Lật lại hồ sơ: Năm 2014, “cá gộc” Nguyễn Thị Thanh Nhàn thoát nạn tại Sài Thành như thế nào?

Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn được mệnh danh là “vua trúng thầu”, đi đến đâu, bà đều giật thầu thành công. Hầu hết các dự án mà bà Nhà trúng thầu tập trung vào năm 2017. Tuy nhiên, từ năm 2012, bà Nhàn đã giật dễ dàng gói thầu cung cấp cho bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh, thời ông Phạm Minh Chính làm Bí thư Tỉnh ủy.

Ở vụ án AIC trúng thầu tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn thao túng từ Bí thư, Chủ tịch rồi đến các giám đốc sở liên quan.

Tương tự, vụ trúng thầu tại Quảng Ninh rất có khả năng từ Bí thư trở xuống cũng dính. Có điều là, Bí thư thời đó là ông Phạm Minh Chính, hiện đang là Thủ tướng Chính phủ. Cho nên, có thể nói, vụ án AIC tại Quảng Ninh là vụ án khó đối với ông Tô Lâm, dù cho ông Tô Lâm đã điều Đinh Văn Nơi về Quảng Ninh, rồi thăng hàm cấp tướng cho ông này.

Cho đến nay, chỉ mới có vụ án bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn trúng thầu ở Đồng Nai là đã điều tra xong và đã đưa ra xét xử. Tuy nhiên,  còn rất nhiều vụ án khác, nếu lục lại sẽ chấn động không thua gì vụ Việt Á, vụ Chuyến bay giải cứu. Các vụ lớn còn lại, ngoài vụ tại Quảng Ninh, thì bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn cũng dính đến chính quyền TP. HCM. Thời kỳ này ông Lê Hoàng Quân làm Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố và ông Lê Thanh Hải làm Bí thư Thành ủy.

Có lẽ dân TP. HCM mà có con học lớp 1, 2 và 3 vào năm 2014, vẫn còn nhớ Đề án “Sách giáo khoa điện tử và máy tính bảng cho học sinh tiểu học lớp 1, 2, 3” của Sở Giáo dục và Đào tạo TP. HCM. Đây là vụ “hút máu” phụ huynh, khi mà Sở Giáo dục TP. HCM đã ép học sinh mua máy tính bảng tích hợp sách giáo khoa, trị giá từ 3 đến 4 triệu đồng/máy.

Tuy nhiên sau đó, đề án này bị phanh phui là thổi giá, vì giá thật của máy tính bảng khi nhập về Việt Nam sau thuế, chỉ có giá 900 ngàn đồng/máy. Dự án này trị giá 4.000 tỷ hứa hẹn nhóm lợi ích Sở Giáo dục Đào tạo TP. HCM và bên cung cấp chia nhau hơn 3.000 tỷ đồng.

Sau đó, nhiều quan chức Sở Giáo dục TP. HCM bị kỷ luật, nhưng “tung tích” nhà cung cấp máy tính bảng cho chính quyền bị giấu nhẹm, báo chí không dám nhắc tên. Và sự thật, đấy chính là AIC của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn. Vậy bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn là thế lực gì mà quan chức “dính chưởng” còn bà lại thoát nạn?

Ngày đó, ắt bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn phải rất quyền lực. Kể từ năm 2012 bà Nhàn đã làm ăn với Quảng Ninh, và đến 2014 bà làm ăn với TP. HCM, toàn là những tỉnh thành lớn, giàu có. Khi đó, ông Phạm Minh Chính đang là Bí thư Quảng Ninh, ông Chính chưa có vai trò bao trùm cả nước như ngày nay.

Có ý kiến cho rằng, nhóm lợi ích bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Chí Dũng và Phạm Minh Chính đang lộ dần hiện nay, vẫn chỉ là phần nổi của tảng băng. Phần chìm có thể có nhân vật lớn hơn, bao trùm cả Việt Nam giai đoạn 2012 – 2015, thì mới giúp bà Nhàn thắng thầu rộng rãi như thế. Có thể ngày nay ông Phạm Minh Chính là người quyền lực cao nhất, nhưng ngày đó, có thể có người cao hơn ông Phạm Minh Chính điều khiển.

Ai đã giúp bà Nhàn không bị công an động đến vào năm 2014? Năm 2014, ông Trần Đại Quang làm Bộ trưởng Bộ Công an. Tại sao ông Quang không khởi tố bà Nhàn khi đó? Và tại sao ông Nguyễn Chí Dũng Giám đốc Công an TP. HCM khi đó không bắt?

Vụ án AIC của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn rất phúc tạp, chưa chắc chỉ có những quan chức đương nhiệm liên quan, mà cả các cựu quan chức. Không những dính đến địa phương, mà có thể dính rất lớn đến những thế lực Trung ương.

Chính quyền Cộng sản là thế, họ thấy sâu nhưng không bắt, để đến khi sâu ăn tàn phá hại họ mới bắt. Mà bắt không vì một chính quyền trong sạch mà vì tranh nhau miếng bánh quyền lực.

Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)

Link tham khảo:

https://www.doisongphapluat.com/de-an-may-tinh-bang-4000-ty-lanh-dao-cong-ty-phu-nhan-lien-quan-a48297.html

https://www.intermati.com/forum/showthread.php?t=1619850

 

Kasse animation 7.8.2023