Link Video: https://youtu.be/Q8wRDRjtbJ8
Ngày 8/8, một tờ báo quốc tế tiếng Việt có bài bình luận về tình trạng “tiêu chuẩn kép” của ngành tư pháp Việt Nam khi giảm các án tử hình đối với quan chức và án oan của dân.
Tác giả bài báo dẫn ý kiến của ông Trần Tiến Đức, cựu Vụ trưởng một Ủy ban quốc gia thuộc Thủ tướng Chính phủ, nguyên Cố vấn Ủy ban các vấn đề Xã hội của Quốc hội Việt Nam, nhận xét, dường như Việt Nam đang áp dụng “tiêu chuẩn kép” trong việc giảm án tử hình, giữa bị cáo là quan chức chính quyền so với các tử tù là thường dân.
Ông Trần Tiến Đức cho rằng, Chính phủ nên sớm nghiên cứu cải cách tư pháp, để tiến tới bãi bỏ hình phạt tử hình. Điều này sẽ đem lại hy vọng cho gia đình của các tử tù đang chịu các án oan, đồng thời là một động thái phù hợp với khuynh hướng thế giới.
Ông Đức cho rằng, có một sự bất công rất lớn, và công lý không được thực thi. Bởi vì những tội tham nhũng với số tiền rất lớn, theo khung hình phạt cũng bị khép vào án tử hình, nhưng người ta nộp lại, và coi đấy là tiền khắc phục, cho nên người ta thoát được án tử hình.
Trong khi đó, Nguyễn Văn Chưởng và Hồ Duy Hải, đó là những án oan sai, rất nhiều chứng cứ mà các luật sư biện hộ nêu ra đã không được tòa xem xét nghiêm chỉnh.
Trong cả hai vụ án này, ông Đức đều thấy có những nhân chứng nói rằng, họ không có mặt ở hiện trường vụ án, nên họ không thể nào gây án. Như vậy, tại sao những vụ án oan sai đó lại cứ để kéo rất dài, mà bây giờ lại chuẩn bị thi hành án tử hình đối với Nguyễn Văn Chưởng, đấy là một sự bất công.
Ông Đức đặt câu hỏi:
“Công lý chưa được thực thi, phải chăng là do những người này không có tiền để người ta “chạy án”? Nếu cứ xem xét một cách bình thường, công luận có thể đi đến kết luận như vậy.”
“Có thể đặt vấn đề, liệu những người có chức có quyền thì được xét xử theo một chuẩn mực khác, còn những người dân bình thường, thấp cổ bé họng lại được xét xử theo một chuẩn mực khác.”
“Vậy nếu xét cho cùng, cũng có thể gọi đấy là một chuẩn mực kép, mà đã là trong thực thi công lý, thì không thể nào có chuẩn mực kép được. Đã là một chuẩn mực thì phải được áp dụng cho mọi công dân, và mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.”
Ông Đức cũng cho rằng, hệ thống tư pháp phải hoàn toàn độc lập với hệ thống hành pháp, để hạn chế oan sai. Hơn nữa, tiến tới hủy bỏ án tử hình là một xu thế của một xã hội văn minh, và Việt Nam sớm hay muộn cũng sẽ phải đi theo xu thế đó của thế giới, bởi mạng sống con người là điều quý nhất mà Tạo hóa đã ban cho chúng ta.
Ông Đức cho biết, ông có nghe tin Chủ tịch nước đã họp với khối tư pháp, nội chính, để “bàn về” vụ án Nguyễn Văn Chưởng và Hồ Duy Hải. Theo ông, đó là một điều rất đáng quan tâm và hoan nghênh. Nhưng còn có thực thi được hay không, và không biết, ông Chủ tịch nước có thực thi quyền đó hay không, thì “đó là điều chúng ta còn phải chờ đợi”.
Bình luận về “Kiến nghị hoãn thi hành án đối với tử tù Nguyễn Văn Chưởng” do một số nhà hoạt động khởi xướng, trong vòng 3 ngày đã thu thập được hơn 4.000 chữ ký, ông Đức nói:
“Tôi nghĩ rằng, khi đã có đông đảo trí thức ở trong và ngoài nước, nhất là các trí thức Việt Nam quan tâm đến nhiều như vậy, tôi cho rằng, đấy là một mối quan tâm chính đáng, và đó cũng là điều mà giới chức cầm quyền ở Việt Nam nên xem xét và lưu ý đến.”
Nhận xét về việc đương kim Chủ tịch nước có sử dụng quyền hạn được hiến định của mình, để kịp thời ân xá án tử hình cho các tử tù oan sai, và tiến tới xem xét lại bản án của họ hay không, ông Trần Tiến Đức nói:
“Theo tôi, đó sẽ là một thách thức rất lớn đối với ông Võ Văn Thưởng, nhưng nếu ông làm được điều ấy, thì uy tín của ông trong dân sẽ tăng lên, và ông sẽ nhận được sự ủng hộ của người dân.”
Thu Phương
>>> Cho Trọng ăn “quả lừa đậm”, ông Vượng biến “ngài” Tổng thành ông già ảo tưởng!
>>> Vụ Nguyễn Cao Trí lở loét đến… sát lưng Thủ tướng!
>>> Hết “lùa gà” giờ Hoài Linh lại bẫy chim
>>> Tiếp viên hàng không bán cái ngàn vàng giá ngàn đô. Quan móc túi ngàn dân mua cái ngàn vàng?
“Báo chí Cách mạng” chiến đấu hết mình vì Đảng, nhưng im lặng trước việc tử hình oan