Vụ án “chuyến bay giải cứu”: nộp lại tiền có được giảm án?

Link Video: https://youtu.be/GbuV3ThDpxw

VOA ngày 19/7 có bài viết về vụ án “chuyến bay giải cứu” với câu hỏi liệu các bị cáo nhận hối lộ đã nộp lại bao nhiêu tiền?

Theo đó, VOA cho biết có tổng cộng 54 người bị cơ quan tố tụng đưa ra xét xử, trong đó có 21 người là cựu quan chức, trong vụ án ‘chuyến bay giải cứu’ đưa người Việt về nước giữa đại dịch COVID-19.

Tất cả họ bị cáo buộc nhận hối lộ hàng trăm lần với tổng số tiền 165 tỷ đồng. VOA dẫn lời truyền thông trong nước cho biết, khoảng một nửa trong số tiền 165 tỷ đồng, đã được các bị cáo nộp lại.

Viện kiểm sát cáo buộc các bị cáo đã nhũng nhiễu, gây khó khăn, tạo ra cơ chế xin cho buộc đại diện các doanh nghiệp phải đưa chi phí “bôi trơn“, đưa hối lộ để được cấp phép các chuyến bay giải cứu.

VOA thống kê một số thông tin chi tiết trong số tiền được nộp lại, như sau:

Đối với nhóm bị cáo nhận hối lộ, trong đó có cựu thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Trung Kiên và cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng, nộp lại gần 90 tỷ đồng.

Theo VOA, ông Kiên bị cáo buộc nhận hơn 42 tỷ đồng, số tiền nhận hối lộ lớn nhất trong đại án,  với tổng cộng 253 lần nhận hối lộ.

Ông Kiên đã nộp lại 35 tỷ đồng và vợ ông “đang đi nộp thêm số tiền khắc phục 8 tỷ đồng” còn lại. Hiện Ông sẽ đối diện mức án bị đề xuất cao nhất là tử hình.

Còn ông Dũng, quan chức cấp cao nhất trong vụ án này, bị cáo buộc nhận hơn 21 tỷ đồng và đã trả lại 16 tỷ đồng, theo VnExpress. Cựu thứ trưởng Ngoại giao bị đề xuất mức án 13 năm tù.

Cựu cục trưởng Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao Nguyễn Thị Lan Hương, người bị cáo buộc nhận hơn 25 tỷ đồng tiền hối lộ mới trả lại 900 triệu đồng và đối diện mức án 19 năm tù.

Tại Toà, các bị cáo cho biết, họ “nghĩ nhận tiền như món quà cảm ơn và phủ nhận đã vòi vĩnh, ép buộc” nhưng “thấy ân hận, lo sợ” nên “đã tích cực khắc phục hậu quả vụ án.” Báo Tuổi Trẻ dẫn lời của Viện kiểm sát rằng sẽ căn cứ vào tinh thần tích cực khắc phục hậu quả của một số bị cáo để đề nghị hội đồng xét xử cân nhắc khi lượng hình.

Trừ ông Kiên với án từ hình, Viện kiểm sát đã đề nghị tổng cộng 350 năm tù cho tổng cộng 53 bị cáo.

Trước đó, Toà án đã phải tạm dừng để các bị cáo xuất trình chứng từ nộp tiền khắc phục hậu quả trước khi viện kiểm sát đề nghị mức án.

Hình: Bài viết trên VOA

Theo thống kê của Viện Kiểm sát đến ngày 18/7 , 54 bị cáo trong vụ án này đã trả lại số tiền được gọi là “khắc phục hậu quả” gần 130 tỷ đồng và 1,5 triệu đôla.

Theo thông tin từ báo Tuổi trẻ, Viện kiểm sát cũng đã phong tỏa gần 20 tỷ và 366.000 USD trong các sổ tiết kiệm, tài khoản ngân hàng của Đỗ Hoàng Tùng. Hai căn chung cư của gia đình cựu cục phó bị đề nghị dừng mua bán chuyển nhượng.

Khi khám xét nhà cựu phó giám đốc Công an Hà Nội, cơ quan điều tra tạm giữ 210.000 USD và 146 lượng vàng. Viện kiểm sát đề nghị tiếp tục tạm giữ số tài sản này và phong tỏa 1 tỷ đồng trong tài khoản của ông Tuấn để đảm bảo thi hành án.

Theo VOA, Vụ tham nhũng khi tổ chức các chuyến bay “giải cứu” công dân cùng với vụ nâng khống giá kit xét nghiệm COVID là hai đại án xảy ra trong đại dịch khiến nhiều người dân trong nước và ở nước ngoài phẫn nộ.

Đây là vụ án được cho là đặc biệt nghiêm trọng, xảy ra giữa lúc Covid-19 căng thẳng. Bọn họ đã lợi dụng dịch bệnh, bất chấp các quy định để trục lợi, khiến uy tín của Việt Nam bị giảm sút.

Ông Nguyễn Xuân Phúc- Chủ tịch nước, cùng hai phó thủ tướng Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam bị buộc phải từ chức vì những trách nhiệm liên quan tới các đại án này.

Theo VOA, Việt Nam nằm trong số các nước có tham nhũng tràn lan. Transparency International xếp Việt Nam ở thứ hạng 77/180 về Chỉ số Tham nhũng năm 2022.

Quang Minh – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Giải cứu chuyến bay giải cứu, bị biến thành “dê tế thần”!

>>> Khui AIC tại thành Hồ mà không lôi được Hai Nhật là thất bại của ông Tổng!

>>> Nhóm “tạo phản” thất thế vì tình báo phương Bắc. Tổng Trọng ra tay thanh trừng

>>> Bàn tay kìm hãm phát triển, Đảng nhận vơ thành quả!

Vi phạm nhân quyền trong dự thảo quản lý livestream.


Kasse animation 7.8.2023