To chuyện, “bác sĩ Khoa” bị truy, liệu có phanh phui được ổ lừa đảo không?

Có thể nói rằng chuyện hư cấu bác sĩ Khoa rút ông thở của mẹ mình để cứu sản phụ song thai hiện nay đã có dấu hiệu cho thấy, khả năng đây là một ổ lừa đảo đaong dựng kịch bản rất hoàn hảo nhưng bị sớm bại lộ.

Hiện nay trên mạng ảo, người ta nghĩ ra rất nhiều trò để lừa đảo. Họ biết đánh vào sự nhẹ dạ cả tin của cư dân mạng mà thực hiện kế hoach. Nhóm của ‘bác sĩ Khoa’ dựng chuyện rất công phu và bài bản. Có cả các KOLs phụ họa tọa nên một hiện tượng phát tán trên mạng xã hội nhanh khủng khiếp.

Hình ảnh của “bác sĩ Khoa” kute thực ra là bác sĩ Toh Wei Seong làm việc tại đại học NUHS bên Singapore. May mà cộng đồng mạng phanh phui ra được, nếu không thì trò lừa đảo này lại tiến rất xa, lúc đó nhiều người gởi tiền vào những tài khoản quyên góp thì xem như mất tiền.

Ở đất nước Việt Nam, người nổi tiếng hành nghề lừa đảo tràn lan. Họ lợi dụng thiên tai để quyên góp tiền bỏ túi không phải là ít. Đấy là những người nổi tiếng, đứng trước cám dỗ đồng tiền họ còn mờ mắt thì đối với những người vô danh họ còn tham lam đến cỡ nào. Ở tại đất nước Việt Nam, cứ hễ có có hội là người ta lừa nhau tạo nên một xã hội bất an nhìn đâu cũng thấy cạm bẫy.

Nhóm của “bác sĩ Khoa” với người có tên Phong Lam được cho là những kẻ chủ mưu dựng lên những câu chuyện lấy nước mắt cư dân mạng, từ đó kêu gọi quyên góp từ thiện, giúp đỡ những hoàn cảnh mà nhóm này tự vẽ ra.

Câu chuyện về nhóm của Lam nuôi một bà cụ bán vé số không nơi nương tựa, sau khi chồng và con mắc bệnh ung thư qua đời, bà cụ sau đó cũng bị đột tử. Một facebook trong nhóm đăng đàn kêu gọi ủng hộ, quyên góp tiền làm đám tang cho cụ. Dưới lời kêu gọi kèm theo số tài khoản của một người tên Nguyễn Thị Minh Thy. Rất nhiều người đã chuyển tiền ủng hộ sau lời kêu gọi đẫm nước mắt này.

Có thể nói nhóm này đã rất có nghề khi viết được một kịch bản như thế. Có khả năng nhóm này là những nhà báo hoặc nhà văn bàn bạc để  đưa ra một sản phẩm trông rất hoàn hảo như vậy.

Nick ảo “bác sĩ” Trần Khoa

Kịch bản cho trò lừa đảo rất công phu.

Đâu chỉ câu chuyện bác sĩ rút ổng thở của mẹ cho người phụ nữ song thai, mà trong một loạt sê ri kịch bản này có cả câu chuyện chính bản thân Lam bị ung thư máu từ nhỏ, câu chuyện về người anh trai bị bệnh mất từ lúc mới sinh ra, ước mơ làm bác sĩ và được ba hiến tuỷ để cứu sống mình và sau đó Lam sang Singapore theo đuổi giấc mơ bác sĩ như thế nào… đều được Lam tổng hợp cả mấy trang như một tấm gương vượt lên số phận gửi cho tất cả những người mà cô ta quen được.

