Tổng Trọng xuất hiện, hai lần gặp họa đã nện ông tơi bời?

Khoảng 10 năm trở lại đây, trên chính trường của Đảng Cộng sản xuất hiện nhiều cái chết bất đắc kỳ tử. Đầu tiên, có thể kể đến là ông Nguyễn Bá Thanh, rồi sau đó là ông Trần Đại Quang, và gần đây nhất là ông Lê Văn Thành. Còn những cái chết bí ẩn khác, tuy nhiên người chết là quan chức đã về hưu, nên không nằm trong vòng tranh giành quyền lực, mà được liệt vào dạng bị bịt miệng, hoặc bị trả thù.

Ông Nguyễn Phú Trọng đã một lần ngã bệnh “thập tử nhất sinh”, nhưng ông may mắn vượt qua. Khác với nhiều quan chức khác, ông chọn chữa trị trong nước chứ không đi nước ngoài. Nguyên nhân là vì sao? Nếu nói nền y học Việt Nam không đủ sức để chữa trị những căn bệnh hiểm nghèo, thì tại sao các bác sĩ Việt Nam lại cứu được ông Trọng thoát khỏi tay của tử thần?

Có ý kiến cho rằng, các quan chức Cộng sản chọn ra nước ngoài chữa bệnh, vì họ không tin vào Ban Bảo vệ và Chăm sóc sức khỏe Trung ương. Họ không tin vào con người, chứ không phải không tin vào tay nghề của bác sĩ và thiết bị y tế.

Những bác sĩ ở tuyến đầu của nền y học Việt Nam cũng tương đương với bác sĩ giỏi trên thế giới. Nếu nói, bác sĩ chữa bệnh vì trách nhiệm cứu người, thì các bác sĩ dưới trướng của Ban Bảo vệ và Chăm sóc sức khỏe Trung ương lại chữa bệnh theo mệnh lệnh. Biết đâu, có thể có một mệnh lệnh từ bên trên chỉ đạo xuống, rằng, “cho bệnh nhân ngủ vĩnh viễn”, thì vai trò của các bác sĩ này lại thay đổi 180 độ. Từ chỗ cứu người, lại thành ra “thuốc” luôn bệnh nhân. Mà một khi bệnh nhân “bị thuốc” vì bác sĩ, thì không ai có thể nghi ngờ về cái chết ấy.

Ông Nguyễn Phú Trọng chọn nằm viện ở Việt Nam, vì: Thứ nhất, ông kiểm soát hoàn toàn Ban Bảo vệ và Chăm sóc sức khỏe Trung ương; Thứ nhì, ông có đội ngũ y bác sĩ được Tập Cận Bình đưa từ Trung Quốc sang, để chữa trị riêng cho ông (theo một nguồn tin riêng cho biết). Chỉ có như vậy, ông Trọng mới an tâm điều trị tại Việt Nam.

Thực tế, trên chính trường Việt Nam đang tranh nhau rất khốc liệt, có nhiều cách để hạ bệ nhau. Cách thông thường nhất là liên minh liên kết, để “quẳng đối thủ vào lò”, và từ đó chiếm ghế của nhau. Cách khốc liệt nhất là ra tay “đoạt mạng” của đối thủ, và thực tế đã có nhiều quan chức là nạn nhân của chiêu trò này.

Trong tình hình tranh quyền đoạt lợi khốc liệt hiện nay, khó có chuyện ai đó tiếc thương cho ông Nguyễn Phú Trọng, nếu chẳng may ông không qua khỏi cơn bạo bệnh này. Những người là ứng viên cho chiếc ghế của ông, thì chắc chắn, họ không muốn ông sống, cho dù bề ngoài họ luôn tỏ ra quan tâm đến sức khỏe của ông. Còn những người không có khả năng tranh ghế của ông, nhưng lại có thể trám vào ghế của người đã thay ông, thì họ cũng muốn ông chết, để có cơ hội cho họ.

Trò chơi chính trị xưa nay vẫn là trò tranh đoạt quyền lực. Nếu ở xã hội dân chủ, cuộc chơi này khá công bằng, vì người dân được trao cho vai trò “trọng tài”. Còn trong xã hội Việt Nam, nhà nước độc tài không cho dân can thiệp vào mâm quyền lực, thì cuộc chơi sẽ diễn ra theo những quy luật man rợ, “mạnh thắng yếu thua”, “cá lớn nuốt cá bé”. Ai có thế lực mạnh, có thủ đoạn thâm hiểm hơn, thì sẽ thắng.

Vì thế, quan chức Việt luôn mong chờ ông Trọng nhắm mắt xuôi tay, để lại chiếc ghế trống cho các “đồng chí” “đeo găng” thượng đài.

Kỳ họp bất thường của Quốc hội vào sáng ngày 15/1 cho thấy, ông Trọng đã xuất hiện tại Hội trường Ba Đình. Như vậy, một lần nữa, ông lại “tai qua nạn khỏi”. Nhưng trong buổi họp này, ông tỏ ra yếu hơn trước đó rất nhiều. Khi được giới thiệu, ông chỉ đứng dậy chỉ vài giây rồi lại ngồi xuống. Xem ra, sức lực của ông sắp cạn. Người ngồi đằng sau là bà Phạm Thị Thanh Trà, và người ngồi kế bên ông là ông Võ Văn Thưởng, đều đưa tay ra đỡ ông.

Xem ra, dù ông thoát lưỡi hái tử thần, nhưng nếu quyết bám ghế, thì ông cũng sẽ ra đi trong một ngày không xa.

Qua cơn bạo bệnh lần này, có lẽ, ông Trọng đã thấy được, người dân trông mong ông chết như thế nào?!

Không chỉ có dân, có thể, các “đồng chí” của ông còn mong ông đi sớm, để họ còn chuẩn bị chiến với nhau giành chiếc ghế mà ông để lại.

Qua hai lần trọng bệnh, ông Trọng vẫn sống, nhưng khả năng cầm cự với ngày một yếu dần, ắt hẳn, có “đồng chí” đang “mừng thầm” trong bụng.

Ý Nhi – Thoibao.de

15.1.2024

Kasse animation 7.8.2023