Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng đổ lỗi tại trời khiến dân phẫn nộ

Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=tKJVTfxFDmA

Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng bị dư luận chỉ trích nặng nề vì những phát ngôn theo kiểu đổ tại trời mưa, ông Dũng còn cho rằng các báo không khách quan khi đổ lỗi cho chính quyền.

Phó Thủ tướng Việt Nam Trịnh Đình Dũng hôm 30-10-2020 than phiền về việc báo chí đưa tin không khách quan về bão lụt lịch sử ở miền Trung trong phiên họp thường kỳ tháng 10 của Chính phủ.

Lũ cao thì do mưa lớn kéo dài, nắng lắm mưa nhiều – đó là qui luật của trời đất. Rồi lũ lịch sử, tất cả đều có tần suất.

Thế mà một số báo đưa thông tin không khách quan, như có bài báo viết‘Các thủy điện ở Nghệ An đồng loạt xả lũ, nhà dân ngập nước’. báo mạng Pháp Luật Online trích lời ông Dũng cho biết.

Ông Dũng biện minh cho hay, mưa thì nước lên, không có thủy điện thì nước càng lên mạnh, thủy điện cũng phải xả nước tràn để đảm bảo độ an toàn.

Còn đối với vấn đề sạt lở đất, Phó Thủ tướng cũng cho rằng đó là do mưa lâu ngày, đất chứa nhiều nước hay còn gọi là no nước làm cho tính kết dính rất kém.

Khi có thêm tác động sẽ gây ra sạt lở đất rất mạnh.

Đơn cử như ở Quảng Nam khi bão vào tác động mưa cục bộ thì sạt lở đất rất mạnh.

Khu vực đó rừng nhiều lắm chứ không phải không có rừng, các đồng chí xem ảnh kìa” – ông Dũng nói.

Ông Dũng cũng cho rằng, diện tích phủ rừng ở Việt Nam hiện nay là 40% so với 1998 là 25%, do đó một số mạng xã hội hay trên báo chí đổ lỗi cho chặt phá rừng dẫn đến sạt lở đất, đổ lỗi cho thủy điện làm sạt lở đất là không khách quan.

Thủy điện Rào Trăng 3, sạt lở đất không phải ở phía thủy điện. Thủy điện ở đó đang xây dựng chứ không phải thủy điện làm rồi. Còn rất nhiều khu vực khác sạt lở đất không có thủy điện” – ông Dũng tiếp tục giải thích. .

Phó Thủ tướng cũng đề nghị Bộ Kế hoạch Đầu tư phối hợp với Bộ Xây dựng xây dựng chương trình đầu tư công trung hạn xây dựng nhà chống bão và lũ ở miền Trung, ông cũng đề nghị các nhà khoa học, bộ ngành lên tiếng để tránh trường hợp chính phủ làm tốt nhưng bị chỉ trích là không làm gì cả.

Ảnh 1: PTT Trịnh Đình Dũng cùng đoàn cán bộ thị sát Hồ Kẻ Gỗ – Hà tĩnh

Mưa bão là kẻ thù đối mặt, còn sạt lở đất là kẻ thù không biết xuất hiện lúc nào, do đó ứng phó vô cùng khó khăn” ông Trịnh Đình Dũng nói thêm.

Tuy nhiên cô Nguyễn Thùy Dương từ Thủ Thiêm không chấp nhận cách giải thích của ông Phó thủ tướng này.

PHÓ THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ HÃY GIỮ TỰ TRỌNG!!!” Cô Thùy Dương viết trên Facebook cá nhân.

Với tư cách là một công dân nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, tôi yêu cầu ông Trịnh Đình Dũng- Phó Thủ Tướng Chính Phủ hãy giữ tự trọng cho bản thân ông, cũng như danh dự cho Nhân Dân cả nước. Bởi lẽ, một Phó Thủ Tướng nói dối hay ngu dốt là sự sỉ nhục đối với Quốc Thể.

Ông Dũng nói: “Sạt lở là kẻ thù giấu mặt”. Chỉ với một câu nói này, tôi đề nghị Quốc Hội và Chính Phủ cắt ngay chức vụ của ông Trịnh Đình Dũng. Phải nói chính xác là sạt lở gây hậu quả nghiêm trọng là thứ có thể thấy được, phòng tránh được.

