Link Video: https://youtu.be/XIWKfWcUTgo
Một tỷ đồng Việt Nam thì phải dùng bao tải mới đựng được, 30 ngàn tỷ đồng tiền Việt Nam thì phải dùng container mới chuyển hết. Thậm chí cần phải chuyển nhiều đợt. Trên báo chí thông báo rằng, một nhóm gồm 13 người do Nguyễn Thị Nguyệt cầm đầu đã chuyển số tiền đến 30 ngàn tỷ ra nước ngoài. Đấy là vụ án vô cùng khó hiểu, khó hiểu bỡi thông tin của nó.
Khó hiểu thứ nhất, số tiền chuyển quá lớn thì rất khó chuyển lậu nên nói số tiền 30 ngàn tỷ được vận chuyển như hàng hóa xuất nhập cảng thì rất vô lý. Điều khó hiểu thứ nhì, là tiền Việt Nam khi ra khỏi biên giới là giấy lộn vì tiền Việt Nam vô giá trị trong giao dịch quốc tế. Có ai lại bỏ một khoản tiền vô cùng lớn để biến nó thành vô giá trị rồi bị nhà nước bắt bị chuyển hàng lậu không?
Theo cáo trạng, từ năm 2016, nắm bắt được nhu cầu thuê chuyển tiền trái phép ra nước ngoài, Nguyễn Thu Nguyệt mua hồ sơ tạm nhập, tái xuất của Phạm Hữu Thuật để hợp thức việc chuyển tiền trái phép ra nước ngoài thông qua pháp nhân của hai công ty. Đó là Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ XNK Đại Phát và Công ty TNHH Đầu tư kinh doanh thương mại và XNK Đại Phát. Thuật và Nguyệt thỏa thuận, mỗi bộ hồ sơ tạm nhập, tái xuất để chuyển tiền trái phép ra nước ngoài, Thuật bán cho Nguyệt với giá từ 30-40 triệu đồng.
Nguyễn Thu Nguyệt đã lợi dụng bộ hồ sơ tạm nhập tái xuất với đối tác bên Trung Quốc để chuyển tiền đi dưới dạng thanh toán cho đối tác. Ban đầu các tờ báo tung tin là chuyển lậu tiền làm người dân không hiểu rằng, đấy chỉ là cách giật tít câu view, thực chất là họ vẫn chuyển tiền cho đối tác theo phương thức thanh toán hợp đồng. Như vậy bên Việt Nam đóng vào tiền Việt bên nước ngoài nhận ngoại tệ. Vậy đây là hình thức vận chuyển và đổi tiền bằng cách trá hình.
Như vậy là không có tiền Việt Nam nào đem ra nước ngoài cả mà thực tế đây là sự chuyển khoản. Đây là kẽ hở của luật pháp, người ta dùng những bộ hồ sơ được bán và kê khai hợp pháp mà bảo là chuyển tiền lậu thì không thỏa đáng. Chính quyền Việt Nam cần phải xem lại nền tảng pháp lý thế nào để chấn chỉnh chứ không phải bắt người trấn lột tiền của họ.
Như vậy là bài toán “Container tiền chui lỗ kim” là vậy, lỗ kim ở đây là nền tảng pháp lý. Nếu để số tiền trị giá hàng tỷ đô la chui qua được thì đó là kẻ hở dành cho khủng long chứ chưa chắc gì là lỗ kim. Chính quyền đã hốt nhóm biết lợi dụng kẽ hở pháp luật này, và tất nhiên là tịch thu tang vật.
Vì lỗ hổng luật pháp mà tịch thu tiền của nạn nhân thì đó là bẫy. Thay vì sửa chữa bản thân, Đảng Cộng sản lại triệt hạ ai lợi dụng cái sai sót của họ. Đây là cách hành sử không công bằng, bởi vì phía sai là nhà nước lại hốt tiền còn phí phát hiện ra lỗ hổng lại bị mất tiền.
Nhà nước Cộng Sản là nhà nước trục lợi, không cần phải giải thích nhiều, chỉ cần nhìn vào các vụ án tham nhũng trải dài từ năm này đến năm khác thì biết nhà nước Việt Nam có vì dân hay không?
Năm 2017, ông Mai Tiến Dũng – Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đã có phát biểu rất thực rằng “Nếu sai, chúng ta xin lỗi dân, nếu dân làm sai dân hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật”. Nhà nước CS là nhà nước trục lợi, nền nó tự cho nó cái quyền sai, sai nghiêm trọng lắm thì xin lỗi một tiếng là xong, còn dân thì dù lỗi rất nhỏ cũng phải bị pháp luật triệt hạ. Có người ăn cắp con vịt, ăn cắp buồng chuối thôi cũng bị tù giam. Còn nhiều ông quan ăn cắp nhân dân hàng trăm tỷ, hàng ngàn tỷ thì chỉ bị án tụ nhẹ, hoặc tù treo. Đó là suy nghĩ đã ăn sâu vào trong nếp suy nghĩ của người Cộng sản.
Đảng Cộng Sản, họ dùng pháp luật trị dân nhưng họ lại tự đặt họ ngoài vòng pháp luật. Họ tự cho họ cái quyền được hưởng mọi thứ còn người dân thì hoàn toàn không có quyền đó.
Minh Tâm – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Trùm cuối lộ diện, đến Nguyễn Phú Trọng phải “co vòi” vì đối thủ quá mạnh?
>>> Quật Chu Ngọc Anh trước, quật đàn em Chu sau, ông Trọng đang đổi chiến thuật với ý đồ gì?
>>> Nóng! Ông Trọng cho khai hỏa nhắm vào Bộ Giáo Dục, Nguyễn Kim Sơn xanh mặt vì sợ giống Chu?
Ông Trùm ở xó nào? Boongke nào giúp Vũ Đức Đam vô hiệu hóa đòn hiểm của ông Trọng?