Nguyễn Xuân Phúc “hy vọng” – Đầu tư chưa “đổ vào”

Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=zQJRrv536JU

Học giả Trung Quốc nói Hà Nội chưa thể thay thế được Bắc Kinh kể cả khi thông qua EVFTA.

Bài đăng trên Hoàn cầu Thời báo ngày 11/06 đặt câu hỏi liệu Trung Quốc sẽ ‘chịu thiệt’ sau thỏa thuận mậu dịch tự do giữa EU và Việt Nam hay không.

Tác giả Hứa Lợi Bình, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, mở đầu bài viết bàn về việc truyền thông quốc tế đưa tin rằng đại dịch COVID-19 đang tạo điều kiện cho xu hướng đầu tư nước ngoài rời khỏi Trung Quốc.

Việt Nam, như truyền thông đưa tin, dường như đang đảm nhận vai trò thay Trung Quốc và EU cũng có thể nắm lấy cơ hội để giảm sự phụ thuộc vào nền kinh tế Trung Quốc“.

Giáo sư Hứa mô tả thực trạng rùm beng về hai kịch bản “qua mặt” [VN thay thế TQ] và “xa rời” [EU bớt phụ thuộc TQ] trong những năm gần đây chỉ là ý nghĩ viển vông.

Việt Nam trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong số các thành viên ASEAN vào năm 2019. Việt Nam đang ở giai đoạn công nghiệp hóa khác với Trung Quốc và Việt Nam cần phải dựa vào thị trường Trung Quốc do chuỗi cung ứng và công nghiệp bị thiếu hụt.

“Việt Nam đạt mức xuất khẩu 260 tỉ đô la trong 2019 trong khi Trung Quốc có mức xuất khẩu 2,5 nghìn tỷ đô la cùng năm, khiến người ta khó tưởng tượng Việt Nam lĩnh hội vai trò của Trung Quốc,” Giáo sư Hứa viết.

Tác giả ghi nhận về tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam sang EU khi có EVFTA nhưng lưu ý rằng xuất khẩu của Việt Nam vẫn có thể phải đối mặt với các rào cản phi thuế quan như quy tắc xuất xứ và nguyên tắc phát triển bền vững.

Đó là những hạn chế mà Việt Nam không thể giải quyết về ngắn hạn để đáp ứng yêu cầu của EU,” Giáo sư Hứa viết.

Vào ngày 08/6/2020 Quốc hội Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 9 đã biểu quyết thông qua với đa số tuyệt đối cho cả hai hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) và hiệp định Bảo hộ Đầu tư (EVIPA).

Theo Giáo sư Hứa, chính Khu vực Mậu dịch Tự do Trung Quốc – ASEAN đã đóng góp rất lớn cho Việt Nam và đà tăng trưởng mạnh mẽ của thương mại Trung Quốc – ASEAN (tăng gấp 10 lần từ 54,8 tỷ đô la năm 2002 lên 587,9 tỷ đô la trong năm 2018), dẫn đến thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam đã đạt mức cao kỷ lục.

Trong khi Giáo sư Hứa thừa nhận theo đuổi đa phương hóa và đa dạng hóa thương mại nước ngoài luôn là mục tiêu của Việt Nam đối với hợp tác nước ngoài thì ông mô tả việc “tiếp quản” vai trò của Trung Quốc “không phải là điều mà Việt Nam muốn cũng như là việc không thể thực hiện được“.

Ảnh: Lễ ký kết Hiệp định EVFTA giữa đại diện EU và Chính phủ VN tại Hà nội ngày 19-6-2019 sau 9 năm đàm phán. Việt Nam được cho là đi ‘tiên phong’ thêm một bước và có lợi thế ở khu vực khi ký kết và có các hiệp định thế hệ mới EVFTA và EVIPA được thông qua tại EU

Bàn về kịch bản EU “xa rời” Trung Quốc, tác giả nói đây là quan niệm “không có cơ sở“.

Ngày càng có nhiều quốc gia châu Âu tham gia vào các dự án của Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) do Trung Quốc đề xuất, với một số nước đã ký bản ghi nhớ với Trung Quốc về việc cùng nhau thúc đẩy BRI.