Ở đây tôi không nói tới rừng, tôi nói với ông về nguyên tắc quản lý nhà nước, nguyên tắc phòng chống thiên tai. Sau 45 năm đất nước thống nhất, sau khi có sự giúp đỡ của người Mỹ về phòng chống thiên tai cho tới tận ngày hôm nay, Việt Nam vẫn chưa vẽ xong bản đồ sạt lở. Chuyện thật như đùa!

Hàng trăm ngàn tỷ bỏ ra cho công tác phòng chống thiên tai, vậy mà cho tới bây giờ chỉ có 10 đến 18 tỉnh có bản đồ sạt lở nhưng vẫn chưa hoàn thiện. Tức là nửa mùa không dùng được. Bất kì ai học xây dựng, học về đất, về quy hoạch đều biết một chuyện cực đơn giản là nếu không có bản đồ phòng chống thiên tai, dự báo thiên tai thì quy hoạch các công trình chống thiên tai chỉ là manh mún, chấp vá. Bao nhiêu năm nay, cái cơ bản là xây dựng cái bản đồ, hệ thống bản đồ cảnh báo. Tại sao không làm cái gốc mà cứ đè công trình ra sửa là sửa cái gì?

Ảnh 2: PTT Trịnh Đình Dũng phát biểu “sạt lở đất là kẻ thù dấu mặt” trong buổi họp chính phủ

Có hai khả năng cho lời phát biểu trên: Một là dốt, hai là nói dối. Ông Dũng đã từng Bộ Trưởng Bộ Xây Dựng, ông dốt hay ông nói dối? Hay ông xem thường dân, coi dân như bò nói gì nghe nấy không biết đúng sai?

Ông là một trong những lãnh đạo chủ chốt của Quốc Gia, ông phải giữ tự trọng cho bản thân và cho Nhân Dân. Tôi thật sự thất vọng và cảm thấy nhục nhã khi đất nước có một Phó Thủ Tướng như ông đó ông Dũng ạ!

Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm trong những kì họp Quốc Hội cuối của nhiệm kì đã dám nói thật việc bị hạn chế nội dung phát biểu. Bà ấy là phụ nữ, dù rằng xã hội luôn đòi hỏi nam nữ bình quyền nhưng rõ ràng từ thể chất lúc sinh ra. Phụ nữ luôn bị hạn chế nhiều mặt hơn nam giới. Ông là đàn ông, ông có thấy hổ thẹn khi thua một người phụ nữ không? Ông không giữ danh dự của một nguyên thủ thì chí ít ông phải giữ tự trọng của một trang nam nhi chứ?

Tại sao tới tận cùng, ông không thể nói thật? Ông không thể “xin lỗi Đồng Bào, đây là sự vô trách nhiệm của chúng tôi. Chúng tôi xin chịu trách nhiệm, xin Đồng bào hãy tha thứ. Chúng ta cùng nhau làm lại từ đầu”? Có thể ông sẽ bị chỉ trích, tuy nhiên nó sẽ mở ra một sự thay đổi tích cực. Còn bây giờ…… muộn rồi, đổ nát rồi ông Dũng ạ! Dối trá đến tận cùng hay ngu dốt đến tăm tối?

Ông không xứng, không xứng làm một quan chức, không xứng, không xứng cho bất kì một giọt nước, cái ghế, đôi giày mà Đất nước này đang cưu mang ông.

Ảnh 3: thực ra là vẫn có bản đồ cảnh báo sạt lở đất, và các nhà khoa học kêu rằng họ đã nói mà chẳng có ai thèm nghe, báo lao động đưa tin hôm 30-10

Bản đồ 18 tỉnh có cảnh báo sạt lở. Nói nó giấu mặt là giấu ở chỗ nào? Rõ ràng chuyện sạt lở có thể khống chế được nhưng lại không làm đến nơi đến chốn.” Cô Nguyễn Thùy Dương nêu quan điểm.

