Qua mặt Tổng Trọng, tại sao Tô Đại phải “đập” Võ Văn Thưởng vào lúc này?

Qua mặt Tổng Trọng, tại sao Tô Đại phải “đập” Võ Văn Thưởng vào lúc này?

Các diễn biến dồn dập những ngày qua cho thấy, việc Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng “ngã ngựa” là sự thật.

Chỉ trong vòng mấy ngày ngắn ngủi, ông Thưởng, từ một chính khách trẻ được đào tạo bài bản, được đích thân Tổng Trọng “dìu dắt”, và có tiền đồ rộng lớn, đã trở thành kẻ bị Trung ương Đảng miễn nhiệm, bị Quốc hội bãi nhiệm, và buộc phải về hưu sớm.

Bài viết “Hội nghị Trung ương bất thường để truất phế Võ Văn Thưởng”, của nhà báo Lê Văn Đoành tiết lộ, ngày 16/3, Bộ Chính trị đã nhóm họp, để giải quyết một số vấn đề cấp bách trong nội bộ Đảng.

Nội dung cụ thể như sau:

1 – Xem xét đơn xin thôi tất cả các chức vụ trong Đảng của Ủy viên Bộ Chính trị Võ Văn Thưởng.

2 – Thảo luận, giới thiệu nhân sự tạm thời nắm chức quyền Chủ tịch nước.

Theo đó, Bộ Chính trị đã thống nhất, quyết định triệu tập kỳ họp “bất thường” của Ban Chấp hành Trung ương khoá 13, để thống nhất việc kết thúc sự nghiệp chính trị của ông Võ Văn Thưởng.

Theo quy trình, sau khi Trung ương khoá 13 quyết định số phận chính trị của ông Thưởng, hồ sơ sẽ được chuyển sang Quốc hội. Lúc đó, Quốc hội cũng triệu tập phiên họp bất thường, dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 21/3 tới đây, để bỏ phiếu bãi nhiệm đối với ông Thưởng.

Điều đó có nghĩa, ông Thưởng sẽ phải từ bỏ tất cả các chức vụ trong Đảng cũng như nhà nước, để nghỉ hưu ở độ tuổi 54 – độ tuổi được đánh giá là trẻ và có độ chín tốt nhất của các chính trị gia.

Theo tác giả Lê Văn Đoành, phiên họp “bất thường” của Ban Chấp hành Trung ương sẽ diễn ra vào ngày 20/3 tại Hà Nội. Bộ Chính trị sẽ có tờ trình đề nghị:

– Xem xét và đồng ý cho ông Võ Văn Thưởng thôi tất cả các chức vụ trong Đảng và nhà nước. Đồng ý để ông Võ Văn Thưởng ngưng công tác và nghỉ hưu kể, từ ngày 1/12/2024.

– Chỉ đạo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội triệu tập phiên họp Quốc hội bất thường vào ngày 21/3/2023, để bỏ phiếu và ra nghị quyết miễn nhiệm chức Chủ tịch nước đối với ông Võ Văn Thưởng.

– Bà Võ Thị Ánh Xuân, Uỷ viên Trung ương khoá 13, một lần nữa sẽ giữ chức Quyền Chủ tịch nước, cho đến khi Quốc hội bầu Chủ tịch nước mới.

 

Câu hỏi, Ai sẽ là người thay Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng?”, được công luận hết sức quan tâm.

Dù rằng, chiếc ghế Chủ tịch nước bị đánh giá là  “hữu danh vô thực”, song, trong cuộc đua giành ghế Tổng Bí thư tại Đại hội 14, ghế Chủ tịch nước – 1 trong “Tứ trụ”, cho phép chủ nhân được hưởng “suất đặc biệt”, được phép ở lại nhiệm kỳ sau, dù đã quá tuổi theo quy định.

Đối chiếu với Quy định số 214-QĐ/TW, ngày 2/1/2020 của Bộ Chính trị, cho thấy, hiện nay chỉ có 2 ứng viên đủ tiêu chuẩn ngồi vào ghế Chủ tịch nước. Đó là bà Trương Thị Mai và ông Tô Lâm.

Theo giới phân tích, khả năng cao, ông Tô Lâm sẽ giành được chiếc ghế Chủ tịch nước sau Hội nghị Trung ương 9, sẽ diễn ra vào tháng 10/2024.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng hiện là nhân vật số 2 trong bộ máy lãnh đạo cấp cao nhất của Đảng. Ông Thưởng được đánh giá là một nhân vật trẻ tuổi và thân cận với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tuy nhiên, ông đã trở thành nạn nhân của kế hoạch “giành ngôi, đoạt vị” của Bộ trưởng Tô Lâm, đối với ông Trọng, người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam.

Một câu hỏi đặt ra, tại sao, ông Tô Lâm lại buộc ông Thưởng ra đi, ngay trước cuộc đua vào ghế Tổng Bí thư tại Đại hội 14?

Được biết, Hội nghị Trung ương 9 sẽ giải quyết nhiều việc quan trọng, như: Giới thiệu nhân sự Chủ tịch nước; bầu bổ sung các ghế Ủy viên Bộ Chính trị bị khuyết; kể cả chọn nhân sự cho chức vụ Trưởng ban Kinh tế Trung ương…

Theo giới phân tích, đây được xem là cơ hội duy nhất và cuối cùng, để Bộ trưởng Tô Lâm có thể trở thành “nhân sự đặc biệt” ở lại Đại hội 14 hay không. Ông Tô Lâm sinh tháng 7/1957, sẽ 68 tuổi, ông sẽ quá tuổi theo quy định. Vì vậy, nếu không trở thành Chủ tịch nước trong thời điểm này, thì Tô Lâm sẽ bắt buộc phải từ giã chính trường, để nghỉ hưu sau Đại hội Đảng lần thứ 14 (tháng 1/2026).

Giới phân tích chính trị Việt Nam dự báo, từ nay đến Hội nghị Trung ương 9, sẽ có những thay đổi lớn và bất ngờ trong thượng tầng chính trị Việt Nam. Đặc biệt là vai trò của Bộ trưởng Công an Tô Lâm, một nhân vật siêu quyền lực sẽ tiếp tục tỏa sáng và bao trùm lên thượng tầng chính trị Việt Nam.

Thông qua chiến dịch bắt giữ các sân sau của các đối thủ chính trị, Tô Lâm uy hiếp các đối thủ chính trị của mình.

Riêng với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, một nguồn thạo tin cho hay, việc triệt hạ Võ Văn Thưởng vào lúc này, đã cho thấy “Tô Lâm coi Tổng Trọng như kẻ đã chết rồi”, và không còn vai trò gì trong chính trường Việt Nam nữa?”./.

 

Trà My – Thoibao.de

Kasse animation 7.8.2023