Hiện giờ ở châu Âu món ăn Sushi với các loại cá sống càng ngày càng đc yêu thích, ví dụ món Sushi Maki, Nigiri hoặc Sashimi. Nhưng hãy cẩn thận: Rất nhiều loại cá bị nhiễm Giun Anisakis (Giun Tròn) có thể gây bệnh nghiêm trọng.[1]
Một nhóm các bác sĩ chuyên khoa tiêu hoá đã cảnh báo trong bài nghiên cứu mới đây về sự nhiễm bệnh Anisakis sẽ tăng cao vì món Sushi đang rất đc ưa chuộng ở các nước Tây Âu. Ấu trùng giun tròn có trong cá sống sẽ xâm nhập cơ thể qua đường tiêu hoá. Bệnh nhân sẽ có triệu chứng choáng váng, nôn mửa và tiêu chảy trong vòng một ngày. Nếu ko đc chữa trị kịp thời, trong trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến thủng ruột.
Ví dụ một trường hợp nhiễm bệnh ở Bồ Đào Nha. Một người đàn ông 32 tuổi đc cấp cứu trong tình trạng sốt đi kèm đau bụng. Trước đó anh ta đã ăn Sushi. Kết quả nội soi: Một chú giun tròn đã bám vào viêm mạc dạ dày và đuôi của chú đã xuyên qua thành ruột. Sau khi các bác sĩ lấy ra thành công chú ký sinh trùng và kết quả xét nghiệm: Giun Anisakis.
Giun Anisakis thường có trong cá hồi, cá trích, cá tuyết, cá thu, cá mực, cá chỉ vàng và cá bơn. Theo báo cáo của CNN trong vòng 1 năm ở Nhật có 2000 đến 3000 trường hợp nhiễm bệnh, vì món cá sống là món ăn truyền thống của Nhật Bản. Tuy nhiên ở Tây Ban Nha mỗi năm cũng có thêm khoảng 8000 trường hợp nhiễm bệnh, chủ yếu do ăn cá cơm sống.Theo cảnh báo thì cá ở các nước Châu Âu bị nhiễm bệnh nhiều hơn ta tưởng.
Theo kết quả nghiên cứu mới đây gần 39% cá thu đc bán ở chợ cá tại Grenada – Tây Ban Nha bị nhiễm ấu sinh trùng Anisakis, nhiều nhất là cá tuyết, kiểm tra 5 dãy siêu thị thì cứ 2 cá có 1 cá nhiễm bệnh. Bệnh giun tròn thường bị đánh giá chủ quan và ít đc chẩn đoán đúng.
Những ai muốn bảo vệ mình ko bị nhiễm bệnh thì nên làm 3 điều sau: 1. Nấu chín cá trước khi ăn, 2. Đóng đá cá ở nhiệt độ âm 20*C ít nhất trong 1 ngày, 3. Bỏ thói quen ăn cá sống.
Thân sau của giun tròn đã khoan xuyên qua thành dạ dày.
Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)
[1] http://www.n-tv.de/wissen/Arzte-warnen-vor-Parasiten-im-Sushi-article19842058.html