Việt Nam đóng cửa – “Ai cứu dân?”

Sáng 08/3/202, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus Corona (COVID-19) đã họp dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo.

Ban Chỉ đạo quốc gia của Việt Nam về phòng chống dịch virus corona chủng mới, do Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đứng đầu, hôm 8/3 yêu cầu mọi người Việt thực hiện khai báo sức khoẻ từ sáng 10/3.

Chỉ thị trên được đưa ra trong bối cảnh số ca nhiễm đột ngột tăng trở lại ở Việt Nam, lên đến 34 người, theo thông tin mới nhất từ Bộ Y tế cập nhật đến 18h00 ngày 10/3/2020 và con số này sẽ tăng từng giờ.
Trong số những người mới mắc phải Covid-19, có tới 12 người là hành khách đi cùng chuyến bay với người nhiễm thứ 17, một cô gái đi về Hà Nội từ châu Âu hôm 2/3 và bị phát hiện dương tính với virus hôm 6/3 và 2 người người tiếp xúc gần với bệnh nhân bệnh nhân 17 khi người này trở lại Việt Nam. Hàng trăm người đã tiếp xúc với các ca nói trên hiện đang bị cách ly hoặc theo dõi sức khỏe.
Trước đó, trong nhiều tuần, Việt Nam không có bất cứ ca nhiễm nào sau khi 16 người đầu tiên mắc phải virus corona chủng mới đều được điều trị khỏi bệnh.
Theo ông Đam, hiện Việt Nam đã thực hiện khai báo y tế bắt buộc với mọi người nhập cảnh vào Việt Nam, tuy nhiên như vậy cũng chưa đủ mà cần triển khai khai báo y tế với mọi người Việt Nam. Đây không chỉ là trách nhiệm chống dịch theo quy định mà còn là hành động cụ thể để mọi người Việt Nam chung sức, đồng lòng, toàn dân chống dịch. Các thông tin khai báo phải được quản lý chặt chẽ, chỉ phục vụ chống dịch, không sử dụng vào mục đích khác.
Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, các nhà mạng, các đơn vị công nghệ thông tin khẩn trương hoàn thiện phương án tổ chức, các công cụ công nghệ để chậm nhất là từ sáng 10/3/2020 thực hiện khai báo sức khoẻ toàn dân trên toàn quốc.

Ảnh : Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus Corona (COVID-19) trong cuộc họp ngày 8/3

Cuộc họp vào ngày 8/3 vừa qua của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus Corona (COVID-19) cũng kiến nghị những quy định mới về nhập cảnh.

Ban Chỉ đạo đã thảo luận và thống nhất kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ tạm dừng miễn thị thực đơn phương với các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) và Anh.
Ngoài ra, Ban Chỉ đạo cũng đề nghị tạm dừng hoặc từ chối cấp thị thực cho người đến từ những nước khác có trên 500 ca nhiễm, hoặc có trên 50 ca nhiễm tăng trong một ngày.
Đồng thời, Ban Chỉ đạo cũng kiến nghị từ chối cấp thị thực cho người nước ngoài vào Việt Nam nếu có các triệu chứng, yếu tố dịch tễ theo quy định.
Phó Thủ tướng đề nghị phải tăng cường các biện pháp ngăn chặn, khuyến cáo người Việt Nam hạn chế tối đa người Việt Nam đi ra nước ngoài hoặc qua nước đã có người nhiễm COVID-19, chỉ đi khi thực sự cần thiết, và phải được trang bị đầy đủ kiến thức để đảm bảo trước lúc đi, khi ở nước ngoài, sau khi về Việt Nam phải được đảm bảo an toàn.

Trưa 10-3, Bộ Y tế xác nhận N.T.T. – nữ bệnh nhân 24 tuổi, từ Anh về Việt Nam trên máy bay thuê riêng – dương tính corona, hiện đang điều trị tại TP.HCM. Đây là bệnh nhân thứ 32 của Việt Nam cho đến nay.

Sáng nay 9-3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ để nghe Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 báo cáo tình hình và các biện pháp chống dịch. Các kiến nghị của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch đều được nhận được sự đồng ý của Thủ tướng.

Thủ tướng đồng ý việc hạn chế họp hành, tụ tập đông người, không tổ chức các cuộc họp không cần thiết, tăng cường sử dụng công nghệ thông tin, áp dụng mạnh mẽ công nghệ trong họp, chỉ đạo điều hành, học tập, khai báo điện tử, dạy qua truyền hình…

Theo Thủ tướng, Việt Nam hội nhập quốc tế sâu rộng, đi lại nhiều, vì thế nguồn lây nhiễm đa dạng, do đó cần có biện pháp quyết liệt, mạnh mẽ, đồng bộ, kịp thời để ngăn chặn có hiệu quả nguồn lây cũng như xử lý nghiêm trường hợp giấu bệnh.
Thủ tướng đồng ý việc tạm dừng đơn phương miễn thị thực đối với 8 nước châu Âu gồm Đan Mạch, Na Uy, Phần Lan, Thụy Điển, Anh, Đức, Pháp, Tây Ban Nha; đồng ý với kiến nghị của Ban chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tạm thời không cử cán bộ đi học tập, công tác nước ngoài, trừ trường hợp đặc biệt được sự cho phép của Thủ tướng Chính phủ.
Thủ tướng lưu ý rằng để chống dịch thành công và bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân, “có thể hy sinh một số lợi ích kinh tế”.

(Ảnh : Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ để nghe Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 báo cáo tình hình và các biện pháp chống dịch vào sáng 9/3)

Những quy định mới về việc khai báo y tế toàn dân đang được triển khai nhanh chóng trên diện rộng và nhận được những ý kiến khác nhau của công luận.

