Ai bao che cho những kẻ phản quốc, ăn cắp di sản quốc gia đem bán ngoại bang

Những ngày gần đây, báo chí trong nước và cả mạng xã hội cũng đã lên tiếng về vụ Viện Hán Nôm làm mất hơn 100 cuốn sách cổ. Khởi đầu là facebooker Nguyễn Xuân Diện thông báo hiện tượng mất sách cổ nghiêm trọng tại viện này trên trang cá nhân của mình. Sau đó đã thu hút được sự quan tâm của mạng xã hội và báo chí trong nước.

Có thể nói, những cuốn sách cổ được lưu giữ tại Viện Hán Nôm là  báu vật quốc gia. Bao nhiêu người có chức có quyền trong Viện Hán Nôm, như ông Nguyễn Tuấn Cường, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Viện trưởng; ông Nguyễn Hữu Mùi, Tiến sĩ, Phó Viện trưởng; ông Nguyễn Công Việt, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Chủ tịch Hội đồng Khoa học; ông Nguyễn Hữu Mùi, Tiến sĩ, Tổng Biên tập Tạp chí Hán Nôm, không hề hé răng lên tiếng, cho đến khi tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện đưa vụ việc này lên mạng xã hội.

Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện phát hiện sách cổ Viện Hán Nôm được trang mạng Trung Quốc rao bán

Nhiệm vụ của Viện Hán Nôm là bảo tồn, nghiên cứu và khai thác các tư liệu Hán Nôm. Việc này như là bảo tồn nguồn cội của ngôn ngữ và văn hóa Việt. Những tài liệu được lưu trữ trong Viện này là báu vật quốc gia. Tuy nhiên đã có hiện tượng trộm sách cổ đem bán cho nước ngoài, mà đặc biệt là bán cho Trung Quốc, quốc gia chưa bao giờ từ bỏ dã tâm thôn tính Việt Nam.

Để đồng hóa Đại Việt thành một quận huyện của Trung Quốc, thì điều quan trọng nhất là họ xóa bỏ văn hóa Việt, làm dân Việt mất gốc văn hóa, sau đó mới xâm chiếm và đồng hóa. Như vậy Viện Hán Nôm để mất sách cổ thì những người đứng đầu Viện này phải chịu trách nhiệm và không loại trừ trong nhóm lãnh đạo của Viện này có kẻ tiếp tay cho giặc xóa bỏ văn hóa Việt.

Ngày 12/4, trang Facebook Nguyễn Xuân Diện cho biết, “Một trang mạng của Trung Quốc có hẳn chuyên mục bán sách cổ của Việt Nam, có cuốn đến 80 nghìn nhân dân tệ (gần 300 triệu Đồng)”. Bảo vật quốc gia bị bọn phản quốc đang làm vai trò lãnh đạo trong Viện Hán Nôm tiếp tay tuồn ra ngoài. Để những thành phần này làm công tác bảo tồn Hán Nôm thì thật là nguy hiểm.

Ngày 23/10/2022, Nhà đấu giá Millon (Pháp) và trang Drouot.com đưa thông tin về việc bán đấu giá chiếc kim ấn Hoàng đế Chi bảo, được cho là thuộc triều đại của vua Minh Mạng. Cuộc đấu giá dự kiến tổ chức vào lúc 11h (giờ Paris) ngày 31/10/2022, với giá khởi điểm từ 2 đến 3 triệu euro (khoảng từ 48 tỉ đến 72 tỉ đồng).

Chiếc kim ấn này đã trải qua một số phận ly kỳ trước khi lưu lạc đến nước Pháp. Khi tuyên bố thoái vị vào ngày 30/8/1945, vua Bảo Đại đã trao kim ấn Hoàng đế Chi bảo, cùng thanh Bảo kiếm Hoàng gia, bàn giao cho chính quyền Cách mạng. Người đại diện Chính phủ Cách mạng nhận hai báu vật này là ông Trần Huy Liệu. Tuy nhiên, Chính phủ Cách mạng này lại để thất lạc hai bảo vật, và khiến nó một lần nữa quay trở về với gia đình Hoàng gia cuối cùng của Việt Nam.

Như vậy, chiếc kim ấn và bảo kiếm là hai vật tượng trưng cho việc chuyển giao quyền lực từ triều đình Nhà Nguyễn sang chính quyền Cách mạng thời 1945, cũng có nghĩa là chính quyền Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ngày nay. Việc để cho hai bảo vật này thất lạc thể hiện sự thiếu tôn trọng của chính quyền đối với bảo vật, với truyền thống dân tộc.

Kim ấn nhà Nguyễn rơi vào tay Cộng sản và cuối cùng bị đem bán

Từ khi mới thành lập cho đến nay, và Đảng Cộng sản đã cai trị Việt Nam gần 80 năm, nhưng họ có xem tổ quốc là trên hết hay không? Câu trả lời là không.

Đảng Cộng sản chỉ xem quyền lợi của Đảng là trên hết, chứ không xem trọng quyền lợi quốc gia. Câu nói quen thuộc của ông Tổng Bí thư và những lãnh đạo khác là “toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta”. Câu nói của họ luôn đặt Đảng lên trên toàn dân. Và với một Đảng như vậy, họ có sinh ra những con người xem tổ quốc là trên hết được hay không?

Đất nước Việt Nam thật là bất hạnh khi bị Đảng Cộng sản cai trị. Báu vật quốc gia bị xem thường, bị xem như những món hàng đem bán để kiếm tiền bỏ túi. Nước Việt mất bản sắc Việt cũng là bởi bọn này.

Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)

Kasse animation 7.8.2023