Trong bản tóm tắt cuộc đời dài cả chục trang giấy, mà Lam gửi cho tôi, Lam kể bố đã quyết tâm bán nhà đưa con gái sang Singapore chữa bệnh, làm đủ mọi nghề từ phụ hồ đến bán gà rán, hiến tuỷ cứu con gái nên bị liệt chân. Tất cả, nhằm mục đích kêu gọi từ thiện dưới cái danh nghĩa quỹ ung thư 82”- Chị T, một doanh nhân đã đưa ra lá thư dài chục trang giấy mà Lam đã gửi cho chị và cho biết, chị đã ủng hộ vào quỹ này 5 triệu đồng và kêu gọi bạn bè ủng hộ nữa.

Chiều 9/8, trao đổi với Tiền Phong, chị Nguyễn K.L, ở TPHCM cho biết chị là nạn nhân của nhóm “bác sĩ Khoa”. Theo chị L. vào đầu tháng 7/2020, chị đọc trên facbook của một người bạn học cùng khoá thì phát hiện Phong Lam vào comment trên facebook của bạn mình. “Tôi vào facebook PhongLam xem thì thấy người này toàn viết những câu chuyện về cuộc đời mình, bố của mình bị ung thư. Sau đó, tôi có trao đổi với người này về một số bệnh tật”- chị L. kể lại. Cuối tháng 7/2020, PhongLam nhắn cho chị L. chuẩn bị tổ chức trung thu cho các cháu mắc bệnh ung thư máu, và chị cùng nhóm “thiện nguyện 82” sẽ làm bánh bán để quyên tiền cho các em trị bệnh.

Tin nhắn của Phong Lam và Nguyễn Thị Minh Thy với chị Nguyễn K.L ở TPHCM để chuyển tiền hỗ trợ vào quỹ 82

Trò lấy nước mắt trước lấy tiền sau

Rất nhiều người đánh giá rằng, nếu không vì lừa đảo thì không bao giờ họ vẽ ra những vở kịch bi thương để lấy nước mắt người khác. Một khi bị thuyết phục bằng nước mắt, thì nạn nhân có thể móc hầu bao ra ủng hộ. Chuyện toàn xã hội ủng hộ thì làm giàu rất nhanh.

Người đầu tiên ủng hộ đó là chị L. ủng hộ 5 triệu đồng, kêu gọi các bạn bè ở TPHCM ủng hộ người 1 triệu, người 2-3 triệu đồng. “Số tiền ủng hộ của nhóm tôi đều thông qua tài khoản có tên Nguyễn Thị Minh Thy ở Bến Tre. Đến tháng 8/2020, Thy còn gọi cho tôi để trình bày rằng nhóm đang tổ chức hoạt động nhưng thiếu 300 phần quà, tôi ủng hộ qua tài khoản của Thy 2 triệu đồng và nhiều người quen của tôi cũng ủng hộ”- chị L. kể lại.

Một bức thư dài 6 trang được Phong Lam gửi đến cho những người quen biết kể về hành trình cô điều trị ung thư và những người đang mắc căn bệnh này để sau đó kêu gọi hảo tâm.

Theo chị Nguyễn K.L, đầu năm 2021, nhóm này còn kêu gọi nhiều người quyên góp vào các chương trình ung thư của “quỹ 82” nhưng sau khi tìm hiểu thấy có nhiều bất thường nên chị L. không tham gia.

Theo thông tin cùng số điện thoại của PhongLam và Nguyễn Thị Minh Thy mà chị L. cung cấp nhưng khi người ta liên lạc thì tất cả đã khoá máy, facebook và zalo đều không tồn tại.

Câu chuyện về “bác sĩ Trần Khoa” rút ống thở của mẹ để nhường sự sống cho sản phụ nguy kịch sắp sinh lan trên facebook, cũng là một trong vô số những chiêu lừa đảo đó. Hình ảnh đại diện trên facebook của “bác sĩ Khoa” là của một tiến sĩ chuyên về nha khoa của Singapore có tên là Toh Wei Seong làm việc tại đại học NUHS bên Singapore. Các thành viên mà “bác sĩ Khoa” sau khi đăng bài rồi tag các facebook như PhongLam, Thy Nguyễn… vào đều đã “biến mất”.

