Vì sao Tổng Bí thư Tô Lâm không có tên trong 10 sự kiện nổi bật của Việt Nam năm 2024?

Ngày 22/12, Bộ Chính trị quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, do Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng ban.

Trên mạng xã hội đã xuất hiện nhiều ý kiến cho rằng, ông Tô Lâm trên cương vị người đứng đầu của Đảng Cộng sản Việt Nam “vốn trăm công, ngàn việc”, vì sao phải đảm trách công việc không quan trọng như vừa kể?

Theo giới chuyên gia, vấn đề chuyển đổi số quốc gia là nền tảng để xây dựng Chính phủ điện tử, kinh tế số và xã hội số. Chính phủ Việt Nam đã ban hành Chiến lược phát triển Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, với mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và phát triển bền vững.

Điều đó đã cho thấy, vấn đề thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo. và chuyển đổi số quốc gia là trách nhiệm thuộc về chính phủ, và chỉ cần một Phó Thủ tướng phụ trách vấn đề khoa học, công nghệ, là thừa sức quản lý.

Giới thạo tin tiết lộ một câu trả lời hết sức bất ngờ, và khó tin. Đó là, ông Tô Lâm hiện nay đang ở trong tình trạng “thất nghiệp” do không có việc làm. Tại sao lại nói như vậy?

Vào ngày 24/12, bản tin “10 sự kiện nổi bật của Việt Nam năm 2024”, do Thông tấn xã Việt Nam bình chọn, hoàn toàn không đề cập tới vấn đề cải cách thể chế, và tên tuổi của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Cụ thể, “10 sự kiện nổi bật của Việt Nam năm 2024” bao gồm:

  1. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua đời
  2. Kiện toàn các chức danh lãnh đạo chủ chốt 3. Cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy
  3. Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ:
  4. Tăng trưởng GDP đạt hơn 7%
  5. Siêu bão Yagi làm 345 người chết, mất tích 7. Thông qua chủ trương đầu tư, tái khởi động hai dự án quan trọng
  6. Hoàn thành thần tốc công trình 500kV mạch 3
  7. Thông qua Luật Đất đai (sửa đổi)
  8. Khai trương mạng 5G, thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia

Thông tấn xã Việt Nam được đánh giá là cơ quan thông tấn quốc gia, giữ vai trò trung tâm trong hệ thống truyền thông của Nhà nước Việt Nam, với chức năng cung cấp thông tin chính thức và chính thống của Đảng và Nhà nước đến công chúng trong và ngoài nước.

Công luận đã hoài nghi và đặt câu hỏi, vậy tại sao nội dung “10 sự kiện nổi bật của Việt Nam năm 2024” không đề cập tới nội dung về chủ trương “cải cách thể chế”, để đưa đất nước và dân tộc vào kỷ nguyên mới?

Chủ trương “cải cách thể chế” để đưa đất nước vào kỷ nguyên mới, đi theo con đường phát triển của thế giới văn minh tiến bộ, được đánh giá là phát súng báo hiệu trọng đại, tương tự như Công cuộc Cải cách Kinh tế “long trời, lở đất” năm 1986. Phải chăng, phát súng báo hiệu đã bị xịt ngay kể từ khi Tổng Bí thư Tô Lâm mới “định bóp cò”?

Theo giới phân tích, hiện nay, mối quan hệ giữa Tổng Bí thư Tô Lâm và phe quân đội trong Đảng hiện đang trong trạng thái căng thẳng. Phe quân đội được cho là sẽ tiếp tục tìm cách ngăn cản ông Tô Lâm duy trì chức danh Tổng Bí thư trong nhiệm kỳ Đại hội 14.

Đa số các lãnh đạo cao cấp, vốn là các phần tử thân Trung Quốc luôn lấy lý do, chủ trương “cải cách thể chế” của ông Tô Lâm, đưa Việt Nam rời xa con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng, và Bác Hồ đã chọn.

Trong khi đó, mâu thuẫn giữa Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa và Tổng Bí thư Tô Lâm đã và đang hết sức sâu sắc. Cách đây chưa lâu, tướng Nghĩa đã có các hành động thiếu “thân thiện” với ông Tô Lâm trong chuyến công du Hoa Kỳ.

Đây cũng có thể là một bằng chứng bổ sung cho ý kiến đánh giá về một sự khởi đầu, cho màn “hạ bệ” ông Tô Lâm trước Đại hội 14 vào đầu năm 2026.

 

Trà My – Thoibao.de