“Ngoài ra, các chuyến tàu chở hàng Trung Quốc-Châu Âu đã tăng tần suất và khối lượng hàng hóa trong bối cảnh đại dịch. Bên cạnh hàng hóa có thể ổn định chuỗi cung ứng toàn cầu, các đoàn tàu cũng đã chuyển các vật liệu phòng chống đại dịch quan trọng đến châu Âu.

“Thay vì xa rời, Trung Quốc và EU sẽ phát triển thành một liên minh chặt chẽ hơn với các lợi ích chung,” tác giả Hứa Lợi Bình nhận định.

EVFTA-EVIPA giúp Việt Nam giảm lệ thuộc Trung Quốc thế nào?

Trung Quốc là thị trường quan trọng với Việt Nam, nhưng để tránh rủi ro do độ phụ thuộc cao vào một thị trường, hai hiệp định với ký với Liên minh châu Âu sẽ là hữu ích với Việt Nam, theo chuyên gia kinh tế và tài chính quốc tế Đinh Trọng Thịnh, từ Bộ Tài chính Việt Nam.

Hai hiệp định thương mại tự do (EVFTA) và bảo hộ đầu tư (EVIPA) ngoài việc giúp nâng cao năng lực của nền kinh tế và doanh nghiệp Việt Nam, còn giúp Việt Nam đa dạng hóa tốt hơn thị trường, khách hàng, sản xuất, chế biến, xuất nhập, khẩu, trong đó giúp quốc gia Đông Nam Á với trên 97 triệu dân tránh rủi ro kỹ thuật khi phụ thuộc sâu vào một thị trường nào đó như trước khi có các hiệp định này.

Trong phần hai cuộc trao đổi với BBC News Tiếng Việt hôm 09/6/2020 từ Hà Nội, chuyên gia kinh tế và tài chính quốc tế PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh từ Bộ Tài chính Việt Nam nhận định về khía cạnh này, đặc biệt nhấn mạnh tới thị trường ở một quốc gia láng giềng là Trung Quốc và những lý do vì sao có sự phụ thuộc giao thương lâu nay của Việt Nam vào thị trường và đối tác đó.

Ảnh: Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đón chính thức Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Cái này là cái mà Việt Nam đã nói đến và cũng đã nói nhiều, Việt Nam mong muốn đa dạng hóa thị trường, nhập khẩu, đầu vào từ lâu rồi.

Tuy nhiên, chúng ta cũng thấy việc này không thể là một sớm, một chiều, bởi vì các doanh nghiệp Việt Nam trước đây rất thuận tiện với thị trường Trung Quốc ‘núi liền núi, sông liền sông’, thứ hai nó rất đa dạng, phong phú và nó cũng phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng, khi sản xuất ra những sản phẩm mà ở tầm bình dân và trung bình của xã hội.

“Thứ ba nữa là thực sự dù sao đi nữa thì thị hiếu của hai bên cũng tương đối giống nhau, do đó cho nên khi phía các doanh nhân Việt Nam yêu cầu về phẩm cấp, nguyên vật liệu hay là hàng hóa, thì phía Trung Quốc sẵn sàng hợp tác ngay, họ cũng có từ A đến Z, tức là từ phẩm cấp thấp nhất đến phẩm cấp cao hơn họ đều có cả.

“Và vì thế các doanh nhân Việt Nam cũng có sự quen thuộc trong giao thương với Trung Quốc và chúng tôi cũng nói rằng thực sự sự giao thương lớn với bất kỳ một quốc gia nào thì nó cũng dễ dẫn đến sự phụ thuộc về kinh tế.”

Tới đây, PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh, Trưởng Bộ môn Tài chính Quốc tế, Học viện Tài chính Việt Nam bình luận và phân tích thêm về tính rủi ro nếu một nền kinh tế có sự phụ thuộc quá lớn vào một nền kinh tế, thị trường khác và vấn đề này sẽ được cân bằng hơn ra sao với hai hiệp định với EU.

Rõ ràng người ta chỉ có khủng hoảng thôi, hoặc là người ta bóp nghẹt bằng một văn bản, một cái chính sách nào đó, thì lập tức là nền kinh tế của anh chao đảo.

“Và vì thế cho nên việc đa dạng hóa nhập khẩu trong các hiệp định EVFTA và EVIPA rất quan trọng. Thứ nhất, các nhà đầu tư của Liên minh châu Âu có thể đến đầu tư ở Việt Nam nhiều hơn do điều kiện rất thuận lợi cho họ và họ được đối xử một cách rất rộng rãi như là nhà đầu tư trong nước, cho nên họ sẽ đầu tư nhiều hơn.

