Cuộc sống người Việt tại Đức luôn có rất nhiều lo toan cho bản thân, gia đình và kiếm tiền gửi về giúp đỡ người nhà ở quê hương.
Thời gian làm việc của họ thường kéo dài, ít khi có ngày nghỉ dành cho gia đình và những niềm đam mê riêng. Bận rộn đã làm họ quên lãng nhiều việc tưởng chừng nhỏ nhưng lại gánh chịu hậu quả nặng về kinh tế, đó là khi những hóa đơn yêu cầu thanh toán bị bỏ quên trong ngăn kéo, và sau đó họ phải trả cho các công ty đòi nợ mức phí gấp hàng chục lần hóa đơn gốc .
Trong nạn lạm pháp thu phí đòi nợ, các công ty ở mọi lĩnh lức đều bộc lộ tính „sáng tạo“ của mình – Nhận định của Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng.
Trong những tháng tới, Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng sẽ „để ý“ tới những phí thu đòi nợ quá đáng. Theo lời của Giám đốc Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng bang NRW tại Düsseldorf, ông Wolfgang Schuldzinski thì: Chúng tôi ngày càng nhận được nhiều khiếu nại về những phí thu đòi nợ „thái quá“. Từ một khoản nợ nhỏ nhanh chóng trở thành khoản tiền lớn.
Ông nói tới „ Vấn nạn của người tiêu dùng trong thế kỷ 21“. Thậm chí các công ty có tên tuổi cũng không nằm ngoài tệ nạn này, các công ty đẩy khoản nợ của khách hàng nhanh chóng từ 20 Euro lên thành 200 Euro. Một khoản thanh toán thông qua tài khoản không được trả vì tiền lương chưa được chuyển vào tài khoản, điều này đã đủ để các công ty lấy lí do thu phí đòi nợ cao một cách quá đáng. Không có sự cảnh báo trước, sự việc này được chuyển tiếp ngay sang công ty chuyên thực hiện việc đòi nợ, tại đó công ty đòi nợ sẽ yêu cầu lệ phí đòi nợ tối đa hoặc gấp đôi đối với khách hàng – theo ông Wolfgang Schuldzinski cho biết. Mặc dù Tòa án đã có phán quyết về việc thu phí cho hai bên đòi nợ với cùng một sự việc của khách hàng là bất hợp pháp. Ông yêu cầu, các công ty phải có ít nhất 1 lần gửi cảnh báo cho khách hàng trước khi chuyển sự việc sang cho công ty đòi nợ.
Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng đã có liên hệ với một số công ty ví dụ như Zalando, Vattenfall, 1&1 und Sky. Các công ty nên đảm bảo rằng các công ty đòi nợ được ủy quyền không thu lệ phí như họ tự muốn. Trong trường hợp cần thiết, sẽ có các trường hợp cảnh báo và khởi kiện để hạn chế việc thu phí của các công ty đòi nợ. Ông cho biết về trường hợp đã thỏa hiệp của Deutschen Bahn: Bây giờ chúng tôi sẽ quan sát theo dõi xem liệu Deutschen Bahn có thực sự thực hiện lời hứa của mình không. Nếu không, sẽ có tranh cãi.
Một phát ngôn viên của Hiệp hội liên minh các công ty thu nợ tại Đức cho biết: các trường hợp khiếu nại không tăng. Tuy nhiên, Hiệp hội khẳng định về việc nhà nước sẽ giám sát chặt chẽ hơn trong lĩnh vực này. Hiện nay, giữa các tiểu bang việc giám sát được tổ chức thực hiện khác nhau. Có khó khăn với những công ty không đăng ký, một phần trong số đó hoạt đông theo hình thức lừa đảo. Tại đây có những kẻ đội lốt mượn danh công ty đòi nợ. Việc thu phí quá đáng trong quá trình đòi nợ hoàn toàn không nằm trong ý nguyện của chúng tôi.
“Tại đây, Luật chống lại hoạt động kinh doanh giả mạo rõ ràng không mang lại sự cải thiện. Lệ phí cuối cùng phải được hạn chế một cách hiệu quả và tiền phạt cần được tăng lên”, đó là yêu cầu của Nicole Maisch – phát ngôn viên của Đảng Xanh về chính sách của người tiêu dùng trong Quốc hội.
Đặng Hà Ngọc Mai – Thời Báo.de
Phiên dịch Đức-Việt
Grünberger Straße 47
10245 Berlin
Germany
Telefon: +49 176 814 595 15
E-Mail: info@phien-dich-duc-viet.com
Internet: http://www.phien-dich-duc-viet.com