Cổ vật Việt Nam bị rao bán ở Trung Quốc

Link Video: https://youtu.be/FITZiDDu0x0

Ngày 19/4, BBC Tiếng Việt có bài về tình trạng các đạo sắc phong cổ của Việt Nam bị rao bán trên mạng ở Trung Quốc của tác giả Huyền Trân.

Theo BBC, có 2 đạo sắc phong mang giá trị lịch sử quan trọng của Việt Nam sẽ bị đấu giá vào ngày 22/04 tới tại Trung Quốc, và hai chuyên gia về di sản ở Việt Nam bày tỏ sự “bất bình” và “đau xót” khi chứng kiến cổ vật bị “chảy máu”.

BBC dẫn lời ông Trần Ngọc Đông, thành viên tích cực của cộng đồng bảo vệ di sản Việt cho biết, có 89 đạo sắc phong đã được giao dịch xong tại Trung Quốc từ năm 2016 đến 2021.

Trên website của công ty bán đấu giá Thượng Hải Dương Minh, khi dùng từ khóa “Việt Nam” thì có 203 mặt hàng “cổ chỉ“, tức giấy tờ xưa của Việt Nam, và có tất cả lịch sử các lần gõ búa bán đấu giá.

Trong khi đó, BBC cho hay, Cục Di sản Việt Nam và các cơ quan chức năng cho biết đang xác minh vụ việc.

Sắc phong là loại văn bản của nhà vua phong chức tước, khen thưởng, hay phong thần và xếp hạng các vị thần. Được sắc phong là một vinh dự to lớn cho bất kỳ ngôi làng, địa phương nào. Có hai loại sắc phong là sắc phong chức tước và sắc phong thần, được lưu giữ trong các ống quyển tại những ngôi đình.

BBC cho biết, trong 12 đạo sắc phong Việt Nam bị rao bán vào ngày 22/4, gồm một sắc phong đời Hậu Lê và 11 sắc phong đời Nguyễn có các niên hiệu từ Thiệu Trị đến Khải Định. Các sắc phong này đến từ Phú Thọ; Hải Dương; Hà Nội; Hà Nam; và Thái Bình.

 

Hình: Những đạo sắc phong Việt bị rao bán trên website bán đấu giá Trung Quốc

BBC dẫn lời Tiến sĩ Trần Đình Hằng, Phân Viện Trưởng, Phân Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam tại Huế, rằng “Đây là những văn bản di sản vô cùng quan trọng, quý giá, không chỉ cho mỗi một địa phương mà còn cho cả Việt Nam, vì góp phần kết nối, phản ánh rõ nét diện mạo lịch sử và văn hóa Việt Nam.”

Các đạo sắc phong đã và sắp bị đấu giá đề cập trực tiếp tới nhiều vị thần linh Việt Nam đặc biệt, như Từ Đạo Hạnh, Tản Viên Sơn tam vị, Bạch Thạch, Minh Kính, Thành Hoàng, Sùng Cơ Tiên Hoàng Đế, Kim Ngô Đại tướng quân… xuất phát từ vùng đất Tổ Phú Thọ và vùng văn minh châu thổ sông Hồng”.

BBC dẫn nguồn từ Ban quản lý đền Quốc Tế, xã Dị Nậu, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ, cho biết, trước đây Ban quản lý này đã đăng tải trên mạng xã hội về vụ mất trộm 39 đạo sắc phong xảy ra vào tháng 5/2021.

Đền Quốc tế nổi tiếng với di sản sắc phong đồ sộ, là một trong những ngôi đền có số lượng sắc phong nhiều nhất tỉnh Phú Thọ. Trong đó, sắc phong cổ nhất từ thời vua Lê Chân Tông. Điều may mắn là 39 đạo sắc phong bị mất đã được chụp lại và lưu giữ hình ảnh đầy đủ.

Ông Trần Ngọc Đông cho BBC biết, sau 2 năm kể từ khi bị mất cắp, ngày 11/4, ông phát hiện trên Facebook giới thiệu bản dịch sơ qua một đạo sắc đời Tự Đức, đặc biệt trên hình của đạo sắc có chèn thêm hình ảnh bản quyền của đơn vị đấu giá. Theo ông Đông, nếu tất cả các sắc phong được đánh mã số quản lý và được liệt vào tài sản quốc gia, thì sẽ không có hiện tượng một số sắc phong bị kẻ gian trộm cắp, hạn chế được một số “nhà sưu tầm” lưu trữ, trao đổi cho nhau như sở hữu tư nhân.

Trong khi đó, BBC dẫn lời Tiến sĩ Trần Đình Hằng cho biết, việc rao bán cổ vật ở Việt Nam không phải là vấn đề mới.

Rất buồn, vô cùng đáng tiếc, đặc biệt là những văn bản chính thống của cha ông đúng nghĩa là phương diện quốc gia thiêng liêng, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc và bản lĩnh quốc gia Đại Việt – Đại Nam một thời, nay lại bị rao bán ở hải ngoại.”

Tiến sĩ Trần Đình Hằng cho rằng, Việt Nam “cần khẩn cấp xây dựng quy chế, hiện thực hóa việc cấp Căn cước di sản văn hóa” và “hồi hương khẩn cấp” số đạo sắc phong này.

Tiến sĩ Đông nói với BBC, bản thân “rất bất bình và đau xót khi một biểu tượng tinh thần và văn hóa bị chà đạp và mong muốn cần có quy định quản lý chặt chẽ sắc phong từ cấp nhà nước“.

Hình: Bài trên BBC

Minh Vũ – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Đường thất bại mở ra trước mắt Nguyễn Thanh Nghị, chú ngựa non vừa hí vừa cắm đầu chạy

>>> Không ăn thịt nhưng “uống thuốc liều”, Tô Đại tướng bị hóc xương voi

>>> Ngàn lá bùa thần linh thua một bùa “cụ Tổng”. Lê Thanh Thản coi tòa như không

>>> Quê hương cố Chủ tịch Trần Đại Quang khai quật “thây ma” Hợp tác xã

Những chiêu trò tàn độc của ông chủ Tân Hiệp Phát


Kasse animation 7.8.2023