Ma tăng Thích Chân Quang là ai?

Ma tăng Thích Chân Quang là ai?

Một trong những lý do khiến cho tăng ni, Phật tử ở Việt Nam gần đây quay lưng với nhà chùa, đó là việc xuất hiện các “thợ tu”, thay cho các nhà sư ở các chùa lớn.

Những cái tên như Thích Thanh Quyết, Thích Nhật Từ, Thích Trúc Thái Minh, hay Thích Chân Quang… là những sư hổ mang của Phật giáo quốc doanh, do Công an Việt Nam thao túng, và đang làm biến dạng Đạo Phật hiện nay.

Những ngày gần đây, mạng xã hội đang tranh cãi về một số video bài giảng của sư thầy Thích Chân Quang, về những điều được cho là nhảm nhí, sai lệch về Phật giáo.

Trong một bài giảng, sư Quang lấy dẫn chứng về một đệ tử, khi trẻ hay đi du lịch hưởng thụ, về sau nằm liệt giường, và gọi đây là luật “nhân quả”. Vì người này đã đi nhiều quá, đi hết cái phước của mình rồi, nên phải nằm một chỗ.

Sư thầy Thích Chân Quang còn khuyên mọi người, phải kết hợp du lịch với làm từ thiện, cúng dường, hay du lịch tâm linh giác ngộ. Chứ đừng “đi chơi, đi hưởng thụ, đi du lịch ăn hải sản, là sẽ mất hết phước báu,” “doanh nghiệp lữ hành sẽ bị phá sản”.

Những điều vừa kể cho thấy, sư thầy Thích Chân Quang đã đi ngược lại Giáo lý của Phật giáo, “nhằm hướng con người đến việc nhận thức thế giới đúng như nó thật là để từ đó sống từ bi”.

Một câu hỏi đặt ra, đó là: Hòa Thượng Thích Chân Quang là ai?

Bằng công cụ tìm kiếm Google, dễ dàng tìm thấy thông tin, theo đó:

“Thượng tọa Thích Chân Quang, tên thật là Vương Tấn Việt, là chắt nội của cụ Hồ Sĩ Tạo và cháu nội của cụ Phó Bảng Vương Sinh Huy, con trai của cụ Vương Chí Nghĩa – tức là cháu ruột của “đồng chí” Hồ Chí Minh.”

Hòa thượng Thích Chân Quang hiện đang trụ trì chùa Phật Quang, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Ngoài ra, ông còn là Phó trưởng ban Kinh tế Tài chính Trung ương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. v.v…

Việt Nam Thời báo ngày 5/3, có bài viết “Đã ca ngợi Thích Chân Quang rồi còn sợ gì mà phải gỡ bài?”, của tác giả Phạm Lê Đoan. Bài báo cho hay, “Bài đăng của VTV Cab “ca ngợi” nhân tài đất Việt Thích Chân Quang, đã được gỡ xuống sau ít giờ đăng tải…”.

Theo đó, sau hàng loạt phản ứng trên cộng đồng Facebook về những pháp thoại nhảm nhí, hiện nay, Thiền tông Phật Quang đang phải “chạy chiến dịch xử lý khủng hoảng truyền thông”, ủng hộ sư Thích Chân Quang.

Công luận thấy rằng, cùng với Thích Trúc Thái Minh, Thích Nhật Từ…, Thích Chân Quang đang công khai tuyên truyền mê tín dị đoan, làm lầm lạc tín ngưỡng, u mê một bộ phận dân chúng, chứ không còn là hành đạo…

Những kẻ này đang phá hoại đạo Phật từ nền tảng tư tưởng, cho đến những hành động cụ thể. Gọi họ là “ma tăng” là hoàn toàn chính xác!

Facebooker Ha Than, trong status “TRÁCH NHIỆM CỦA CHÍNH QUYỀN!” đăng trên Facebook cá nhân, cho rằng:

“Nếu tôi không để thời gian xem hết cái clip của tay sư xưng danh Thích Chân Quang kia, thì tôi cho những lời trích dẫn là gán chữ vào mồm! Thế nhưng xem xong, tôi choáng nặng bởi cái mức độ nhảm nhí của tay này!”

Đồng thời, Ha Than cũng đặt vấn đề, tại sao trong xã hội hiện thời, có quá nhiều những chùa chiền giả danh, những sư tăng núp bóng kiếm tiền như vậy?

Nhà báo Chu Vĩnh Hải, trong status “Nhận chân một chân tướng”, đăng trên trang cá nhân, đã nhắc lại một sự kiện diễn ra từ năm 2009, mà tác giả và hai người bạn thân trực tiếp chứng kiến. Đó là sự kiện “phá két công đức ở chùa Phật Quang”.

Theo nhà báo Chu Vĩnh Hải, năm 2009, khi đó, ông còn là nhà báo nhà nước, nhận tin báo chùa Phật Quang có biến, sư Thích Chân Quang về quê tổ ở Nghệ An để xây nhà thờ dòng tộc. Thầy đi vắng, nên sư tăng đã kêu thợ khóa về phá két công đức của chùa.

Khoảng 22 giờ đêm, nhóm nhà báo đến chùa, thấy các tăng ni của chùa Phật Quang đang công khai kiểm đếm số tiền và tài sản trong két sắt.

Các Phật tử trong chùa cho nhà báo biết, các ni tăng tại chùa Phật Quang là những đệ tử thân thiết của thầy Thích Chân Quang. Nhưng thời gian sau này, họ không hài lòng về cách tu của thầy Thích Chân Quang. Thầy bỏ bê việc tu tập, chú trọng quá nhiều đến việc họ mạc và nguồn gốc xuất thân, chú trọng quá nhiều đến việc kiếm tiền…

Hơn nữa, thầy cũng không minh bạch về số tiền công đức, còn đưa một người phụ nữ từ Sài Gòn về chùa để quản lý tiền công đức.

Chính vì vậy, khi thầy đi vắng, các tăng ni đã kêu thợ về phá két công đức, để lấy tiền, tài sản và sổ đỏ trong két.

Kết quả kiểm tra két, tại thời điểm năm 2009, riêng tiền Việt Nam là 5,7 tỉ đồng, và một sổ đỏ 7.000m2 đất ở xã Tóc Tiên. Còn một số ngoại tệ và kim loại quý, thời điểm đó chưa xác định giá trị. Số tiền tài sản này, môn đệ của Thích Chân Quang đã bỏ ông, và xây một ngôi chùa mới ở xã Tóc Tiên, thị trấn Phú Mỹ, Bà Rịa – Vũng Tàu, trên diện tích 10.000 m2, để tu tập đúng nghĩa tu tập, để tốt đạo đẹp đời.

Tác giả Chu Vĩnh Hải kể lại câu chuyện này, nhằm mục đích giúp bạn đọc biết được chân tướng Thích Chân Quang./.

 

Trà My – Thoibao.de

Kasse animation 7.8.2023