Khai báo y tế toàn dân có thể được thực hiện thông qua ứng dụng NCOVI và Vietnam Health Declaration. NCOVI chưa chính thức có mặt trên các chợ ứng dụng , trong khi Vietnam Health Declaration đã có thể tải về cho hệ điều hành Android.
Chức năng “Khai y tế nhập cảnh” của ứng dụng NCOVI áp dụng với những người đi từ vùng dịch, đã tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh, qua đó giúp nhóm đối tượng này nhận được hỗ trợ kịp thời từ cơ quan y tế.
Trong khi đó, chức năng “Khai y tế toàn dân” cho phép người dân đăng ký thông tin sức khỏe bản thân và người thân trong gia đình với cơ quan y tế. Người dân sẽ khai báo thông tin cá nhân của bản thân và gia đình, bao gồm họ tên, số giấy tờ tùy thân, mã BHXH, quốc tịch, giới tính, thông tin liên hệ.
Sau khi khai báo, người dùng sẽ tự đánh giá tình trạng sức khỏe, điền vào mẫu khảo sát và gửi vào thông tin khai báo để hoàn tất.
Những thông tin này sẽ được bảo mật và quản lý chặt chẽ, chỉ được sử dụng vào mục đích hỗ trợ cộng đồng. Dựa trên dữ liệu ứng dụng này gửi về, hệ thống y tế sẽ biết được các trường hợp cần chú ý để hỗ trợ nhanh và hiệu quả nhất có thể.
Đối với quy định về khai báo sức khỏe toàn dân, bác sĩ, tiến sĩ Trần Tuấn, một chuyên gia độc lập thường lên tiếng phản biện về lĩnh vực y tế, đưa ra nhận định với VOA rằng việc khai báo sức khỏe bắt buộc sắp diễn ra sẽ có sai số rất nhiều:
Tiến trình thu thập thông tin, kiểm soát sai số của thông tin là cực kỳ khó, nên sẽ dẫn đến kết quả mà sẽ rất khó để rút ra những khuyến cáo cho đúng với thực tế”.

Trước tình hình mới, việc “bế quan tỏa cảng” hay “sống chung với lũ” đã trở thành một tiêu điểm tranh luận hiện nay tại Việt Nam.

Nhiều người dân Việt Nam bày tỏ trên mạng xã hội sự ủng hộ của họ dành cho các biện pháp siết chặt của chính quyền để chống dịch, thậm chí chia sẻ các thông điệp có nội dung như “Hãy đứng yên khi tổ quốc cần”, với hàm ý người dân cần tránh đi lại, giao thương, tụ tập đông người…
Trong khi đó, một số chuyên gia, nhà trí thức cho rằng cách chống dịch virus corona đang lan rộng bằng biện pháp phong tỏa hay bế quan tỏa cảng sẽ gây thiệt hại lớn về nhiều mặt. Vì vậy, Việt Nam nên “sống chung với lũ”.
Tiến sĩ Vũ Tú Thành thuộc Hội đồng Kinh tế Hoa Kỳ-ASEAN hôm 8/3 đăng một bài viết dài trên trang cá nhân, đề xuất về một chiến lược mới cho việc Việt Nam đối phó với dịch, được hàng trăm người ủng hộ, chia sẻ.
Vị tiến sĩ từng học tập, nghiên cứu ở Mỹ nhận định rằng các biện pháp ngăn chặn dịch xâm nhập và ngăn dịch lây lan tỏ ra hiệu quả trong giai đoạn 1, khi nguy cơ chủ yếu đến từ Trung Quốc, giờ đây không còn phù hợp.
Chỉ ra rằng ở giai đoạn 2 hiện nay tình hình đã chuyển biến “xấu hơn hẳn” với thực tế là dịch bệnh đang lan rộng ra toàn cầu, tiến sĩ Thành cảnh báo rằng “bế quan tỏa cảng” sẽ khiến nền kinh tế vận hành hoàn toàn dựa vào những gì tích trữ được hoặc có thể tự túc, nhưng nguyên liệu, nguồn lực sẽ “sớm cạn kiệt”, buộc toàn xã hội phải vận hành ở mức “tiêu thụ tối thiểu chỉ để duy trì sự tồn tại”.

Bất kì một biện pháp cực đoan nào cũng không thể mang lại hiệu quả tuyệt đối trong giai đoạn này mà cần có sự phối hợp hài hòa giữa các biện pháp.

Giải pháp tiến sĩ Thành đưa ra là chỉ nên “cách ly bảo vệ nhóm rủi ro cao nhất bao gồm người già, người có bệnh nền hoặc cả 2” và “cách ly ngăn chặn chỉ áp dụng với các trường hợp nhiễm”.
Đồng thời, theo ông Thành, “không áp dụng bế quan tỏa cảng”, mà chỉ cần “duy trì khai báo và sàng lọc y tế bắt buộc tại cửa khẩu”.
Đề xuất của tiến sĩ Thành được nhiều người thuộc giới trí thức ủng hộ, gọi đó là giải pháp “sống chung với lũ”.

Trong khi toàn dân nâng cao ý thức phòng dịch thì vừa qua, vụ bệnh nhân số 17 tai tiếng đã vén bức mành cuộc sống xa xỉ của tầng lớp đảng viên « tinh hoa » tại Việt Nam : đi máy bay hạng thượng gia, ở Việt Nam : đi máy bay hạng thượng gia, ở khách sạn 5 sao, tổ chức tiệc tùng sa đọa… Tiến sĩ toán học Nguyễn Ngọc Chu đã gọi công tác nước ngoài là một hình thức tham nhũng hưởng thụ của các quan chức cộng sản tại Việt Nam.

Hoàng Trung từ Hà nội – Thoibao.de (Tổng hợp)

Kasse animation 7.8.2023