Dân mạng phản cảm với việc một Chủ tịch nước kiêm nhiệm Bộ trưởng Bộ Công an

Ngày 19/5, nhà báo Lê Kiên nêu quan điểm “Một người có thể vừa là Chủ tịch nước vừa là Bộ trưởng, thành viên Chính phủ được không?” trên Facebook cá nhân.

Theo tác giả, điều này là không thể, vì:

Khoản 3, Điều 2 Hiến pháp, quy định: “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước, trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”.

Theo Khoản 2, Điều 88 Hiến pháp, Chủ tịch nước có quyền: “Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ”.

Điều 90 viết: “Chủ tịch nước có quyền tham dự phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, phiên họp của Chính phủ. Chủ tịch nước có quyền yêu cầu Chính phủ họp bàn về vấn đề mà Chủ tịch nước xét thấy cần thiết, để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước”.

Tác giả nhận định, trường hợp một người vừa là Chủ tịch nước, vừa là Bộ trưởng – thành viên Chính phủ, sẽ mâu thuẫn với nguyên tắc hiến định là “phân công, phối hợp, kiểm soát” quyền lực.

Tác giả nêu một tình huống vui: Nếu Quốc hội không miễn nhiệm chức Bộ trưởng Bộ Công an đối với Đại tướng Tô Lâm, trước khi bầu ông làm Chủ tịch nước, mà để sau khi bầu xong mới miễn nhiệm, thì sẽ xảy ra tình huống: Chủ tịch nước Tô Lâm ký quyết định miễn nhiệm Bộ trưởng Tô Lâm, theo Khoản 2, Điều 88, Hiến pháp.

Bình luận về quan điểm của nhà báo Lê Kiên, nick Quan Doan Le cười cợt: “Chơi thế cho chắc, chứ miễn nhiệm xong, các anh trở cờ không bầu đủ phiếu thì chết em”.

Nick Vu Van Toan mỉa mai: “Việt Nam muốn làm điều mà thế giới chưa từng”.

Nick Lucky Nguyen thì châm chọc:

“Ối giời! Chế độ Cộng sản Việt Nam dùng luật rừng từ xưa đến nay, cái gì mà không được, ví như luật chỉ được giữ Tổng Bí thư 2 nhiệm kỳ thôi, nhưng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã sắp qua 3 nhiệm kỳ rồi… Chế độ độc tài đâu phải dân chủ tam quyền phân lập như Tây phương… Tụi nó

muốn gì mà chẳng được, luật là tao, tao là luật…”

Nick Nguyễn Nam thì nhẹ nhàng: “Trước sau gì cũng phải buông Bộ trưởng Công an thôi. Chủ tịch nước công du ra khỏi đất nước giống như tướng ra khỏi thành…”

Nick Khoi Nguyen ngang ngạnh: “Ờ! Thích thế đấy. Làm sao!”

Nick Nguyen Son Ha tặc lưỡi: “Khó quá thì cho vào “đặc biệt”, chú em đặc biệt hoài đã sao!”

Tạ Hưng biện hộ:

“Hội nghị Trung ương 9 chưa có nội dung giới thiệu Bộ trưởng Công an, điều này không có nghĩa là Chủ tịch nước sẽ kiêm nhiệm Bộ trưởng Công an!

Cho nên nhiều khả năng: ngày mai họp Quốc hội sẽ:

  1. Phiên họp đầu tiên là bãi miễn chức vụ Bộ trưởng Bộ Công an.
  2. Bầu Chủ tịch nước.

Sau đó ai làm Bộ trưởng Công an sẽ tính sau; hoặc giao Thứ trưởng điều hành!”

Nick Phạm Kiên thắc mắc: “Thế bây giờ chưa có Chủ tịch nước, thì ai ký miễn nhiệm Bộ trưởng Công an cho anh Lâm?”

Nick Nguyễn Việt Linh nêu quan điểm: “Về mặt kỹ thuật có thể bầu xong, có kết quả bầu Chủ tịch nước, rồi Quyền Chủ tịch nước mới ký miễn nhiệm Bộ trưởng Bộ Công an.. Em nghĩ vậy vẫn hợp lý nếu muốn ngay và luôn… còn không muốn thì…”

Nick Hoàng Vương Vũ hiến kế: “Chuyện đơn giản, trước khi bầu: miễn nhiệm Bộ trưởng Bộ Công an, giao Thứ trưởng Thường trực tạm điều hành, sau đó bầu Chủ tịch nước có phải đơn giản ko. Còn Bộ Công an, khi Ban Chấp hành chốt nhân sự nào đó, sẽ bổ nhiệm sau.”

Chỉ cần lướt qua một vòng các bình luận trên Facebook, dễ dàng nhận thấy, dù cách thể hiện khác nhau, nhưng nhìn chung, dân tình khá sốc và phản cảm với việc một Chủ tịch nước – bộ mặt quốc gia, lại đi kiêm nhiệm Bộ trưởng Công an – vị trí đại diện cho vũ lực.

 

Hoàng Anh – thoibao.de

Kasse animation 7.8.2023