Về sự cố sạt lở tang thương ở xã Trà Leng, từ năm ngoái đã có bài báo cảnh báo việc hạ sát rừng cổ thụ Trà Leng, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam, như một sự chỉ mặt đặt tên rõ ràng nhưng quan chức Việt nam vẫn lờ đi như chưa từng nghe đến, vậy mà nay còn bao biện, không thể trách người dân phẫn nộ.

Bài đăng trên báo Phụ nữ ngày 25-4-2019 có tựa đề: HẠ SÁT TAN NÁT RỪNG CỔ THỤ Ở TRÀ LENG – QUẢNG NAM, nội dung như sau:

Theo nguồn tin báo của người dân địa phương, ngày 24/4/2019, PV đã trực tiếp tìm đến nơi để chứng kiến cảnh rừng tự nhiên bị tàn phá. Hai bên đường là những cọc gỗ được đóng cố định để tránh gỗ bị trượt xuống vực sâu khi tiến hành di chuyển.

Hàng chục cây cổ thụ bị lâm tặc đốn hạ để xẻ thành từng phách đưa về nơi tập kết. Dấu vết mới có, cũ có xung quanh một khoảng rừng rộng lớn. Tuy nhiên, lực lượng kiểm lâm cho biết không nắm được tình hình.

Dọc hai bên đường, những gốc cây lớn có tuổi hàng chục đến hàng trăm năm đã bị hạ sát với những dấu vết cũ và mới. Mất chừng 2 tiếng đồng hồ ngược núi, chúng tôi mới tìm đến nơi lâm tặc đang tiến hành khai thác gỗ.

Nơi đây như một công xưởng lớn giữa rừng với ngổn ngang những phách gỗ lớn đã được xẻ, chờ ngày chuyển đi. Quanh đó, hàng chục gốc cây cổ thụ lớn, có gốc 5-6 người ôm không xuể đã bị đốn hạ. Tiếng cưa lốc vẫn vang cả một góc rừng. Thoáng thấy bóng người, tiếng cưa chợt im bặt, những người này nhanh chóng lẩn vào rừng.

Ảnh 4: bài báo năm 2004 đăng hình Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khi ấy đang là Chủ tịch tỉnh Quảng nam với phát biểu rằng: Chủ tịch tỉnh từ chức nếu rừng đầu nguồn bị phá. Đến nay thì rừng bị phá quá nhiều và sạt lở đất nghiêm trọng gây chết nhiều người đã xảy ra khi ông Phúc đã lên chức Thủ tướng

Theo người dân địa phương, tình trạng khai thác gỗ đã diễn ra từ một khoảng thời gian rất dài.

Ban ngày thì tiến hành cưa, xẻ, đến đêm thì dùng trâu kéo gỗ ra nơi tập kết. Khi thì ven đường lộ vào trung tâm xã Trà Leng, lúc thì tập kết về phía dưới lòng sông rồi dùng ghe để di chuyển. Theo người dân, địa phận này thuộc thôn 3, xã Trà Leng (huyện Nam Trà My).

Bài báo hiện vẫn còn nguyên trên mạng với hình ảnh chụp rất nhiều, rõ ràng và cụ thể.

Một sự kiện khác chấn động hơn là việc xẻ núi Chín khúc để làm du lịch tâm linh và xây biệt thự trên núi để bán, tất cả đều hợp pháp đàng hoàng với sự đồng ý của chính quyền tỉnh Khánh Hòa.

Du lịch tâm linh là thứ các địa phương vịn vào để bật đèn cho đại gia bất động sản chiếm đoạt thiên nhiên, “om” Phật bán vé. Là thứ nhiều địa phương dựng lên để làm đẹp, một vẻ đẹp phù phiếm.

Du lịch tâm linh như Tam Chúc, chùa toàn những cây gỗ thân to tính theo người ôm, cột kèo toàn gỗ quý chắc nịch. Đại gia Xuân Trường thỉnh cả tượng vợ vào trong ấy thờ, dân đi vãn bái lạy bình thường.

Thật đau khổ cho một dân tộc không có đức tin, nhưng sẽ bi thương hơn cho một dân tộc mù quáng. Tôi thấy bi phẫn khi nghĩ về một dân tộc mất hai quần đảo vẫn phải câm nín. Thấy điếng lòng khi thiên tai trút xuống chiếc đòn gánh miền Trung.