Ảnh: hàng hóa xuất nhập khẩu qua cảng Cát lái TpHCM

Từ đó công nghệ của EU, công nghệ hiện đại của thế giới sẽ đi vào Việt Nam và các nhà đầu tư Việt Nam sẽ có được hiểu biết và nhận thức về công nghệ tốt hơn và nguồn tìm kiếm về công nghệ cũng dễ hơn, mặc dù nó sẽ đắt hơn và nó sản xuất ra sản phẩm đạt phẩm cấp cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế, những loại mà có thể xuất khẩu được khắp thế giới, thì điều này là điều này là điều cũng tốt.

Và như vậy doanh nghiệp Việt Nam có thể thay thế được những công nghệ cũ mà trước đây họ nhập từ phía Trung Quốc để sản xuất những mặt hàng gọi là bình dân.”

‘Nâng tầm phẩm cấp, thoát khỏi hàng bình dân’

Một lợi ích nữa mà hai hiệp định Thương mại Tự do và Bảo hộ Đầu tư mà Việt Nam có với Liên minh châu Âu đem lại, theo Phó Giáo sư Đinh Trọng Thịnh đó là việc các doanh nghiệp Việt Nam từ nay có thể nâng tầm được đẳng cấp, chất lượng hàng hóa của mình để từ làm hàng ‘bình dân’, có thể vươn ra hàng bán với chất lượng tiêu chuẩn quốc tế.

Điều thứ hai là nguyên, vật liệu đầu vào, thì trong hiệp định mới, yêu cầu các sản phẩm hàng hóa chỉ được hưởng lợi thế về thuế cũng như về định lượng khi mà hàng hóa đó đạt xuất xứ Việt Nam, có nguyên vật liệu phụ kiện, có xuất xứ của các nước thuộc EVFTA, và rõ ràng như vậy nó buộc các doanh nghiệp Việt Nam muốn có được ưu đãi thì phải tìm được những nguồn nguyên, nhiên, vật liệu, phụ kiện trong nước, hoặc là mua phụ kiện, nguyên, vật liệu từ các nước trong Liên minh châu Âu.

Và đây là điều làm cho đầu vào thay đổi một cách đáng kể. Nó cũng giống như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP, đó là buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải có nguyên, nhiên, vật liệu đáp ứng đủ tiêu chuẩn phẩm cấp của các nước trong CPTPP. Trong CPTPP, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã tìm kiếm nguồn vốn cũng như thiết bị, yếu tố đầu vào từ các nước trong khu vực hiệp định này rồi.

Thì nay lại tiếp tục với EVFTA, nó buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải làm điều này, thì rõ ràng đây là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam xuất được những hàng hóa đạt phẩm cấp quốc tế và nó cũng làm cho các doanh nghiệp Việt Nam đạt được những yêu cầu tốt nhất.

“Tóm lại, nó sẽ là cơ hội tốt để Việt Nam vươn lên khỏi việc sản xuất hàng bình dân và với công nghệ với tầm mức thấp, để mà bứt phá, vươn lên công nghệ cao, năng suất tốt và tạo ra những hàng hóa đạt phẩm cấp quốc tế, đồng thời giảm và tránh được những rủi ro khi phải phụ thuộc kinh tế vào một thị trường hay nền kinh tế nào đó.

“Đây là chính là điều chúng ta mong muốn và nền kinh tế Việt Nam phải vươn lên qua chuyện này, như thế hiệp định này đáp ứng được những định hướng phát triển tích cực, bền vững và tốt đẹp cho Việt Nam và nền kinh tế quốc dân.”

Với dân số hơn 500 triệu người, với GDP khoảng 15.000 tỷ đôla, chiếm 22% GDP toàn cầu, Liên Hiệp Châu Âu (EU) là thị trường nhập khẩu lớn thứ hai thế giới và hiện là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam (sau Mỹ). Một khi EVFTA có hiệu lực, hơn 99% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu sau một lộ trình ngắn.

Trong báo cáo được công bố ngày 19/05, Ngân hàng Thế giới ước tính chỉ riêng việc tận dụng các ưu đãi thuế quan trong khuôn khổ hiệp định EVFTA sẽ có thể giúp GDP của Việt Nam tăng 2,4% và xuất khẩu tăng 12% vào năm 2030, đồng thời thêm 100.000 – 800.000 người thoát nghèo vào năm 2030.

