Ông Tổng bại. 10 năm đặt bẫy, chuột càng sinh sôi và càng phàm ăn

Ngày 3/1/2014, thay mặt Bộ Chính trị, ông Nguyễn Phú Trọng đã kí ban hành Chỉ thị số 33 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, đối với việc kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản của quan chức. Chỉ thị này được ban hành như là một loại luật, có thể tạm gọi là “luật bẫy chuột”, bởi Chỉ thị này được ông Nguyễn Trọng đưa ra trong lúc đối thủ chính trị của ông đang mang tai tiếng về tham nhũng làm dân chúng bất mãn rất lớn.

Tài sản của quan chức là tài sản tham ô mà có, kiểm tra tài sản và truy cho ra nguồn gốc, thì e quan chức nào cũng bị dính. Chỉ cần lấy tài sản nổi của quan chức mà chia cho mức lương họ nhận được, thì ra ngay mà thôi. Ít thì cũng bằng trăm năm tiền lương, mà nhiều thì cũng có thể lên đến cả ngàn năm tiền lương chứ không ít.

Kê khai tài sản quan chức, một chính sách thất bại toàn diện

Từ khi ký ban hành Chỉ thị số 33, thì lại xuất hiện nhiều quan chức xây biệt phủ bằng “buôn chổi đót”, xây biệt phủ bằng “chạy xe ôm”, và xây biệt phủ bằng cách “làm thối móng tay” vv… hàng loạt quan chức có tài sản bất minh không hề giải trình hợp lý, nhưng chưa thấy Đảng của ông Nguyễn Phú Trọng xử lý trường hợp nào đến nơi đến chốn. Đấy là thất bại thảm hại của cái gọi là Chỉ thị số 33 mà ông Nguyễn Phú Trọng đã kí ban hành cách đây 9 năm.

Mới đây, ông Phan Đình Trạc – Trưởng Ban Nội chính Trung ương ký ban hành kế hoạch tổng kết việc thực hiện Chỉ thị số 33. Mục đích của việc này là nhằm đánh giá tình hình, kết quả đạt được, hạn chế, khuyết điểm, khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm sau gần 10 năm thực hiện Chỉ thị số 33.

Có thể nói, Chỉ thị số 33 là một chỉ thị thất bại ê chề. Vì thế mà ông Trạc mới thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án “Tổng kết việc thực hiện Chỉ thị số 33 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản”, để thay thế cho Chỉ thị số 33.

Thực ra Chỉ thị 33 chỉ là văn bản, vấn đề là người đứng đầu chỉ đạo thực hiện như thế nào. Dù cho có viết lại mà công tác chỉ đạo yếu kém thì tình hình vẫn thế. Cho nên, vấn đề không phải là viết lại, mà là thay đổi cách thực hiện.

Từ khi Chỉ thị 33 ra đời thì chuột càng ngày càng nhiều, trước đây tham nhũng trăm tỷ là lớn, nay tham nhũng ngàn tỷ không phải là hiếm. Lò ông Trọng dựng lên đốt mãi mà vẫn không hết củi, thì điều đó cũng là minh chứng hùng hồn cho thất bại của Chỉ thị 33.

Thông thường để bẫy được chuột, người ta phải dùng mồi để dụ. Tuy nhiên, bẫy dỏm không diệt được chuột thì kết quả là chuột đớp được mồi. Riết rồi chuột không sợ bẫy nữa và cứ thấy bẫy là chúng lại tìm cách vớ lấy mồi, loại bẫy như thế này chỉ làm cho chuột thêm no bụng và sinh sôi nảy nở càng nhiều.

Ở Việt Nam, vị trí như ông Nguyễn Phú Trọng được xem như là vua, ông Trọng sẽ không bị ai đánh giá năng lực, không ai có thể kỷ luật ông vì ông đã để cho chuột sinh sôi nảy nở. Đánh chuột chỉ là phần ngọn, không cho chuột tồn tại mới là cái gốc. Việc chống tham nhũng của ông Nguyễn Phú Trọng là công việc nuôi gốc hớt ngọn. Nếu cứ cách làm như thế này thì mãi mãi không diệt được tham nhũng.

Khi nào còn sự lãnh đạo của Đảng thì tham nhũng vẫn tồn tại. Bởi với mức lương chết đói mà Đảng Cộng sản trả cho người làm quan chỉ ngang bằng lương thợ hồ. Tuy nhiên, thợ hồ thì sống ngày hai bữa còn khó, nhưng quan chức thì nhà lầu và ô tô đắt tiền nhan nhản. Đảng Công sản ra đủ thứ văn bản chống tham nhũng, nhưng trong cơ chế có vô số kẽ hở để quan chức trục lợi. Vì thế, việc chống tham nhũng ở Việt Nam chỉ là như công dã tràng, không bao giờ thực hiện được.

Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)

Link tham khảo:

https://vietnamnet.vn/tong-ket-ke-khai-tai-san-thu-nhap-cua-nguoi-co-chuc-vu-quyen-han-2115362.html

Kasse animation 7.8.2023