Việt Nam tiếp tục nhượng bộ Trung Quốc tại Thác Bản Giốc.

Link Video: https://youtu.be/pq-LU8dRfAw

Theo thông tin mới nhất từ báo RFA ngày 14/7, Việt Nam đã đề nghị Trung Quốc “sớm đưa thác Bản Giốc vào vận hành thí điểm”.

Theo đó, tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 56 và các hội nghị liên quan tại Jakarta, Indonesia. Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn, đã có cuộc hội kiến với ông Vương Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Tại cuộc gặp, ông Sơn đã đề nghị phía Trung Quốc “sớm đưa Khu cảnh quan thác Bản Giốc (Việt Nam) – Đức Thiên (Trung Quốc) vào sử dụng, bên cạnh việc ‘đẩy nhanh’ triển khai một số dự án hợp tác giữa hai nước; ‘phối hợp’ quản lý tốt biên giới trên đất liền, đẩy nhanh tiến độ mở mới, nâng cấp các cặp cửa khẩu đã thống nhất. RFA dẫn lời báo Thế giới và Việt Nam cho biết.

Bình luận về sự kiện này, ông Trương Nhân Tuấn là nhà nghiên cứu độc lập về lịch sử chủ quyền Việt Nam và an ninh trên Biển Đông, nói với RFA rằng:

Đây là thêm một bước nhượng bộ của nhà cầm quyền Việt Nam trước những yêu sách của Trung Quốc…  nhìn trước mắt, phía Việt Nam cũng có lợi, Việt Nam cũng có thể khai thác được kinh tế. Tuy nhiên, Việt Nam cần phải thận trọng, khi Trung Quốc đòi hỏi Việt Nam một chuyện gì đó, mình phải suy nghĩ sâu xa xem Việt Nam có bị thiệt hại hay là có tiềm năng bị thiệt hại một vấn đề gì đó.”

Ông Tuấn nói, hiện nay trong khu thác ‘với ba tầng’, thì phần ‘đẹp nhất, có ‘tiềm năng’ nhất về kinh tế và du lịch cảnh quan đã nằm trong tay Trung Quốc.”

Ông Tuấn gọi cuộc hội kiến tại Indonesia hôm 13/7/2023, giữa Việt Nam và Trung Quốc , là một hành động ‘ván đã đóng thuyền’.

Sở dĩ như vậy là bởi vì, người khác có thể hiểu rằng đây sự củng cố thêm để khẳng định khu Thác Bản Giốc (vốn thuộc Việt Nam) đã ‘thuộc về Trung Quốc’, đây là điều mà ông Tuấn cho rằng trừ phi trong tương lai, hai nhà nước có thỏa thuận khác đi, phân định gây ‘mất đất đai’ này khó có thể thay đổi dưới thời chính quyền CHXHCN Việt Nam.

Hình: RFA đưa tin

Nhà nghiên cứu độc lập về lịch sử chủ quyền biên giới lãnh thổ Việt Nam và quan hệ biên giới, lãnh thổ Việt Nam   – Trung Quốc, Trương Nhân Tuấn cũng nói thêm rằng: Rút kinh nghiệm vụ Bản Giốc, Việt Nam không thể nào khai thác chung với Trung Quốc ở những nơi khác như Bãi Tư Chính được.

Theo tôi biết, khoảng từ bốn – năm năm nay, Việt Nam đã đưa ra một số chỉ dấu có ý nghĩa như là định hướng dư luận rằng Việt Nam và Trung Quốc ‘sẽ khai thác chung’ ở vùng Tư Chính. Theo tôi nghĩ, vùng Tư Chính đó quan trọng hơn cả về vấn đề kinh tế, chiến lược lẫn chủ quyền.” Ông Tuấn nói thêm.

Không chỉ Thác Bản Giốc, ông Tuấn cho biết Việt Nam đã chịu nhiều mất mát và thiệt thòi về đất đai và lãnh thổ, thua thiệt về chủ quyền quốc gia trước Trung Quốc.

Ông liệt kê một số địa điểm như Ải Nam Quan, mà nay theo ông đã lùi sâu ít nhất 300 mét về phía trong lãnh thổ của Việt Nam, so với mốc giới cũ biên giới giữa hai nước từ xa xưa, trong khi tại Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang, Việt Nam đã ‘để mất’ về tay Trung Quốc nhiều điểm cao ‘có tính chiến lược và quân sự’ như ở khu vực Núi Đất, Lão Sơn, mà từ đó Trung Quốc có thể ‘kiểm soát, chế ngự’ về mặt an ninh, quân sự, do thám với không chỉ Hà Giang mà cả tỉnh Cao Bằng.

Tất cả những cửa ải, Việt Nam đều bị thiệt hại, tất cả không ngoại lệ, tôi có thể kể ra như Nam Quan, Bình Nhi, Thủy Khẩu v.v… cửa ải ở Lào Cai, tôi không nhớ hết, nhưng tất cả những cửa ải lớn ở Việt Nam, thêm cả Ải Chí Mã nữa, đều bị mất về phía Trung Quốc hết. Đó là những điểm cực kỳ phi lý.

Theo nghiên cứu của ông Tuấn, Ông chỉ ra rằng:

Nếu dựa trên nền tảng của Hiệp ước Pháp – Thanh, Việt Nam thiệt hại khoảng 11.000 cây số vuông.

Nếu dựa trên sự phân định theo đường trung tuyến, theo quy định của quốc tế, Việt Nam cũng bị thiệt hại tương tự như vậy, cũng khoảng trên 10.000 cây số vuông.

Và nếu phân định theo đường trung tuyến có điều chỉnh, phần chênh lệch sẽ chia làm hai, thì Việt Nam bị mất khoảng từ 4.000 đến 5.000 cây số vuông trong Vịnh Bắc Việt.

Quang Minh – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> ĐakLak: cấp phép cho một công ty Trung Quốc đầu tư vào danh mục cấm.

>>> “Tôi đã hiểu vì sao người ta xin lỗi bác Trọng”

>>> Ông Tô Anh Dũng nộp lại 16 tỉ đồng tham nhũng

>>> “Cóc” còn nhiều nhưng ông Tô sẽ bắt được bao nhiêu?

Trụ trì chùa Phước Bửu bị công an đề nghị không đăng bài chỉ trích chính quyền trên Facebook.


Kasse animation 7.8.2023