Vụ Đắk Lắk, lính ông Tô mất phương hướng bắt người loạn xạ. Ngành Công an “cùi bắp”!

Theo một báo cáo bị rò rỉ trên mạng, thì lực lượng “rằn ri” đột nhập vào trụ sở Công an xã Ea Tiêu và Công an xã Ea Ktur, huyện Cư Kuin khoảng 30 người. Điều đáng nói là, trong ngành Công an, lực lượng cơ động cũng có trang phục rằn ri. Và hiện nay, tìm mua một bộ đồ rằn ri ngoài thị trường không hề khó. Điều đó chứng tỏ, việc mặc đồ rằn ri không phải chỉ có lực lượng tấn công vào 2 đồn công an kia, mà là bất kỳ người dân nào cũng có thể mặc, được miễn sao họ thích.

Báo cáo mật có 30 đối tượng mặc đồ rằn ri

Ngày 13/6, ông Tô Ân Xô, Trung tướng, người phát ngôn Bộ Công an, cho biết, tính đến sáng ngày 14/6, lực lượng chức năng đã bắt giữ 43 nghi phạm và 3 đối tượng đầu thú, liên quan đến vụ tấn công trụ sở Ủy ban Nhân dân xã ở Đắk Lắk. Như vậy, trong tay Công an, tính đến sáng 14/6 đã bắt giữ được 46 người.

Theo thông tin chúng tôi nhận được từ người bên trong cho biết, lực lượng công an vẫn đang tiếp tục truy bắt gắt gao, chứ chưa dừng lại. Điều đáng nói là, bà con vùng xảy ra cuộc tấn công chứng kiến, công an thấy ai mặc đồ rằn ri là bắt, có người thấy công an thì không chạy, và khi bắt, họ ngơ ngác không biết mình bị bắt vì lí do gì.

Như vậy, theo báo cáo mật, có 30 người tham gia vụ tấn công, mà giờ đây, công an đã bắt giữ đến 46 người, và còn đang tiếp tục bắt. Đây là dấu hiệu cho thấy, lực lượng Công an đang thực hiện tiêu chí “thà bắt lầm hơn bỏ sót”. Có thể nói rằng, chỉ có lực lượng công an kém cỏi nghiệp vụ mới bắt người bừa bãi như vậy. Qua cách điều tra, cách bắt người của Bộ Công an cho thấy, họ đang mất phương hướng, không biết đối phó như thế nào sau cuộc tấn công.

Vào ngày 6/11/2013, trong lúc trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội, ông Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội Nguyễn Đình Quyền nói rằng, cơ quan điều tra ở Việt Nam được coi là một trong số những cơ quan giỏi nhất thế giới, do phá án dựa vào nhân dân.

Chỉ có 30 người mặc đồ rằn ri nhưng bắt đến 39 người

Thực ra, ngành điều tra của nước nào cũng phải dựa vào dân. Họ dò la những thông tin từ người dân và thu thập đủ bằng chứng để lần theo dấu vết tội phạm. Tuy nhiên, cơ quan điều tra Việt Nam có giỏi nhất thế giới hay không, thì cần bằng chứng rõ ràng, chứ không thể nói suông. Không biết Công an Việt Nam giỏi nhất thế giới như thế nào, nhưng vì sao trong 3 năm lại bức cung nhục hình, làm chết 226 người trong khi tạm giam? Là cơ quan điều tra giỏi hàng top thế giới, sao phải mua vật chứng ngoài chợ để ghép tội cho Hồ Duy Hải?

Điều đáng nói là, công an làm chết 226 người khi tạm giam, nhưng không thấy khởi tố nhân viên điều tra về tội bức cung nhục hình. Vậy rõ ràng, sự yếu kém của ngành công an cũng bị bao che, thì lấy gì ngành này phát triển nghiệp vụ điều tra được? Nghiệp vụ kém nhưng vẫn có thể lập được thành tích phá án sớm, thì chỉ có thể dựa vào bức cung nhục hình mà thôi.

Rất nhiều vụ cho thấy, Công an Việt Nam cực kỳ yếu kém. Với lực lượng công an xã, có cả cấp tá, cấp úy, tụ tập đông đảo, mà không thể chống lại lực lượng tấn công, để bị chết đến 6 mạng người, thì đấy là một lực lượng “cùi bắp”. Và càng “cùi bắp” hơn, khi mà sau vụ án, công an bắt bớ loạn xạ theo kiểu “thà bắt lầm hơn bỏ sót”, thì đấy lại là có thêm một bằng chứng nữa.

Với núi tiền dành cho Bộ Công an, không biết lực lượng này làm gì để trở nên tinh nhuệ? Thời kỳ này là thời kỳ của những kẻ trục lợi, chứ có phải là thời của những kẻ thực hiện nhiệm vụ đúng nghĩa đâu? Với ông Tô Lâm, Bộ Trưởng Bộ Công an, cũng thế. Không biết ông Trọng có chất vấn ông Tô Lâm về núi tiền mà ông Tô đã tiêu như thế nào, mà lại để cho sức chiến đấu của ngành công an bệ rạc như vậy?

Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)

Link tham khảo:

https://vietnamnet.vn/co-quan-dieu-tra-vn-thuoc-dien-gioi-nhat-the-gioi-148252.html

 

Kasse animation 7.8.2023