Nên mở hết các góc khuất của lịch sử để cựu binh Việt Nam chống Trung Quốc không bị lãng quên

Link Video: https://youtu.be/whT-FmaFlrM

Ngày 27/7, RFA Tiếng Việt có bài “Thương binh, liệt sĩ, cựu binh Việt Nam trong cuộc chiến chống Trung Quốc có bị lãng quên?”

RFA dẫn lời chia sẻ của blogger, nhà báo tự do và cựu chiến binh Việt Nam chống Trung Quốc – ông Ngô Nhật Đăng – cho rằng, ngày 27/7 (Ngày thương binh, liệt sĩ) năm nay, truyền thông nhà nước có nhiều điểm nhấn đặc biệt vào hai cuộc “kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ”, và dường như thiếu vắng việc nhắc đến cuộc chiến tranh chống Trung Quốc ở Biên giới phía Bắc.

Ông Đăng nói:

“Về cuộc kháng chiến chống Mỹ và cuộc kháng chiến chống Trung Quốc, tại sao Nhà nước lại chọn nói về cuộc kháng chiến chống Mỹ, dù nó đã qua hơn 50 năm rồi… thì tại sao chiến tranh chống Trung Quốc lại không được nhắc đến?”

Là người “trong cuộc”, tham gia cuộc chiến Biên giới năm 1979 vào lúc căng thẳng nhất (ngày 17/2), nhà báo Ngô Nhật Đăng kể, cho đến tận 4 năm sau (1983), khi ông ra quân ở tuyến Cao Bằng, thì cuộc chiến vẫn chưa kết thúc và vẫn đang căng thẳng ở vùng Vị Xuyên, tức là vùng Hà Giang.

Nhà báo Ngô Nhật Đăng cho biết:

“Tôi cũng đến thăm những người cựu chiến binh, những người bị sang chấn chiến tranh, họ cũng đều đưa ra một thắc mắc rằng, tại sao những người chiến sỹ tham gia Chiến tranh Biên giới chống Trung Quốc không hề có một sự tác động, gây chú ý nào của xã hội về mặt công khai.”

“Thắc mắc ấy là một vấn đề đáng tìm hiểu, chúng tôi lúc ấy cầm súng lên đường cũng chỉ vì trách nhiệm công dân, và tất cả, ai cũng nghĩ là vì Tổ Quốc, và khi trở về, chúng tôi lại trở về với cuộc sống bình thường. Nhưng mỗi khi gặp các đồng đội, các thương binh, những người đã tham gia khốc liệt, hầu như có những người bị sang chấn tinh thần, có những người bạn mà khi tôi gặp, cứ nhắc đến thời đó thì lại khóc. Tôi có một người bạn là bác sĩ quân y, anh ấy tự bỏ tiền, tự làm các việc khác, để làm chương trình điều trị cho một số các chiến binh của trận Vị Xuyên. Thế thì tôi nghĩ rằng đây là một vấn đề cần đặt ra để chúng ta tìm hiểu xem xét lại.”

Tôi nghĩ đây có nhiều điều tế nhị, nhưng dù sao, nói gì thì nói, tôi nghĩ rằng điều tập trung cho sức mạnh của dân tộc lớn nhất lúc này, tức là lòng yêu nước, là phải chỉ ra được nguy cơ lớn nhất của nước ta bây giờ là phương Bắc, là Trung Quốc, chứ không phải một nơi nào xa xôi, thí dụ như nước Mỹ, hoặc là các thế lực thù địch nước ngoài nào. Tôi cho chuyện đó là một chuyện rất trẻ con. Và chúng ta phải nhìn thấy trên thực tế, thực tế từ Biển Đông, từ biên giới, sự lũng đoạn của Trung Quốc, các kế hoạch “vành đai, con đường”, những đất cho Trung Quốc thuê tràn lan trên đất nước Việt Nam, đấy mới là nguy cơ trước mắt và nguy cơ lâu dài.”

Hình: Bài trên RFA

Ông Đăng cho biết thêm:

“Bản thân tôi và một số đồng đội của tôi cùng nhập ngũ, hầu như chúng tôi không được công nhận, không có những chế độ ngoài bình thường như thời bình. Thí dụ phục viên về, được đi xin việc làm, nhưng những chế độ đãi ngộ không có. Trước đó, khi đang chiến tranh cũng có những người, thí dụ, được tặng huân chương, được báo chí nói tới, nhưng về sau tự nhiên là không.”

Ông và những cựu đồng đội đều có chung băn khoăn:

Tức là dù sao cũng cần được sự công nhận của xã hội về những người thanh niên của thời ấy đã làm nghĩa vụ công dân của mình, là một việc rất thiêng liêng. Rõ ràng nó không phải tranh cãi về mục đích, ví dụ như cuộc mà một bên vẫn gọi là “cuộc kháng chiến chống Mỹ”, một bên thì gọi khác, mà vẫn còn sự tranh luận, nhưng về cuộc Chiến tranh Biên giới thì tất cả mọi người đều thống nhất đó là một cuộc chiến tranh để bảo vệ Tổ Quốc. Chúng tôi cũng chỉ muốn là một lúc nào đó xã hội sẽ đặt lại vấn đề ấy.”

Nên chăng, chúng ta mở hết góc khuất của lịch sử đó và đặt lên bàn và cũng là để “dập tắt” những dư luận nói rằng, có những gì mà người ta gọi là “thỏa thuận dưới gầm bàn” chẳng hạn, mà gây ra những luồng dư luận trái ngược nhau. Tại sao những hiệp ước về biên giới, về Biển Đông, rồi ngày xưa là phân chia Vịnh Bắc Bộ, những biên giới trên đất liền, tại sao chúng ta lại mất như thế? Tại sao chúng ta lại mất Bản Giốc, tại sao chúng ta lại mất Mục Nam Quan, liệu có những thỏa thuận ngầm nào mà nhân dân không được biết hay không?”

“Tại vì từ thời xưa, thời ông bà, cha ông ta, lúc nào cũng bảo vệ từng tấc đất của Tổ Quốc cơ mà, khi cần là chúng tôi lên đường, các sinh viên đang học cũng xếp bút nghiên lên đường ngay và tự nhiên, để hy sinh xương máu, tất cả những chuyện ấy, mà lại có những mất mát như thế, thì tất nhiên là những người lính, đầu tiên là những người lính, rồi nhân dân cũng phải thắc mắc.”

Hình: Một bài báo hiếm hoi trên báo nhà nước đề cập đến cuộc chiến Biên giới phía Bắc 1979

Hoàng Anh

>>> Chỉ có ở Việt Nam: Xin giảm án bằng tâm thư

>>> Tù nhân Nguyễn Đoàn Quang Viên kêu cứu vì suy kiệt sức khoẻ ở Trại giam.

>>> Báo cáo của HRMI về tình hình Việt Nam vẫn cao hơn so với thực tế

>>> Phiên toà dung dưỡng tội phạm cho tương lai!

Ai có thể “chống phá” Đảng và Nhà nước?


Kasse animation 7.8.2023