là điểm xuất phát thường xuyên cho các tàu du lịch đi về phía Hoàng Sa. Khách du lịch Truong Quốc được khuyên đi Hoàng Sa. Các hòn đảo tuy chật nhưng các phương tiện giải trí thì không thiếu. Ngoài những bãi cát trắng xóa và khí hậu nhiệt đới, bây giờ hòn đảo Phú Lâm còn có một rạp chiếu phim. Ông Gu Xiaojing, Tổng giám đốc của hãng truyền thông Hải Nam, nói với Tân Hoa Xã “Mỗi ngày rạp sẽ chiếu ít nhất một bộ phim, để cư dân và binh lính trên đảo Vĩnh Hưng (đảo Phú Lâm) có thể thưởng thức các bộ phim cùng lúc với khán giả trên khắp đất nước.“

Trung Quốc muốn có một ảnh hưởng văn hóa lớn trong khu vực và muốn đi đầu và đi trước các nước Mã Lai, Philippine và Việt Nam. Hiện tại, Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền đối với 80% diễn tích Biển Đông. Nhưng theo công ước Liên hiệp quốc về luật biển năm 1982, một quốc gia chỉ được phép tuyên bố chủ quyền ấn định chiều rộng lãnh hải không quá 12 hải lý (khoảng 22 km).

Đó là lý do tại sao Trung Quốc đã xây những đảo nhân tạo để có thể đem các mày bay chiến lược và những thiết bị quân sự ra ngoài Biển Đông. Thỉnh thoảng cũng có những xung đột với Hoa Kỳ. Hoa Kỳ là một quốc gia cảnh báo các nước trong khu vực về việc quân sự hóa sẽ làm ảnh hưởng đến tự do hàng hải quốc tế. Vào đầu tháng 07, Bắc Kinh đã phản đối một diễn tập của chiến hạm “Stethem” trước đảo Trí Tôn và nói đó là một “sự khiêu khích chính trị và quân sự.”

Qua việc Trung Quốc quảng bá du lich Hoàng Sa và mở rạp chiếu phim ở đó, chúng ta có thể thấy Trung Quốc muốn có một ảnh hưởng lớn về văn hóa để không bị cộng đồng quốc tế lên ấn về việc quân sự hóa trong khu vực. Ảnh hưởng của Trung Quốc như vậy đã mở rông ra về văn hóa, quân sự và du lịch. Hiện giờ, các nước khác như Việt Nam và Philippine chỉ có những hành động chủ yếu mang tính chất quân sự vì có rất ít người dân hiện sống trên các đảo mà họ đang quản lý.

Thời gian sẽ trả lời cho câu hỏi “Liệu Việt Nam có ‘bắt chước’ Trung Quốc để có một cái ảnh hưởng văn hóa hay không?”.

Hoàng Chính – Thoibao.de ( Tổng hợp theo báo chí Đức)

[1] Hãng truyền hình lớn của Đức N-TV vừa đăng tin về Biển Đông hôm 25.7.2017: http://www.n-tv.de/politik/China-provoziert-mit-High-Tech-Kino-article19952295.html

Kasse animation 7.8.2023