Không tâm linh nào cứu rỗi được người phàm mê lạc. Khi nhân mạng đồng bào ta đổ xuống, mới hiểu trong mỗi thớ gỗ, mỗi phiến đá khối tâm linh kia là biết bao nhiêu linh hồn u uất.” nhà báo Nguyễn Tiến Tường bình luận

Ảnh 5: Rừng cổ thụ bị đốn hạn với xưởng cưa thi công đêm ngày ở Trà Leng đã cảnh báo từ hơn một năm trước. Ảnh do PV báo Phụ nữ chụp tại hiện trường

Hình ảnh HỐ CHÔN TẬP THỂ giữa thời bình ở xã Trà Vân, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng nam sau vụ sạt lở khiến nhiều người không cầm được nước mắt.

Bài viết “QUAN TÀI TẬP THỂ LÀ ĐỂ CHO DÂN?” của nhà báo Trương Châu Hữu Danh đã cung cấp thêm nhiều thông tin về vụ tàn phá núi rừng công khai này.

Núi Chín Khúc có chiều cao khoảng 500 m so với mực nước biển. Từ đỉnh núi có tầm nhìn trọn vẹn đường bờ biển và vịnh Nha Trang. Từ chân núi cũng có thể dễ dàng kết nối với trung tâm thành phố qua đại lộ Võ Nguyên Giáp và đường Phong Châu.

Với vị trí thuận lợi này, Công ty TNHH sản xuất và xây dựng Khánh Hòa (Công ty Khánh Hòa) đã xin UBND tỉnh Khánh Hòa cấp đất để làm dự án khu biệt thự sinh thái rộng khoảng 200 ha.

Sau đó, Công ty Khánh Hòa lại xin thêm gần 380 ha đất nữa để làm một dự án tâm linh trên đỉnh núi Chín Khúc, qua đó nâng tổng diện tích dự án lên 513 ha.

Sau khi được chấp thuận về chủ trương, doanh nghiệp này tiến hành đào đắp, xẻ núi làm đường, khiến núi Chín Khúc bị “cạo trọc” nham nhở trên đỉnh, phục vụ dự án Cửu Long Sơn Tự, gồm quần thể chùa, gian hàng trưng bày vật phẩm…

Theo Zing.vn, đây được coi là một trong những dự án tâm linh lớn nhất Việt Nam, chỉ kém hơn một chút quần thể chùa Bái Đính (Ninh Bình) rộng 700 ha.

Công ty Khánh Hòa cho biết sẽ cho dựng một tượng phật cao 153 m trên đỉnh núi Chín Khúc. Hiện tại, phần đỉnh núi này đã được san bằng gần như toàn bộ, gần như không còn cây cối mọc như trước kia. Công ty thừa nhận dự án Cửu Long Sơn Tự trên đỉnh núi Chín Khúc chưa có đánh giá tác động môi trường.

Theo lãnh đạo UBND phường Vĩnh Nguyên, TP. Nha Trang, dự án này đã được UBND tỉnh Khánh Hòa cấp phép từ hơn 10 năm trước, từng nổ mìn phá đá.

Hiện nay, dự án vẫn ngổn ngang các hạng mục thi công, các công trình, tòa nhà, hồ bơi trên vách núi, phía dưới là đường giao thông, các khu dân cư hiện hữu…

Nhưng tới nay, cả chính quyền vẫn để mặc các điện đài, biệt thự tráng lệ, đắt tiền chễm chệ trên đỉnh núi?

Họ không thấy “đổ lệ”, có phải vì quan tài tập thể là để cho dân?” Nhà báo Trương Châu Hữu Danh nêu quan điểm.

Ảnh 6: một cô gái ở xã Trà Vân, huyện Nam Trà My khóc đau đớn vì mất người thân và hố chôn người tập thể giữa thời bình gây ám ảnh

Thu Thủy – Thoibao.de (tổng hợp)

>>> Vào Đảng để ăn cắp – Mác Lê dùng bịp dân

>>> Thủy Tiên ngừng trao tiền – Nhà quan hết cửa nhận

>>> Thủy Tiên phát tiền – Đảng vào “trấn” lại

Từ thiện và phẩm giá người vùng lụt

Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT


Kasse animation 7.8.2023