Nguyễn Chí Vịnh, ông vua không ngai một thời giờ thành “cá mắc lưới” của đồng chí!

Ông Nguyễn Chí Vịnh nắm chức Tổng cục trưởng Tổng Cục 2 vào năm 2002, chỉ 2 năm sau khi ông được phong hàm Trung tướng ở tuổi 47. Từ khi lên nắm Tổng Cục 2, Nguyễn Chí Vịnh cho “quay nòng súng” chĩa vào đồng chí của mình. Từ thời Nguyễn Chí Vịnh, Tổng Cộng 2 phân thành 7-3, 7 phần cho việc đối nội và 3 phần cho việc đối ngoại. Đối ngoại chỉ là vấn đề đi tiền trạm, bắt mối với các nhà cung cấp vũ khí, và từ đó dẫn đường cho Bộ Quốc phòng đi đến ký kết hợp đồng.

Nguyễn Chí Vịnh, một thời là ông vua không ngai

Việc ông Nguyễn Chí Vịnh “quay nòng” vào đồng chí, đã giúp ông trở thành ông vua không ngai một thời. Cũng giống như ông Phạm Minh Chính hiện nay đang nắm chắc Tổng Cục 2, thì ông Nguyễn Tấn Dũng trước đây cũng vậy, nắm rất chắc Tổng Cục này.

Sự phối hợp giữa Nguyễn Chí Vịnh và Nguyễn Tấn Dũng giai đoạn từ 2006 đến 2009, đã giúp ông Nguyễn Tấn Dũng có chuyến đi Nga vào năm 2009, để ký hợp đồng 2 tỷ đô la mua 6 chiếc tàu ngầm Kilo của Nga. Hợp đồng này bị nghi là nâng khống giá để lấy lại quả, bởi Trung Quốc cũng đặt mua 4 chiếc, nhưng giá chỉ có 1 tỷ đô la, tính ra mỗi chiếc trị giá 250 triệu đô. Trong khi đó, giá tàu Kilo Việt Nam mua, trị giá lên đến 333 triệu đô la mỗi chiếc.

Ở nhiệm kỳ đầu, ông Nguyễn Tấn Dũng nắm chắc Tổng Cục 2, và biết khá nhiều thông tin mật về những vị lãnh đạo cao nhất của Đảng. Điều này góp phần không nhỏ làm cho ông Nguyễn Tấn Dũng trở nên lấn lướt hơn so với ông Nông Đức Mạnh ở Trung ương Đảng khóa 11, từ năm 2006 đến năm 2011. Ngoài ra, sức mạnh chính trị của ông Dũng không chỉ là nắm được những chuyện thâm cung bí sử của đồng chí, mà còn ở việc ông Dũng dùng sức mạnh kim tiền để gây ảnh hưởng chính trị.

Việc dùng một cơ quan tình báo để điều tra chuyện thâm cung bí sử của các đồng chí, dẫn đến một hệ quả tất yếu, đó là những đồng chí bị điều tra vừa sợ, vừa hận Nguyễn Chí Vịnh. Khi Nguyễn Chí Vịnh còn quyền bính, thì ông Vịnh sẽ khiến nhiều người sợ. Nhưng khi ông hết quyền lực, ông Vịnh sẽ bị các đồng ý ấy quay lại tìm cách cho ngậm miệng, nếu có thể. Làm ngành tình báo là phải chấp nhận số phận như vậy, với cái kết không có hậu.

Ông Vịnh rời Tổng Cục 2 vào ngày 27/2/2009, lúc đó, ông chỉ mới 52 tuổi và mang hàm Trung tướng. Ông Vịnh được cho lên chức, làm Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Bề ngoài thì cho lên chức, nhưng thực chất bên trong thì ông bị người ta điều ra khỏi hang ổ Tổng Cục 2, để các đồng chí trong Bộ Chính trị được “ăn ngon ngủ yên”.

Thường thì mỗi vị trí chỉ làm tối đa 2 nhiệm kỳ, tức là 10 năm. Tuy nhiên, ông Vịnh bị “giam” ở ghế Thứ trưởng Bộ Quốc phòng hơn 12 năm, khiến một số người nghi ngờ rằng, ông Vịnh bị “giam lỏng” tại vị trí này, đợi đến này về hưu. Vì nếu đưa ông Vịnh lên cao, ví dụ như chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, thì rất khó để cho các đồng chí của ông được yên ổn.  Ông Vịnh về hưu vào năm 2021 ở tuổi 64, bởi ông đã quá tuổi quy định để được vào Bộ Chính trị. Theo quy định, muốn vào Bộ Chính trị, yêu cầu không được quá 60 tuổi.

Với một người biết quá nhiều, sẽ khiến cho các đồng chí của ông trong Bộ Chính trị lo sợ, thì có người cũng dự đoán, ông Vịnh sẽ gặp nguy hiểm sau khi về hưu. Với người biết nhiều như ông, khi có quyền bính trong tay còn có thể tự bảo vệ mình. Một khi hết quyền bính, thì xem như, hàng rào bảo vệ bị mất đi, lúc đó, ông Vịnh có thể ngã bệnh bất cứ lúc nào.

Từ xưa đến nay, ngành tình báo không phải là ngành có cái kết tốt đẹp. Nhiều khi, các nhà tình báo thiện chiến không chết dưới tay kẻ địch, mà là chết dưới tay đồng đội. Mà hầu hết những cái chết đáng ngờ của những sếp ngành tình báo đều không được điều tra xét xử công bằng, bằng hệ thống tư pháp. Nghề tình báo là nghề rất dễ sinh nghề tử nghiệp.

Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)

 

Kasse animation 7.8.2023