Theo tìm hiểu của phóng viên, tất cả những facebook trong nhóm đều có chung một đặc điểm, phần lớn là lấy hình của các giáo sư đầu ngành về y khoa của Singapore, Đài Loan (Trung Quốc) hay Úc ghép vào.

Phong Lam hay Trần Khoa, không biết có ngoài đời thật hay không, hay chỉ có trong những mảnh đời được hư cấu nhằm mục đích lợi dụng lòng người của một nhóm lừa đảo. Duy chỉ có cái tên facebook Thy Nguyễn là có thật, vì cái tên này có số tài khoản mang tên Nguyễn Thị Minh Thy, được công khai để “gom” tiền của các mạnh thương quân, người chơi mạng xã hội giàu lòng trắc ẩn.

May là vụ việc bị phanh phui sớm chứ nếu muộn chừng 2 ngày thì cả khối người bị lừa.

Một KOLs làm nguồn phát tán

Công an truy nguồn gốc

Thực ra đã là lừa đảo thì nhóm thực hiện ấy đã làm những điều bất minh rồi. Dù không bị động, người vẫn khó mà truy ra nguồn gốc những tên lừa đảo. Rất có thể những KOLs cũng nằm trong đường dây ấy, tuy nhiên họ đã xin lỗi và biện minh rằng, họ cũng là nạn nhân. Những facebooker ngàn likes mà bị lỗi sơ đẳng thì khó mà ai tin, tuy nhiên nếu không moi ra tận gốc ổ này thì công an không buộc tội được ai.

Ngày 8/8, Công an TP Hồ Chí Minh cho biết Phòng An ninh chính trị nội bộ Công an TP Hồ Chí Minh đang phối hợp với các phòng nghiệp vụ và Sở Y tế TP Hồ Chí Minh để vào cuộc xác minh thông tin một “bác sĩ” nhường máy thở của mẹ đẻ đang mắc bệnh COVID-19 để cứu sản phụ mang song thai, lan truyền và gây sự chú ý trên cộng đồng mạng.

Cũng trong sáng 8/8, TS.BS CKII Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy – Giám đốc điều hành Bệnh viện Hồi sức COVID-19 – cho hay thông tin nêu trên là giả và nhấn mạnh rằng không có bác sĩ nào tên Khoa và cũng không có sự việc mổ bắt con tại bệnh viện này (và Bệnh viện Chợ Rẫy cũng không có khoa Sản).

Ở Bệnh viện Hồi sức COVID-19 tại TP Thủ Đức qua rà soát cũng không có trường hợp nào như thông tin phản ánh, không có ai rút ống thở của mẹ để cứu sản phụ cả”, TS.BS CKII Nguyễn Tri Thức khẳng định. Cũng theo TS.BS CKII Nguyễn Tri Thức, đến nay Việt Nam chưa có luật cho bác sĩ hoặc người thân tự rút ống thở bệnh nhân. Nếu rút ống thở phải thông qua hội đồng chuyên môn quyết định nhưng điều này chưa có quy định ở Việt Nam.

Ngoài ra, một số thông tin trên mạng cho rằng “bác sĩ Trần Khoa” đang làm việc tại Bệnh viện quốc tế Hạnh Phúc, Bệnh viện Lê Văn Việt (TP Thủ Đức)… Tuy nhiên, đại diện các bệnh viện này đều khẳng định trong danh sách bác sĩ chính thức tại các bệnh viện này không có tên “bác sĩ Trần Khoa”…

Khi công an xác minh ra nhân vật bác sĩ Khoa không có thật thì móm lừa đảo cũng đóng hoàn toàn facebook và làm mất dấu. Lừa đảo bất thành họ tính đến đường rút êm mà công an không làm gì được.

Lại một KOLs nữa, cần điều tra tới cùng

Hương Nhung – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Nghe lời cao cả, sao chỉ thấy rùng mình

>>> Sài Gòn, im lặng hay cất tiếng?

>>> Xử lý khủng hoảng kiểu… Thủ tướng?

Lộ khối tài sản khổng lồ của những tay đánh golf cùng đám quan tham Bình Định


Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT


Kasse animation 7.8.2023