Dịch Covid-19 tuy có gây khó khăn ban đầu, nhưng về lâu dài cũng là cơ hội tốt, bởi vì hiện nay thế giới đều thấy rằng các nước phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc, cho nên phải điều chỉnh lại hướng sản xuất và điều này là sẽ có lợi cho những nước như Việt Nam.

Phạm Chi Lan chia sẻ về Covid-19 sẽ là cơ hội để Việt nam có thể thoát ra khỏi sự lệ thuộc kinh tế vào Trung quốc :

Tôi nhấn mạnh lại là việc thông qua EVFTA không chỉ có lợi cho những nước như Việt Nam, mà có lợi cho chính các nước Liên Hiệp Châu Âu, hoặc Hoa Kỳ hay Nhật Bản, khi họ điều chỉnh lại, bởi vì sự lệ thuộc quá nhiều vào một nước nào đều không tốt. Bài học này thì rất cay đắng đối với Việt Nam rồi, kể cả các sản phẩm tiêu dùng trong nội địa. Nhiều khi hàng rẻ của Trung Quốc làm cho các doanh nghiệp Việt Nam không còn cơ hội phát triển được nữa.

Đối với Liên Hiệp Châu Âu cũng tương tự như vậy. Hiện nay, các nước trong khối này cũng cần cấu trúc lại kinh tế của mình, cần tạo công ăn việc làm mới cho người dân. Ai cũng thấy rõ là một xã hội không thể chỉ có những người giàu, không thể chỉ có những doanh nghiệp thật lớn, mà rất cần những doanh nghiệp vừa và nhỏ, những người tạo công ăn việc làm cho xã hội. Bớt sự lệ thuộc vào Trung Quốc đi thì sẽ tăng thêm cơ hội cho người bản xứ. Như sự cay đắng ở Ý chẳng hạn, khi để cho ngành may mặc rơi vào tay Trung Quốc quá nhiều, thì những thương hiệu của Ý bán với giá Ý, nhưng tất cả những lợi ích đều rơi vào tay người Trung Quốc.

Tôi tin là hiệp định này sẽ mang lại những cơ hội mới cho cả Việt Nam lẫn Liên Hiệp Châu Âu để cùng nhau nâng sự phát triển lên một thời kỳ mới. Điều này chắc chắn mang lại lợi ích rất lớn cho Việt Nam, khi Việt Nam đang rất muốn chuyển giai đoạn phát triển của mình, thoát ra khỏi tình trạng gia công như lâu nay, kể cả đối với đầu tư nước ngoài chủ yếu cũng là gia công, dựa trên lao động giá rẻ, công nghệ thấp, giá trị gia tăng thấp.

Việt Nam đang rất muốn vượt lên trong chuỗi giá trị, sử dụng lao động có chất lượng cao hơn, kỹ năng cao hơn, mang lại giá trị cao hơn cho nền kinh tế. Mặt khác, Việt Nam cũng đang rất muốn thoát khỏi sự lệ thuộc Trung Quốc, bởi vì ngoài những nhân tố như các nước khác, bị đứt gãy về chuỗi cung ứng, Việt Nam còn đang bị những thách thức rất lớn về an ninh quốc phòng, với những hành động gây hấn ngày càng tăng của Trung Quốc ở Biển Đông. Trong tình hình đó, Việt Nam muốn thoát khỏi sự lệ thuộc vào Trung Quốc càng nhanh càng tốt. Nhưng muốn thoát khỏi sự lệ thuộc vào Trung Quốc, thì rất cần những đối tác lớn mạnh của Việt Nam như Liên Hiệp Châu Âu, hoặc Hoa Kỳ, hoặc Nhật Bản tham gia nhiều hơn nữa.

Hoàng Trung từ Hà nội – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> 90 năm tuổi – Đảng vẫn loay hoay, bế tắc

>>> Cao tốc Bắc Nam: Miếng mồi ngon – tranh nhau cắn xé

>>> Kinh tế thị trường dành cho Đảng – định hướng XHCN nhường cho dân

90 năm tuổi – Đảng vẫn loay hoay, bế tắc

Kasse animation 7.8.2023