Ông Tổng lựa thế đánh nào để “lật kèo” Ba Dũng?

Chúng tôi sẽ viết loạt bài về con đường trở thành “bá chủ” trong Đảng của ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Đấy là cả một quá trình dài với những việc làm bất chấp, mà có lẽ ít ai biết đến. Bề ngoài, ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã xây dựng được uy tín cao hơn so với những lãnh đạo Cộng sản khác. Dù vẫn còn tại chức, nhưng đã có những bài nhạc, bài thơ, ca ngợi ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Có người thì tôn ông là “người đốt lò vĩ đại”, người thì tôn ông là “sĩ phu Bắc Hà” vv…

Ở đây, chúng tôi sẽ đúc kết lại quá trình thâu tóm quyền lực của ông Nguyễn Phú Trọng. Bỏ qua những chiêu thức mị dân của ông, xem ông là một con người làm chính trị bình thường, như những đồng chí của ông. Chỉ có đi sâu vào khía cạnh này thì mới có cái nhìn đúng hơn về con người ông Trọng.

Ông Nguyễn Phú Trọng khi mới lên Tổng Bí thư không mạnh như bây giờ

Năm 2011, ông Trọng được ngồi vào ghế Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, thay cho ông Nông Đức Mạnh. Qua một nhiệm kỳ, ông Nông Đức Mạnh bị ông Nguyễn Tấn Dũng lấn lướt, có lẽ đã đến lúc, ông Nguyễn Phú Trọng phải làm gì đó để mang lại thực quyền cho chiếc ghế Tổng Bí thư, chiếc ghế thể hiện quyền lực nhất Đảng, từ thời Tổng Bí thư Lê Duẩn.

Nhiệm kỳ Tổng Bí thư của ông Nông Đức Mạnh gắn với ông Hồ Cẩm Đào. Đến đại hội 11 năm 2011 của Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Hồ Cẩm Đào vẫn còn là người đứng đầu Đảng và nhà nước Trung Quốc. Tuy nhiên, lúc này cũng đã là cuối nhiệm kỳ kép 10 năm, và đến lúc ông Hồ Cẩm Đào phải xuống. Người kế nhiệm sẽ ngồi vào chiếc ghế của ông Hồ Cẩm Đào, chính là Tập Cận Bình. Sự nghiệp chính trị của ông Nguyễn Phú Trọng sẽ gắn với ông Tập Cận Bình, là điều ai cũng nhìn ra, chứ không riêng gì ông Nguyễn Phú Trọng – vốn được xem là người có nhãn quan chính trị rất tốt.

Ngày 21/12/2011, khi đấy, ông Tập Cận Bình mới chỉ là Phó Chủ tịch Trung Quốc, đến thăm Hà Nội. Không biết vô tình hay cố ý, mà ông Nguyễn Phú Trọng cho các em thiếu nhi đứng xếp hàng 2 bên lối đi, cầm cờ 6 sao vẫy chào ông Tập.

Được biết, cờ Trung Quốc chỉ có 5 ngôi sao, gồm một ngôi sao lớn đại diện cho dân tộc Hán, 4 ngôi sao còn lại đại diện cho 4 dân tộc khác là Mãn, Hồi, Mông, Tạng. Ông Trọng thêm một sao vào cờ Trung Quốc, không biết có ý gì. Việc làm này đã gây nên sự phẫn nộ của cộng đồng mạng. Tuy nhiên, theo đánh giá của một số nhà quan sát, thì đây là tín hiệu tốt cho mối quan hệ lâu dài giữa Nguyễn Phú Trọng và Tập Cận Bình.

Thực tế, những năm đầu ở nhiệm kỳ thứ nhất, giai đoạn 2011 – 2016, ông Nguyễn Phú Trọng thất thế hơn so với ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ở Hội nghị Trung ương 6, tháng 10/2012, ông Nguyễn Phú Trọng liên minh với ông Trương Tấn Sang, quyết kỷ luật ông Nguyễn Tấn Dũng, nhưng thất bại. Bế mạc Hội nghị, ông Nguyễn Phú Trọng đã nghẹn họng muốn khóc vì uất ức.

Đến Hội nghị Trung ương 7 diễn ra vào tháng 5/2013, ông Nguyễn Phú Trọng quyết đưa ông Vương Đình Huệ và ông Nguyễn Bá Thanh vào Bộ Chính trị, nhưng cũng thất bại. Thay vào đó, 2 người được ông Nguyễn Tấn Dũng ủng hộ lại vào thay thế, đó là ông Nguyễn Thiện Nhân và bà Nguyễn Thị Kim Ngân. Hai người này vào được Bộ Chính trị, cho thấy, thế và lực của ông Dũng đang lấn át.

Ngày 7/4/2015, ông Nguyễn Phú Trọng đi Trung Quốc và có chuyến thăm thân mật với Tập Cận Bình. Sau đó, thế và lực của ông Nguyễn Phú Trọng không còn yếu hơn ông Nguyễn Tấn Dũng nữa, mà ông Trọng đã hoàn toàn có đủ lực để loại ông Nguyễn Tấn Dũng trong kỳ Đại hội 12.

Cũng ở kỳ Đại hội này, ông Nguyễn Phú Trọng đưa ra suất đặc biệt, để ông được ở lại trong Bộ Chính trị, dù quá tuổi. Trong khi đó, ông Nguyễn Tấn Dũng dù nhỏ tuổi hơn, nhưng vẫn bị loại. Đấy là lần đầu tiên ông Nguyễn Phú Trọng thể hiện quyền lực của kẻ mạnh trước mặt Nguyễn Tấn Dũng.

Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)

Link tham khảo:

https://vietnamnet.vn/nghi-trinh-tham-trung-quoc-cua-tong-bi-thu-230760.html

https://www.rfi.fr/vi/viet-nam/20111224-viet-nam-vu-co-trung-quoc-co-6-ngoi-sao-la-sai-sot-ky-thuat

 

Kasse animation 7.8.2023